Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
Đề bài: Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
Dàn ý Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Trương Nam Hương, bài thơ Trong lời mẹ hát.
II. Thân bài
1. Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ
- Khổ thơ thứ nhất gợi liên tưởng về hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc võng.
- Trong lời ru của mẹ, con đã gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê: cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn, màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh, lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau.
=> Tất cả đều mang hồn của quê hương thân thuộc.
2. Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến khi già đi
- Mẹ hiện lên với công việc giã gạo đầy vất vả.
- Hình ảnh tấm áo bạc phếch gợi lên được cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn của mẹ.
- Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng.
- Cuộc đời vất vả đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, khiến cho người con đi làm không khỏi xót xa.
- Mẹ già đi thì cũng là lúc con ngày một cao lớn, trưởng thành và đang bước đi trên con đường đời.
=> Người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành cho người mẹ.
3. Lời ru chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành
- Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn.
- Dù ở đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yếm.
=> Tình cảm mẫu tử thiêng liêng, chân thành.
III. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Trong lời mẹ hát.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 1
Tình mẫu tử, từ xưa đến nay vẫn luôn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi đó là một tình cảm nuôi lớn chúng ta từng ngày, đem đến cho chúng ta những cái ôm ấm áp mỗi đêm, những làn gió mát rượi giữa buổi trưa hè nóng nực từ cái quạt của mẹ và tiếng hát ru du dương vang lên mỗi đêm khuya tĩnh lặng. "Tình mẫu tử" - ba chữ này tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng ý nghĩa thật cao cả, thiêng liêng biết nhường nào. Có lẽ vì vậy mà tình mẫu tử vẫn luôn luôn là đề tài xuyên suốt trong văn học, được các nhà thơ khai thác và thể hiện rất thành công, bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương chính là một minh chứng xuất sắc cho điều đó.
Đến với bài thơ Trong lời mẹ hát, một bài thơ tuy không quá dài nhưng lại chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc khiến mỗi bản thân chúng ta phải suy ngẫm lại bản thân mình:
"Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao."
Thật vậy, thời gian vô tình lắm, cứ thế trôi qua mà không bao giờ ngoái lại nhìn dù chỉ một lần. Thời gian đã làm cho những mái tóc của mẹ trở nên bạc trắng, những lo âu và vất vả khiến cho người mẹ yếu đi khiến phận làm con trông mà xót lòng. Như trong bài thơ "Ngày xưa có mẹ" của tác giả Thanh Nguyên có viết:
"Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc."
Có thể thấy rằng, mẹ vẫn yêu thương con bằng cả trái tim của mình, không quản ngại bao khó khăn, gian nan, vất vả chỉ để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất. Sự hi sinh cao cả đó, quả thực chúng ta không thể nói hết bằng lời. Phép nhân hóa và nghệ thuật dùng từ láy điêu luyện của tác giả đã đưa hồn vào hai câu đầu của bài thơ thật khéo léo và cẩn thận tới từng chi tiết, làm rung động trái tim bao đứa con xa mẹ mà nhớ mà thương, ...
Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới còn tấm lưng của mẹ thì ngày một không còn được thẳng nữa. Con đâu có biết là có quá nhiều khó khăn đè nặng trĩu trên tấm lưng gầy yếu ấy. Nghệ thuật đối lập trong 2 câu thơ "còng - cao" đã làm nổi bật rõ hơn về hình ảnh người mẹ "bán mặt cho đất, bán lưng cho trờ" để tương lai con có thể trưởng thành cả về mặt nhận thức lẫn đạo đức, thực sự là một người có ích cho xã hội. Nhưng dù ngoài kia có biến động như thế nào, thì tình yêu của con dành cho mẹ vẫn là bất tận, những tình yêu mẹ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp thêm mà bao thời gian qua đã trao cho con một cách âu yếm, nhẹ nhàng mà thầm kín. Như trong bài thơ "Thư gửi mẹ" của Êxênin:
"Chỉ mẹ là niềm tin, là ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước."
