TOP 20 Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng 2025 SIÊU HAY

11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng

Đề bài: Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng - mẫu 1

Nguyễn Minh Châu, một tác giả nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm với những tác phẩm mang đậm tinh thần nhân văn và trữ tình. Các tác phẩm của ông không chỉ là bức tranh chân thực về cuộc sống mà còn là một lời ca ngợi về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã khám phá và truyền đạt triết lý, tư tưởng sâu sắc, nhấn mạnh vào giá trị nhân văn. Đặc biệt, những năm 80 của thế kỷ trước, thời kỳ mà đất nước chúng ta chứng kiến những biến động lớn, cuộc sống cá nhân và xã hội đều thay đổi, Nguyễn Minh Châu đã sáng tác ra những tác phẩm xuất sắc như 'Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành', 'Bến quê', 'Chiếc thuyền ngoài xa', và đặc biệt là 'Mảnh trăng cuối rừng' - một tác phẩm ấn tượng về đề tài chiến tranh và tình yêu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc, và tuyến đường Trường Sơn đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và sự hy sinh của người lính và những người thanh niên xung phong. Cùng với những tác phẩm văn học như 'Bài thơ về tiểu đội xe không kính', 'Trường Sơn Đông', 'Trường Sơn Tây', 'Mảnh trăng cuối rừng' của Nguyễn Minh Châu cũng là một phần không thể thiếu trong dòng văn học thời kỳ kháng chiến. Tác phẩm kể về một câu chuyện tình yêu đầy xúc động, với bối cảnh là chiến trường đầy bom đạn, nhưng tình yêu của nhân vật vẫn bền vững và diệu kỳ, chứng tỏ lòng trung thành và niềm tin của con người giữa những khó khăn.

Câu chuyện mở đầu bằng cảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đêm tối, kể về những chuyện đời của họ. Một chàng trai từ bóng tối lặng lẽ chia sẻ về mối tình của mình với một cô gái tên Nguyệt, từ những kí ức khó quên đến niềm tin chân thành của cô dành cho Lãm. Tuyến đường Trường Sơn không chỉ là con đường nối liền hai miền Bắc và Nam mà còn là điểm gặp gỡ của nhiều anh lính lái xe, cô gái thanh niên xung phong, và các công nhân giao thông. Trong cơn khó khăn và nguy hiểm, tình yêu của họ vẫn tồn tại mạnh mẽ, cho dù Lãm không dám hy vọng nhiều vào tương lai của mình. Sự xuất hiện của một cô gái trong đêm tối đã làm thay đổi cuộc sống của Lãm và mở ra những câu hỏi mới về tình yêu và niềm tin. Tâm trạng lẫn tình cảm của Lãm và Nguyệt được thể hiện một cách tinh tế và cuốn hút, khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và đầy ý nghĩa.

Nhân vật Nguyệt trong câu chuyện được mô tả là một cô gái với vẻ đẹp tinh tế và duyên dáng, không chỉ trong ngoại hình mà còn trong tâm hồn. Ánh nhìn của Lãm khi nhìn vào Nguyệt đầy ấn tượng, từ đôi gót chân hồng hồng đến mái tóc dài và áo xanh chít hông vừa khít. Sự thông minh và duyên dáng của Nguyệt hiện lên qua từng hành động, từ việc chỉ đường cho Lãm đến sự nhiệt tình giúp đỡ anh vượt qua những khó khăn trên đường. Đằng sau vẻ đẹp của Nguyệt là một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự tự tin không kém phần nồng nhiệt, đóng góp vào việc hình thành một nhân vật đặc biệt trong câu chuyện.

Mặt khác, mối quan hệ giữa Lãm và Nguyệt không chỉ dừng lại ở việc chỉ đường và giúp đỡ, mà còn phản ánh sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Dù không phải đồng đội, nhưng từ một cuộc gặp gỡ tình cờ, họ đã trở thành những người hợp tác và ủng hộ lẫn nhau. Sự nhiệt thành và lòng biết ơn của Nguyệt hiện rõ khi cô không ngần ngại giúp đỡ Lãm vượt qua những khó khăn trên đường, thể hiện sự tận tâm và lòng nhân ái đáng khen ngợi.

Trong cuộc gặp gỡ đầy mạo hiểm trên tuyến đường Trường Sơn, Nguyệt không chỉ là một cô gái xinh đẹp và duyên dáng mà còn là một chiến sĩ gan dạ, thông minh và quả cảm. Sự quyết đoán và tinh thần kiên cường của cô đã được thể hiện rõ qua việc dẫn đường cho Lãm vượt qua những thử thách nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh cho mục tiêu cao cả hơn cả bản thân. Sự mạnh mẽ và dũng cảm của Nguyệt không chỉ là nguồn động viên mạnh mẽ cho Lãm mà còn là điểm sáng tôn vinh lòng dũng cảm và trí tuệ của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến ác liệt.

