Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay
Đề bài: Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay của Bảo Ninh.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 1
"Mây trắng còn bay” là tác phẩm ra đời sau 1975 – lúc này truyện ngắn cũng có nhiều sự đổi mới so với giai đoạn văn học trước. Truyện được đánh giá thành công bởi hệ thống nghệ thuật phong phú, đặc sắc và rất riêng.
Ngôn ngữ truyện ngắn sau 1975 bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Nhà văn đưa vào tác phẩm nhiều từ ngữ địa phương, khẩu ngữ. Nghệ thuật trần thuật cũng có nhiều đổi mới, trước 1975, truyện ngắn thường chỉ có một điểm nhìn trần thuật thì sau 1975, truyện ngắn được trần thuật dưới góc độ đa chiều, nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật mang tính đối thoại, nhiều ngụ ý…
Trước hết là nhan đề truyện “Mây trắng còn bay”. Tác giả lựa chọn hình ảnh “mây trắng” để đặt tên cho tác phẩm. Và trong truyện có đến 5 lần hình ảnh này được xuất hiện tạo nên không gian bồng bềnh, hư ảo; mặt khác còn gợi sự thanh thản, bình yên. Hình ảnh “mây trắng” trong trạng thái động “còn bay” còn mang ý niệm cho sự chảy trôi của cuộc đời, của quá khứ vẫn chưa ngủ yên..
Về kết cấu, ta thấy mở đầu truyện là khung cảnh máy bay cất cánh trong mưa, khi thời tiết xấu và sự căng thẳng, nuối tiếc của các hành khách trong khoang máy bay thì kết thúc truyện là sự lặng yên của các nhân vật, là khung cảnh “đại dương khí quyển ngời sáng”, là hình ảnh “Tổ quốc tôi trên trời cao”. Kết thúc truyện với đoạn văn giàu chất thơ có tác dụng nâng chất văn xuôi trong câu chuyện lên, phả vào nó một vùng cảm xúc ấm áp, xao lòng… Kết cấu còn thể hiện cái nhìn lạc quan của nhà văn, thể hiện tinh thần cao đẹp và niềm tin vào sự bất tử của những chiến sĩ phi công bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.
Trong truyện có bốn nhân vật nhưng tác giả chú trọng miêu tả và làm nổi bật hai nhân vật là tay vận comple và bà cụ. Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là nhân vật bà cụ. Các chi tiết miêu tả ngoại hình “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, “lưng còng, hai bàn tay gầy guộc” khắc hoạ rõ nét vẻ ngoài lam lũ, vất vả, khắc khổ của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam xưa. Từ cử chỉ “bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây… bà không muốn nhận khay đồ ăn, “Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì… bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc.” đến lời nói sử dụng nhiều từ ngữ đưa đẩy “các bác kìa, bác nhỉ, thưa các bác…” hay “Thảo nào hai lượt tàu bay “những” triệu bạc… Các chú cho già “thì có” khiến cho nhân vật bà cụ hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của tầng lớp nông dân ở làng quê Việt Nam: xởi lởi, cởi mở, tiết kiệm, chắt chiu. Nhưng qua đó cũng hiện lên một mảnh đời cơ cực, nhọc nhằn, vất vả. Ta vừa buồn cười khi bà chẳng dám ăn đồ ăn trên máy bay vì sợ tốn tiền, hay khi bà nhờ cô tiếp viên mở giúp cái cửa sổ máy bay cho thoáng nhưng ta lại càng thương bà cụ hơn khi biết đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, người mẹ ấy đi máy bay, bà bày đồ cúng cho con trên máy bay, trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần 30 năm trước. Khi chứng kiến cái dáng vẻ sợ sệt, van lơn, khẩn khoản của bà cụ với tay vận complet, ta lại càng thương cảm, xót xa.
Về sự kiện cốt truyện, phần đầu truyện, dường như tác giả chỉ kể lại những mẩu đối thoại ngắn ngủi, đơn thuần của bà cụ với các nhân vật khác khiến ta có cảm giác như nghe những màn đối thoại rời rạc, bình thường. Cho đến khi, tiếng nạt của tay vận comple vang lên với bà cụ, tiếng nạt đó không chỉ khiến nhân vật tôi giật mình mà còn là sự đánh thức sự chú ý của bạn đọc. Đến đây, diễn biến của truyện được đẩy lên đến cao trào nhưng cũng chính là sợi dây giúp bạn đọc liên kết tất cả các sự việc xảy ra trước đó: tại sao bà cụ nhắc đến hai chiếc vé máy bay được “các chú không quân cùng đơn vị với con trai già cho”, tại sao bà cụ lại hỏi máy bay sắp qua sông Bến Hải hay chưa? Đọc đến sự việc bà cụ van nài tay vận comple thì người đọc đã tự có được câu trả lời cho mình. Chỉ đến phần cuối của truyện ngắn, mọi bí mật mới được hé lộ. Vì vậy, câu chuyện càng trở nên bất ngờ, hấp dẫn và đọng lại được nhiều suy ngẫm.