Một người con chỉ biết để ý đến công việc và tìm kiếm nửa kia cho bản thân mình, mà quên đi mất ở quê hương vẫn còn một bóng dáng gầy còm ngày ngày tựa cửa trông con về thăm. Còn chi nữa, ngoài tình yêu ấy mẹ dành cho con? Còn chi nữa, ngoài đôi mắt nheo đuôi của mẹ dành cho con? Tất cả những thứ gọi là tình cảm mà ta đa đang tìm kiếm chân thật nhất chỉ có trong lòng mẹ, tình yêu luôn được cất giấu trong trái tim và lòng vị tha cao cả của mẹ. Thật đáng trách biết bao cho những kẻ không nhận ra nổi được tình yêu ấy như bài thơ "Bông hồng vàng" của Nguyễn Đình Vinh đã viết:
"Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha."
Đứa con khi đang mải mê với những nơi xa lạ, thì cũng đã chợt quên đi tình mẹ cha ấm êm ở quê nhà. Khi chợt tỉnh giấc mộng nồng say, thì đứa con đó mới chợt nhớ ra tình yêu vĩnh hằng, bất biến từ thuở còn non. Quả là một tình cảm thực sự rất thiêng liêng và cao quý. Lời thơ của tác giả như lắng xuống trong những câu thơ cuối, trong hình ảnh "Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao/ Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao". Hình ảnh mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng ngày một còng đi đã khiến biết bao quý bạn đọc xót xa, ngậm ngùi, đánh thức tình cảm và ý thức trách nhiệm của con với đấng sinh thành:
"Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa ..."
Khổ thơ cuối trên đã bộc lộ rõ tình cảm của con dành cho mẹ. Trong những lời hát ru tràn đầy yêu thương của mẹ, pha trong những giấc mơ là cả một cuộc đời trước mắt. Phép nhân hóa chính là biện pháp nghệ thuật hết sức đặc sắc khi cho rằng lời ru đã “chắp con đôi cánh”. Đó chính là đôi cánh của sự động viên, một sự khích lệ to lớn như để khích lệ tinh thần con chiến đấu với dòng đời tràn đầy những khó khăn, luôn đứng sau hỗ trợ khi con có vấp ngã trên đường đời. Nó như một câu nói nhẹ nhàng của mẹ bên con: “Đi đi con, hãy mang theo đôi cánh này cùng với những ước mơ to lớn nhất mà con từng mơ thấy những đêm say giấc, hãy sử dụng nó làm cho con trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn”. Khi có được đôi cánh ấy, con có thể bay xa tới những nơi tuyệt nhất của cuộc đời để xây nên một cơ nghiệp thật to lớn. Và hãy đừng quên, lời ru của mẹ năm xưa đã giúp cho đạt được ước mơ ấy. Thật cảm ơn biết bao những câu hát mẹ tặng cho con.
Có thể khẳng định rằng, tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, không một điều gì khác có thể sánh bằng mà bất cứ một con người nào cũng không thể thiếu đi được. Và bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương như một dòng suối nguồn trong trẻo về tình mẫu tử thiêng liêng, và tin chắc rằng vẫn sẽ tiếp tục chảy mãi trong lòng người đọc cho đến tận mai sau.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 2
Tình mẫu tử là một đề tài của sáng tác văn học. Đóng góp vào mảng đề tài đồ, bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị sâu sắc.
Những câu thơ mở đầu là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình - “con” về tuổi thơ đầy đẹp đẽ, ngọt ngào khi có mẹ:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao”
Trong suốt hành trình cuộc đời, từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, người mẹ vẫn luôn đồng hành với đứa con. Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều được lớn lên trong vòng tay của mẹ. Những truyện cổ tích qua lời ru của mẹ trở nên ngọt ngào biết bao. Chiếc võng đã vốn rất quen thuộc với tuổi thơ của từng đứa trẻ. Ở đây, “nhịp võng” kết hợp với từ láy “chòng chành” gợi ra hình ảnh người mẹ đang bế con ngồi trên võng, khẽ cất tiếng ru.
“Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Và trong lời ru của mẹ, con đã bắt gặp thật nhiều hình ảnh quen thuộc của quê hương. Cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Hay những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Từng sự vật đều mang đậm hồn quê hương.
Trong khổ thơ tiếp, Trương Nam Hương khắc họa hình ảnh người mẹ hiện lên với vẻ đẹp giản dị, tần tảo của người phụ nữ Việt Nam muôn đời:
“Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đùng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.”