Tình yêu của Nguyệt dành cho Lãm là biểu tượng của sự hy sinh và niềm tin trong thời chiến. Mối tình này không chỉ là hy vọng cho tương lai tốt đẹp mà còn là nguồn động viên lớn lao cho cuộc kháng chiến. Sức mạnh của tình yêu thủy chung giúp họ vượt qua mọi gian khó, và tạo ra những hạnh phúc đích thực.

Mảnh trăng cuối rừng là một câu chuyện ngắn đầy cảm xúc về sự hiểu biết và tình yêu trong cuộc chiến tranh. Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình yêu vẫn có thể nảy nở và tồn tại, là nguồn động viên và hy vọng cho con người.

Mảnh trăng cuối rừng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam, tái hiện lại vẻ đẹp và sức mạnh của tình yêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Câu chuyện này là một minh chứng cho sức mạnh của tình yêu và niềm tin trong cuộc sống.

Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng - mẫu 2

Nguyễn Minh Châu là lá cờ đầu của nền văn chương hiện đại nước ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của ông với đa dạng chủ đề, mang giàu những ý nghĩa triết lý sống sâu xa. Tác phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng là một tác phẩm đặc sắc nhất của ông trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ khốc liệt nhất. Đặc biệt trong tác phẩm là nhân vật Nguyệt, một nữ thanh niên xung phong dũng cảm trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt.

Nguyệt xuất hiện qua lời kể của một người lính lái xe có tên là Lãm, người có chị gái tên là Tính là một trong những nữ công nhân ở công trường Cầu Đá Xanh. Thế nhưng vì chiến tranh và mỗi người đều có một nhiệm vụ khác nhau mà Lãm và Nguyệt chưa từng có một buổi xem mặt chính thức. Qua một thời gian dài đến bản thân Lãm cũng sắp quên việc mai mối thì bất ngờ trong một chuyến xe đi qua cầu đá xanh và Lãm chính thức gặp mặt Nguyệt, một cô gái mà trước đó đọc thư của chị Tính anh đã rất cảm động vì sự đợi chờ của nàng dành cho mình suốt mấy năm trời đằng đẵng dù chưa một lần gặp mặt.

Ban đầu Lãm không thể biết cô gái anh gặp là Nguyệt. Ngoại hình của nhân vật Nguyệt được nhà văn Nguyễn Minh Châu xây dựng lên một cách tế nhị và đầy hấp dẫn. Chúng ta nhận ra vẻ đẹp của cô gái đầu tiên không phải từ khuôn mặt mà là từ đôi chân một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá. Đó là một sự đẹp đẽ chỉnh chu đến tận gót chân. Cho chúng ta thấy Nguyệt là một cô gái tinh tế, tỉ mỉ, biết cách chăm sóc bản thân. Có thể khuôn mặt cô ấy không xinh đẹp nhưng cô ấy cũng phải là người duyên dáng, dịu dàng. Khi Lãm Lần đầu tiên nhìn thấy gương mặt của Nguyệt anh đã nhận xét và ấn tượng với cô bởi một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ. Giọng nói và tấm thân mảnh dẻ lại mặc áo xanh chít. Chỉ với những câu văn ngắn gọn như thế nhưng chúng ta cũng say mê trước vẻ đẹp thơ mộng của một cô gái giống như một bông hoa sen nở trên chiến trường khắc nghiệt. Đó là một vẻ đẹp trong sáng, tràn đầy sức sống.

Không chỉ đẹp về ngoại hình mà Nguyệt còn có một giọng nói rất hay, những cử chỉ hành động của Nguyệt cũng thật duyên dáng và yêu kiều. Cô nói chuyện rất kiêng dè và lễ phép và đối đáp mạch lạc với anh lái xe chỉ mới quen. Qua những câu nói của cô gái, người ta thấy được sự trẻ trung, thông minh, sự dịu dàng, đáng yêu, thật thà.

Chỉ với những tính cách qua những lời kể và ấn tượng của Lãm ta có thể thấy được tâm hồn trong sáng chân thật của Nguyệt. Điều đó góp thêm vào vẻ đẹp trong tính cách và con người của Nguyệt. Tuy thoải mái vô tư nhưng ta vẫn thấy ở Nguyệt một tính cách e lệ  của một thiếu nữ chưa chồng. Cô cố ý ngồi sát mép cửa, chiếc làn ôm trọn trong lòng để lại giữa Lãm và cô một khoảng trống lớn. Không chỉ vậy ta còn thấy ở Nguyệt có sự tự tin và lòng nhiệt thành, toát lên từ tâm hồn. Khi gặp đoạn đường khó đi, cô động viên anh lính lái xe bằng câu Anh cứ yên tâm đoạt đường này em quen lắm.