Ở phần cuối của truyện, chi tiết “Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một mảnh báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.” thực sự là một chi tiết đắt giá. Trong suốt tác phẩm, nhân vật tôi chủ yếu là người đứng ngoài, quan sát kể lại câu chuyện thì đến đây nhân vật tôi đã trực tiếp tham gia vào câu chuyện bằng hành động cụ thể “xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh”. Hành động này không chỉ là hành động giúp đỡ bà cụ mà còn khẳng định sâu sắc hơn tình cảm cảm thông, trân quý đối với các bà mẹ có con hi sinh trong chiến đấu và lòng biết ơn những người lính của tác giả. Hơn nữa hình ảnh trong tờ báo “đã xưa cũ”, anh phi công “còn rất trẻ” còn có tác dụng phản ánh hiện thực khốc liệt: chính chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, cướp đi sự sống của những con người quả cảm ấy và chính chiến tranh đã để lại nỗi đau dai dẳng cho người ở lại. Qua đó, ta thấy được chi tiết này vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, nó góp phần quan trọng vào việc thể hiện chủ đề của truyện.
Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” là tiếng nói cảm thông, thương cảm với những bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh, xót xa với số phận con người thời chiến – khi họ ngã xuống ở cái tuổi đẹp nhất, hi sinh cuộc đời để đem lại hoà bình cho dân tộc. Đồng thời tác phẩm là tiếng nói tố cáo chiến tranh, là tiếng nói phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân của những người thời bình thờơ trước những hi sinh của những người đã ngã xuống trong thời chiến.
“Mây trắng còn bay” còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh chẳng bao giờ xoá bỏ được, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi của cuộc đời như “mây trắng” vẫn bay. Truyện ngắn là bài học về lối sống uống nước nhớ nguồn, là sự trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 2
“Thanh xuân đời người ngắn lắm
Và tôi muốn dùng thanh xuân đổi lại bình yên cho Tổ quốc”
Để giành được thống nhất, độc lập cho đất nước, cho dân tộc, đã có biết bao người lính, người chiến sĩ phải hi sinh khi mới độ tuổi đôi mươi. Họ sẵn sàng hi sinh đời mình, rời xa quê hương, gia đình để đổi lấy cuộc đời đất nước. Để rồi, mãi về sau, dù đất nước đã hòa bình, yên ấm nhưng những mất mát của những người mẹ Việt Nam anh hùng, những nỗi đau của họ vẫn còn dai dẳng và khắc khoải. Viết về đề tài hậu chiến, “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh đã gây ấn tượng với bạn đọc khi khắc họa những nỗi đau sau cuộc chiến một cách chân thực.
Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” ra đời vào năm 1975, vào thời kì đất nước trong giai đoạn đổi mới toàn diện. Chiến tranh vừa qua đi, nhưng dấu tích vẫn còn đó. Câu chuyện cất lên như một bản nhạc hiện thực về cuộc sống thời chiến, thể hiện qua nhân vật “tôi”, tiếp viên hàng không, “tay vận complet” và nhân vật “bà cụ”.
Ấn tượng tới người đọc về truyện ngắn của tác giả Bảo Ninh chính là nhan đề tác phẩm. Trên khung cảnh các nhân vật đều trong chuyến bay, hình ảnh máy bay bay qua từ vùng đất này sang vùng đất khác, bay lượn trên những đám mây trắng xóa, có chăng là ngụ ý của Bảo Ninh khi lấy hình ảnh “mây trắng” làm tiêu đề? Hình ảnh vừa gợi lên sự bình yên, vừa tạo sự bồng bềnh thơ mộng dường như muốn bày tỏ đến sự chảy trôi của thời gian. Bầu trời bình yên được đổi lại bằng một quá khứ tàn khốc.