Người mẹ đang làm công việc giã gạo. Tiếng cối thập thình khiến lòng con xôn xao. Mẹ vừa giã gạo, vừa ru con ngủ. Chỉ mong sao trời đừng làm giông bão để cuộc sống luôn no đủ. Tấm áo của mẹ đã bạc phếch, bục mối chỉ sờn gợi ra cuộc đời lam lũ, tiết kiệm. Trước hình ảnh đó, người con bộc lộ tình cảm:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Thời gian trông qua thật nhanh. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng. Cuộc đời vất vả của mẹ khiến con cảm thấy xót xa. Mẹ ngày càng già đi, thì cũng là lúc con ngày một cao lớn, trưởng thành và đang bước đi trên con đường đời. Sau này con cũng sẽ hiểu rằng, gánh nặng của cuộc sống từ những điều nhỏ nhất để thử thách con người vượt qua.
“Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa…”
Khổ thơ cuối cùng đã bộc lộ những tình cảm chân thành của người con dành cho mẹ. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn.
Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương là một bài thơ giàu cảm xúc, gợi ra một tình mẫu tử vô cùng đẹp đẽ.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 3
Trương Nam Hương với bài thơ Trong lời mẹ hát gửi gắm những thông điệp giá trị về tình mẫu tử thiêng liêng.
Ở những câu thơ mở đầu, tác giả gợi nhắc về tuổi thơ của chủ thể trữ tình là người con:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao”
Hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc võng. Từng nhịp võng chòng chành, tiếng mẹ hát ru vang lên ngọt ngào đã đưa con vào giấc ngủ.
Tác giả đã nêu ra những hình ảnh quê hương lần lượt xuất hiện trong lời ru của mẹ:
“Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Những sự vật thân thuộc, giản dị như cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Hay những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Hoặc là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau.
Người con nhớ về hình ảnh của mẹ hiện lên với công việc vất vả, cuộc đời lam lũ:
“Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đùng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.”
Mẹ hiện lên với công việc giã gạo đầy nặng nhọc. Vừa giã gạo, vừa ru con, mẹ mong sao trời đừng làm giông bão để có thể lo cho con cuộc sống đủ đầy. Con nghe sóng lúa dập dờn, còn lời ru hóa thành hạt gạo. Đặc biệt nhất, hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” cho thấy nỗi vất vả, đắng cay của mẹ.
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt giờ trở nên bạc trắng, tấm lưng thẳng giờ đã còng dần xuống. Mẹ càng già đi càng cũng là lúc con càng trưởng thành:
“Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa…”
Lời mẹ hát đã hiện ra cả cuộc đời. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù ở phương trời nào, con vẫn nhớ về lời ru hay nhớ về chính mẹ.
Bài thơ Trong lời mẹ của Trương Nam Hương gửi gắm một tình mẫu tử thật thiêng liêng, đẹp đẽ.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 4
Tình mẫu tử trở đã vô cùng quen thuộc trong sáng tác thơ ca. Và tác giả Trương Nam Hương cũng đã đóng góp một bài thơ viết về đề tài này - Trong lời mẹ hát:
Với những dòng thơ đầu, tác giả nhắc lại về tuổi thơ đầy thơ mộng, ngọt ngào:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao”
Từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên, bất cứ đứa trẻ nào cũng đều được lớn lên trong vòng tay của mẹ. Lời ru, cùng với truyện cổ tích qua lời kể của mẹ trở nên ngọt ngào hơn. Từng nhịp võng đưa con vào giấc ngủ, đưa con đi cùng đất nước.
“Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Trong lời ru của mẹ, con đã gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê. Đó là cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Hay những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Tất cả đều mang hồn của quê hương thân thuộc.
Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả khắc họa hình ảnh người mẹ mang vẻ giản dị, tần tảo:
“Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đùng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.”
Mẹ hiện lên với công việc giã gạo đầy vất vả. Hình ảnh tấm áo bạc phếch gợi lên được cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn của mẹ. Để từ đó, người con bộc lộ nỗi thương xót, thấu hiểu.
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Thời gian cứ vô tình thật nhanh mà có lẽ không thể quay đầu lại. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng. Cuộc đời vất vả đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, khiến cho người con đi làm không khỏi xót xa. Mẹ già đi thì cũng là lúc con ngày một cao lớn, trưởng thành và đang bước đi trên con đường đời. Sau này con cũng sẽ hiểu rằng, gánh nặng của cuộc sống từ những điều nhỏ nhất để thử thách con người vượt qua.
“Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa…”
Ở khổ thơ cuối, người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành cho người mẹ. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yếm.
Như vậy, bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương thật giàu cảm xúc, gợi ra một tình mẫu tử đẹp đẽ và chân thành.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 5
Trương Nam Hương là một nhà thơ khá nổi tiếng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là bài thơ Trong lời mẹ hát:
Mở đầu bài thơ, tác giả gợi nhắc về tuổi thơ của chủ thể trữ tình - người con:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao”
Khổ thơ gợi liên tưởng về hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc võng. Từng nhịp võng chòng chành, tiếng mẹ hát ru vang lên ngọt ngào đã đưa con vào giấc ngủ.
Tiếp đến, tác giả đã nêu ra những hình ảnh xuất hiện trong lời ru của mẹ, đầy quen thuộc và thân thương:
“Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Đó là cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Đó là những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Tất cả đều thuộc về quê hương quen thuộc của con.
Nhắc đến lời ru, người con nhớ về hình ảnh của mẹ hiện lên với công việc vất vả, cuộc đời lam lũ:
“Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đùng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.”
Cả cuộc đời mẹ luôn vì con. Hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” cho thấy nỗi vất vả, đắng cay của mẹ. Và người con lại thêm thương mẹ nhiều hơn.
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt giờ trở nên bạc trắng, tấm lưng thẳng giờ đã còng dần xuống. Dấu vết của thời gian đã in hằn lên cơ thể của mẹ. Và mẹ càng già đi thì cũng là lúc con ngày càng trường thành.
“Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa…”
Người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành cho người mẹ. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yếm.
Như vậy, bài thơ Trong lời mẹ gửi gắm một tình mẫu tử thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Trương Nam Hương đã đóng góp thêm một bài thơ hay viết về mẹ.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 6
Chủ đề tình mẫu tử đã trở nên rất quen thuộc trong thơ ca. Tác giả Trương Nam Hương đã sáng tác một bài thơ về chủ đề này - bài thơ Trong lời mẹ hát:
Từ những dòng thơ đầu tiên, tác giả nhắc lại kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào và đầy thơ mộng:
“Tuổi thơ chứa đựng cổ tích,
Lời ru mẹ êm đềm,
Con đi theo đất nước,
Vòm lá gió thổi lời ca dao.”
Từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành, mọi đứa trẻ đều được bao bọc, âu yếm trong vòng tay mẹ. Lời ru, cùng với những câu chuyện cổ tích mà mẹ kể, tạo nên một không gian ấm áp, ngọt ngào. Nhịp ru từ chiếc võng đưa con vào giấc ngủ, đồng thời cũng đưa con đi khắp mọi nẻo đất nước.
“Trong tiếng ru của mẹ,
Cánh cò trắng, cánh đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Gà cục tác, lá chanh”.
Trong bài thơ, tác giả đã mô tả hình ảnh quê hương quen thuộc, như cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn, hoa mướp màu vàng, gà cục tác và lá chanh. Cũng như lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng và hương cau, tất cả mang hồn quê hương thân thuộc.
Trong khổ thơ tiếp theo, tác giả mô tả hình ảnh mẹ giản dị, bình dị:
“Tiếng ru êm dịu của mẹ,
Mẹ ngồi gải gạo ru con
Xin trời đừng mưa gió
Cơm mẹ ấm đầy bát con…
Con nghe tiếng dạp dồn sóng lúa
Lời ru như hạt gạo rơi
Mẹ dù khó khăn cả đời
Vẫn giàu những lời ru ngọt ngào.
Áo mẹ bạc phơ, vải nâu buộc mối sờn
Thương mẹ cả đời đắng cay
Lời mẹ vẫn dịu dàng như thơm.”
Hình ảnh mẹ với công việc giã gạo vất vả hiện lên rõ ràng trong tấm áo bạc phơ, vải nâu buộc mối sờn. Đây là biểu tượng cho cuộc đời khó khăn, lao động của mẹ. Người con thể hiện sự thấu hiểu và tình cảm sâu sắc đối với mẹ.
“Thời gian trôi qua làm tóc mẹ trắng dần
Mỗi sợi tóc trắng rất gợi cảm
Lưng mẹ cứ còng xuống
Để con mỗi ngày cao lớn hơn.”
