Biện pháp đảo ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ

60

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Biện pháp đảo ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Biện pháp đảo ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ

1. Khái niệm Biện pháp tu từ đảo ngữ

- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).

- Ví dụ: “Chất trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay”

(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)

Ví dụ:

- Trật tự thông thường:

Mái tóc người cha bạc phơ.

- Trật tự đảo:

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

Ví dụ:

"Chất trong vị ngọt mùi hương 

Lặng thầm thay những con đường ong bay"

 (Nguyễn Đức Mậu)

Câu thơ thứ hai, theo cấu trúc ngữ pháp thông thường sẽ phải là "Thay những con đường ong bay lặng thầm". Nhưng ở đây nhà thơ đã đảo vị ngữ "lặng thầm" lên vị trí đầu câu, trước chủ ngữ góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ, đó là sự lao động thầm lặng, không biết mệt mỏi của bầy ong thật đáng ngưỡng mộ. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ đã khiến cho mạch thơ trôi chảy hơn, tăng tính gợi hình, biểu ca

Ví dụ:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, rợ mấy nhà"

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Nếu theo đúng cấu trúc ngữ pháp thông thường sẽ là "Vài chú tiều lom khom dưới núi" và "Bên sông lác đác rợ mấy nhà". Tuy nhiên ở đây thi nhân đã đảo các tính từ "lom khom" và "lác đác" ở vị trí vị ngữ lên đầu câu để nhấn mạnh cho dánh vẻ nhỏ bé, cảnh vật hiu quạnh giữa không gian núi rừng rộng lớn, bao la nơi đèo ngang. Từ đó mà làm bật ra tâm trạng cô đơn, cô quanh được giấu kín trong tâm hồn tác giả.

2. Đặc điểm và phân loại đảo ngữ

+ Đảo các thành phần trong câu

- Đảo ngữ các thành phần trong câu có nghĩa là thay đổi vị trí các thành phần của câu, tạo ra sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ.

- Ngoài ra, còn có đảo ngữ thứ tự giữa các tính từ trong câu để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, hoặc đảo ngữ trật tự giữa các động từ để gợi hình ảnh sống động cho người đọc hoặc người nghe.

Ví du: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ "Lác đác bên sông rợ mấy nhà" thay vì "Mấy rợ, mấy nhà lác đác bên sông".

+ Đảo ngữ các thành tố cụm từ

- Đảo ngữ các thành tố cụm từ cũng là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đảo ngữ. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giúp cho người đọc hay người nghe dễ dàng hình dung ra cảnh vật được miêu tả trong câu văn, lời thơ.

Ví dụ: “đồi nương biếc” → “biếc đồi nương”.

- Còn rất nhiều cách khác để thực hiện đảo ngữ các thành tố cụm từ. Chẳng hạn như đảo ngược trật tự giữa các cụm danh từ hoặc đảo thứ tự giữa các cụm động từ.

3. Tác dụng của biện pháp đảo ngữ

- Tăng tính nhấn mạnh và làm nổi bật ý muốn truyền đạt.

- Rõ ràng hóa thông điệp.

- Tạo sự thú vị và sáng tạo cho lời thơ, câu văn.

Ví dụ minh họa

- Trật tự thông thường:

Mái tóc người cha bạc phơ.

- Trật tự đảo:

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

=> Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ: nhấn mạnh vào những thành phần đảo. Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói.

4. Bài tập về đảo ngữ

Bài 1. Hãy chỉ rõ các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm của chúng.

            Dừng chân nghỉ lại Nha Trang,

            Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.

            Xanh xanh mặt biển da trời,

            Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.

            Sóng Hồng

Trả lời:

- Gạch dưới các từ: Hiu hiu (gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả), Xanh xanh (gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp).

Bài 2. Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có dùng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn có đảo ngữ.

a. Đăng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

b. Đăng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh.

Trả lời:

– Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ. (Đảo vị trí của vị ngữ).

– Tác dụng của câu ván có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật bình thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả (“bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh”).

Bài 3. Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có sử dụng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn đảo ngữ

a, Đằng ca, trong mây mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

b, Đằng xa trong mây mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

Lời giải: 

Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ, cụ thể đảo vị trí của vị ngữ lên trước chủ ngữ. Tác dụng của câu văn có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật {khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật binh thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả "bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh"

Bài 4. Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau;

"Bên này là núi uy nghiêm 

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây 

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"

(Quê em - Trần Đăng Khoa) 

Lời giải:

Các từ "xanh mát" ở trong câu thơ thứ ba và "trắng" ở trong câu thơ thứ tư; các tính từ này thường được diễn đạt như sau: bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ "xanh mát bóng cây"; "trắng cánh buồm" ; làm cho hai tính từ được chuyển loại "xanh mát", "trắng" mang đặc điểm của động từ có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc cho người đọc.