Trên đoạn đường lái xe, một vẻ đẹp khác của Nguyệt dần hiện ra trước mắt độc giả, đó là sự lanh lẹ, kiên cường, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu . Với kinh nghiệm làm việc ở ngầm Đá Xanh đã cho Nguyệt biết được nhiều điều trong đó có việc nghe thấy tiếng máy bay trinh sát của địch hoặc việc bóng đèn xe trên sông sẽ loang đi rất xa và cô sẽ nhận thấy nguy hiểm đang tới gần. Sự chuyển biến nhanh chóng của Nguyệt khiến tác giả không khỏi sửng sốt. Lúc đó độc giả mới hiểu được rằng Nguyệt không chỉ là một cô gái thông thường là một bông hoa xinh đẹp nhưng cũng là một nữ chiến sĩ dũng cảm.

Không chỉ vậy tâm hồn của Nguyệt còn luôn lo lắng cho người lái xe. Khi phát hiện ra Nguyệt bị thương cô vẫn cười an ủi anh cứ yên tâm vết thương chỉ xước ngoài da thôi. Từ giờ tới sáng em có thể lên đến tận trời được. Sự tự tin, kiên cường và dũng cảm lại thêm chút hài hước hóm hỉnh khiến cho chúng ta càng thêm yêu nguyệt một bông hoa kiều diễm giữ núi rừng.

Nguyệt là một cô gái trẻ tuổi, thông minh dũng cảm có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, là đại diện cho những người phụ nữ trong suốt cuộc đấu tranh của dân tộc. Nhưng ở nhân vật Nguyệt ta vẫn thấy có một nét gì đó rất đặc biệt đó chính là tình cảm thủy chung mà Nguyệt dành cho người con trai chưa một lần gặp mặt.

Nguyệt là một trong những nhân vật tiêu biểu trong phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Ở đó ta thấy Nguyệt mang tất cả những vẻ đẹp lý tưởng từ ngoại hình đến vẻ đẹp tâm hồn, tất cả đều được tác giả khắc họa một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, lãng mạn và đầy suy tư. Mảnh Trăng Cuối Rừng không phải là tác phẩm nói quá nhiều về sự tàn khốc của chiến tranh. Nhưng từ trong khói lửa chiến tranh ấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tìm ra được vẻ đẹp của con người trong kháng chiến.

Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng - mẫu 3

Mảnh Trăng Cuối Rừng của Nguyễn Minh Châu là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông trong giai đoạn trước năm 1975. Đây là Truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp mang đậm cảm hứng lãng mạn, đặc biệt là trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Nguyệt.

Chiến tranh không chỉ có khói lửa, bom đạn sự hi sinh, mất mát mà còn có cả tình yêu. Tình yêu trong thời chiến thật đẹp biết bao và câu chuyện tình yêu giữa Lãm và Nguyệt trong thời kháng chiến là một trong những tình yêu tiêu biểu nhất của thế hệ cha anh đi trước. Lãm là một người lính lái xe nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc khi biết có một cô gái xin đi nhờ xe anh đã không có thiện cảm và có ý nghĩ coi thường, nhưng khi nghe những câu trả lời với giọng văn bình tĩnh cứng cỏi của cô gái khiến anh đã thay đổi suy nghĩ.

Nguyệt được miêu tả là cô gái mở đường có vẻ đẹp rất tuyệt từ đôi gót chân trắng hồng và tấm thân mảnh dẻ. Từ trìu mến mà cảm phục Nguyệt đã chinh phục được Lãm. Trong khung cảnh đạn bom dữ dội, với tất cả lòng dũng cảm, thông minh, gan dạ quên mình vì người khác. Hình ảnh một người con gái mảnh mai, giản dị nhưng cứng cỏi, dũng cảm đầy tinh thần trách nhiệm, thản nhiên trước khói lửa chiến tranh khiến Lãm vô cùng ấn tượng.

Nguyệt đẹp bởi vẻ đẹp ngoại hình, bởi vẻ đẹp của sự dũng cảm, dám hy sinh. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó Nguyệt sẽ lẫn với vô vàn các cô nữ thanh niên xung phong khác trong thời chống Mỹ. Ấn tượng về nhân vật Nguyệt trong lòng người đọc đó là niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu chân chính. Nguyệt yêu Lãm qua lời kể của chị Tính, dẫu chưa hề biết mặt lãm nhưng cô vẫn nguyện thủy chung với anh, dẫu có lúc Lãm đã quên lời hẹn ước. Nhưng đối với Nguyệt cô không hề quên và bom đạn thời gian sự gian khổ hi sinh không thể nào tàn phá tình yêu trong tâm hồn người con gái ấy.

Niềm tin của Nguyệt và tình yêu vô cùng trong sáng. Nguyệt và Lãm chưa hề biết nhau, chưa hề đính ước nhưng Nguyệt đã tự nguyện gắn bó chung thủy với mối tình đầu. Ở Nguyệt ta thấy được sự thủy chung, một tình yêu rực cháy. Có thể nói nhân vật Nguyệt trong tác phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng chính là biểu tượng của một lớp thế hệ thanh niên cả cuộc đời hiến dâng Tuổi Thanh Xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, luôn mang trong mình lý tưởng trong sáng.

Đánh giá

0

0 đánh giá