Thời gian trôi đi không chút ngừng nghỉ, làm cho mái tóc mẹ từng ngày trắng bạc thêm. Cuộc sống gian nan đã gieo cho mẹ những nếp nhăn trên khuôn mặt và gập ghềnh lưng cong. Điều này khiến cho con không khỏi cảm thấy tiếc nuối và xót xa. Mẹ già đi là lúc con trưởng thành, cao lớn hơn và bước vào cuộc sống đầy thách thức.
“Mẹ ơi, trong lời ru của mẹ
Là cả cuộc đời hiện ra
Đôi cánh của lời ru
Đưa con bay xa…”
Cuối bài thơ, người con thể hiện tình cảm chân thật dành cho mẹ. Lời ru của mẹ là động lực giúp con bay xa. Dù con đi xa, mẹ vẫn luôn ở đằng sau, chờ đợi và đón nhận con trở về.
Bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương chứa đựng nhiều cảm xúc, thể hiện tình mẫu tử chân thành và đẹp đẽ.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - mẫu 7
Trương Nam Hương được biết đến như một nhà thơ có tiếng. Bài thơ Trong lời mẹ hát là một trong những tác phẩm đáng chú ý của ông.
Bài thơ mở đầu với hình ảnh tuổi thơ của nhân vật trữ tình - người con, làm nổi bật tình cảm trẻ con trong lòng.
“Tuổi thơ mang đầy cổ tích
Giọng hát mẹ ngọt ngào sông lời
Con đi bên cạnh quê hương
Chòng chành theo nhịp võng ca dao”
Bài thơ gợi nhớ hình ảnh mẹ ôm con trên chiếc võng. Tiếng ru ngọt ngào kèm theo nhịp võng đã đưa con vào giấc ngủ.
Tiếp đó, tác giả mô tả những hình ảnh quen thuộc trong lời ru của mẹ:
“Con nhìn trong lời ru của mẹ
Cánh cò bay, đồng xanh biếc
Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác
“Gà con hòa với lúa mạch”.
Hình ảnh của cánh đồng xanh mượt, cánh cò trắng bay, màu vàng của hoa mướp và con gà cục tác kết hợp với lũy tre, dây trầu, vầng trăng và hương cau, tất cả gợi lên hình ảnh quê hương thân thương của con.
Khi nghe lời ru, con nhớ về hình ảnh của mẹ với cuộc sống vất vả, đầy cay đắng:
“Con nghe tiếng cối lạnh lùng
Mẹ ngồi đan giã gạo ru con
Nguyện chờ giông bão qua đi
Cơm ấm trong nồi thêm đầy…”
Con nghe sóng lúa vỗ về
Lời ru như hạt gạo rơi xuống
Thương mẹ suốt cuộc đời gian khó
Tình mẹ vẫn êm đềm như tiếng ru từ thuở nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu vẫn chật mảnh chỉ sơ
Mẹ dằn lòng trải qua cuộc đời gian khổ
Lời ru vẫn ngọt ngào tỏa ra.”
Suốt cuộc đời, mẹ luôn dành cho con. Hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” thể hiện sự vất vả, đắng cay của mẹ. Con lại thêm mối thương yêu với mẹ.
Thời gian trôi qua tóc mẹ
Màu trắng từng bước chìm khuất
Lưng mẹ dần cúi nhấn xuống
Con ngày một cao lớn hơn”
Thời gian kéo theo tóc mẹ từ màu xanh mượt chuyển dần thành bạc trắng, lưng mẹ từ thẳng đứng nay đã cúi gằm. Dấu hiệu của thời gian đã in sâu vào cơ thể mẹ. Và mẹ càng già đi, con càng trưởng thành.
“Mẹ ơi, trong lời mẹ ru
Cả cuộc đời hiện ra trước mắt
Lời ru khuôn con đôi cánh
Con lớn lên sẽ bay xa…”
Con đã tỏ ra chân thành với tình cảm của mình dành cho mẹ. Lời ru của mẹ là nguồn sức mạnh, là đôi cánh giúp con bay xa hơn. Dù bay xa đến đâu, mẹ luôn ở sau lưng, an ủi và chờ đợi con về trong vòng tay yêu thương.
Bài thơ Trong lời mẹ gửi gắm tình mẫu tử thiêng liêng, đẹp đẽ. Trương Nam Hương đã sáng tác thêm một bài thơ ý nghĩa về mẹ.