Bài 5. Vận dụng kiến thức về biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm

a. Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.

b. Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thết tha dịu dàng. 

c. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay thấp thoáng về tổ.

Lời giải: 

a. Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.

b. Giữa trời khuya tĩnh michh, vằng vặc trên sống một vầng trằn, thiết tha dịu dàng.

c. Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ. 

Bài 6. Hãy chỉ ra biện pháp đảo ngữ được dùng trong đoạn thơ dưới đây. Hãy thử so sánh với cách diễn đạt thông thường, không đảo ngữ để làm rõ tác dụng của biện pháp đảo ngữ.

"Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương 

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương..."

(Tố Hữu)

Lời giải

Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở câu thơ thư nhất "ngọt lịm đường" thay vì " đường ngọt lịm"; câu thơ thứ hai  "mía xanh đồng bãi" thay vì "đồng bãi mía xanh", "biếc đồi nương" thay vì đồi nương biếc"; câu thơ thứ ba "cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại" thay vì cấu trúc thông thường là "nông trại cam ngon, xoài vàng ngọt".

Tác dụng: So sánh giữa cách diễn đạt có dùng biện pháp tư từ đảo ngữ với câu thơ không dùng biện pháp tu từ đảo ngữ có thể thấy rõ cách diễn đạt có dùng đảo ngữ giàu tính gợi hình, biểu cảm hơn, tác giả muốn nhấn mạnh để làm nổi bật những đặc điểm của cỏ cây, hoa trái đất nước Cu-ba bằng cách đẩy những tính từ "ngọt lịm", "cam ngon", xoài ngọt"... >>lên đầu câu thay vì để ở vị trí cuối câu như thông thường. Đây là cách sắp xếp câu từ đầy thông minh và khéo léo của bậc thi nhân.

Bài 7. Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó.

a)

Lom khom dưới núi, tiều vài chú, 

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

b)

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương)

c)

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận)

d)

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

(Tố Hữu)

Lời giải:

a. Biện pháp đảo ngữ: Lom khom dưới núi; Lác đác bên sông

Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây

b.

- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử

Tác dụng: nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những vị quan hiền tài của đất nước trong thời gian  đấy. 

- Biện pháp đảo ngữ: Ậm oẹ quan trường

Tác dụng: nhấn mạnh thái độ, tác phong của quan trường trong kì thi tìm kiếm nhân tài cho đất nước.

c. Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô 

Tác dụng: nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.

d. Biện pháp điệp ngữ: Đã…

Tác dụng: nhấn mạnh kẻ thù xâm lược và ầu trời ngày diễn ra Cách mạng tháng 8.

Bài 8. Tìm biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu in đậm dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó đối với việc liên kết câu.

a) Nhung thong thả đẩy cánh cổng, một con chó sồng sộc ở trong nhà chạy ra. Con chó ấy chính tay Nhung mua về hơn mười năm trước. (Tự lực văn đoàn tuyển tập)

b) - Ấy cũng may cho cô, vợ vẫn mãi ở ngoài phố thể này mà gặp một thảm hoặc đội con gái thì khốn!

Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. (Nguyễn Công Hoan)

c) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phủ mà ông đã cần cù tích luỹ. [...] Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời. (Nguyễn Đăng Mạnh)

Lời giải:

a) Tu từ đảo ngữ: Một con chó sồng sộc ở trong nhà chạy ra, nhưng chính tay Nhung mua về hơn mười năm trước.

- Tác dụng: Biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu này giúp tạo sự đặc biệt và gây ấn tượng cho đối tượng "con chó" khi nó được đặt lên đầu câu. 

b) Tu từ đảo ngữ: Đội con gái tôi tôi cũng chả cần, mật thám tôi cũng chả sợ.

- Tác dụng: Biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu này giúp tạo sự bất ngờ và nhấn mạnh ý của người nói rằng họ không sợ mật thám và không cần đội con gái. 

c) Tu từ đảo ngữ: Vốn từ vựng ấy, ông thường dùng để chơi ngông với đời, trước Cách mạng tháng Tám.

- Tác dụng: Biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu này giúp tạo sự nhấn mạnh và đặc biệt cho hành vi của ông Nguyễn Tuân khi ông sử dụng từ vựng để chơi ngông với đời. 

Đánh giá

0

0 đánh giá