Lấy đề tài trong thời kì hậu chiến, truyện ngắn khai thác chủ đề nỗi đau của người mẹ Việt Nam anh hùng sau chiến tranh một cách tinh tế và xúc động. Bảo Ninh không chỉ là một nhà văn mà còn là một người lính dũng cảm trên mặt trận. Nhờ vậy, những trang viết về chiến tranh của ông hiện lên chân thực, cụ thể hơn ai hết. Lấy không gian trên một chuyến bay từ Hà Nội vào Quảng Trị, truyện ngắn đã khắc họa nhân vật bà cụ với hình hài nhỏ bé, yếu đuối đang trên đường vào thăm nơi con trai mình đã hi sinh ba mươi năm về trước. Qua ngòi bút tài hoa, tỉ mỉ và uyển chuyển của Bảo Ninh, hình ảnh người mẹ già đáng thương giữ gìn tấm ảnh đã ố màu của con, chuẩn bị bàn thờ nhỏ và đồ lễ chu đáo đã gây ấn tượng mạnh mẽ, xúc động cho độc giả. Từ đó, tác giả gửi gắm bài học về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Với những nét miêu tả chân thực, chúng ta có thể dễ dàng hình dung hình ảnh người mẹ chân chất, có phần “quê mùa” hiện lên qua tác phẩm. Bà có thân hình nhỏ bé, teo tóp như chìm lấp vào ghế, lưng còng, hai bàn tay gầy guộc, tất cả đều tạo nên vẻ ngoài lam lũ, vất vả và khắc khổ của một người phụ nữ Việt Nam xưa “Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”. Bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm, ngồi im và ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Bà ngạc nhiên khi lần đầu được đi máy bay và lo sợ khi gặp thời tiết xấu. Khi được nhìn thấy những đám mây ngoài ô cửa sổ, bà đã “thốt kêu lên” một cách đầy ngạc nhiên “Mây ngay ngoài, các bác kìa!”. Cảnh tượng trước mắt lần đầu bà thấy và nó không giống như những gì bà từng được nghe kể: “vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trôi cao được hơn mây bác nhỉ?”. Cách so sánh của bà lão cũng giản dị, thân thuộc với những người dân quê “Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Y thể cây lá ngoài vườn”. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cùng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Bà không muốn nhận khay đồ ăn, mà dồn hết tất cả các thứ trên khay vào chiếc làn mây, chỉ xin cốc nước lọc và nhờ cô tiếp viên mở cửa sổ máy bay. Những cử chỉ của bà càng tô lên những nét đặc trưng của tầng lớp nông dân ở làng quê Việt Nam: xởi lởi, cởi mở, tiết kiệm, chắt chiu. Cách xưng hô “thưa các bác”, “mấy bác nhỉ”,... làm cho nhân vật bà cụ hiện lên với sự e dè, khép nép với những người khách xung quanh. Qua đó, người đọc càng xót thương cho sự nhọc nhằn, vất vả của bà cụ. Bởi lẽ, suốt cuộc đời cực khổ của mình, đây là lần đầu tiên người mẹ ấy được đi máy bay.
Bà cụ không chỉ là người phụ nữ nông thôn có phần “quê mùa” mà còn là người mẹ mang trong mình vết thương chiến tranh. Cuộc sống “ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó”, vậy bà lão đi chuyến bay có vé cả triệu để làm gì? Trong cuộc đối thoại với cô tiếp viên hàng không, bà hỏi “Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?” đã hé lộ mục đích của bà. Sông Bến Hải - con sông thuộc tỉnh Quảng Trị, là nhân chứng của lịch sử chiến đấu hào hùng, oanh liệt nhưng cũng đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt. Bà lão đến thăm con.
Bầu không khi của chuyến bay bỗng thay đổi vì lời nói đầy gắt gỏng của tay vận complet “Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!”. Không chỉ nhân vật “tôi”, cô tiếp viên hay những hành khách xung quanh mà bản thân người đọc bỗng chốc giật mình trước sự thay đổi mạch truyện. Sự đối lập gay gắt giữa người đàn ông sang trọng đang tức giận “Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?” và bà cụ nhỏ bé, sợ sệt. Lời nói của bà cụ khiến mọi người như lặng đi: “Van bác…”, “Bác ơi, van bác… Chẳng là, bác ạ, bữa nay là giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất”. Người mẹ vốn đã có “hình vóc bé nhỏ, teo tóp” lại ngồi “lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc”. Chiến tranh đã đi qua, nhưng những vết thương mà nó để lại đã khắc sâu trên nhân hình và trong trái tim của người mẹ. Nỗi đau đơn của người mẹ mất con dù cho thời gian qua đi cũng không thể nào chữa lành. Người đọc có thể hình dung hình ảnh người mẹ già yếu đang run rẩy cầm đồ linh tinh, như đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo.
Và rồi “cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn”. Trước mắt cô là “một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc”. Đó là “tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo”, là tấm ảnh của “người phi công còn rất trẻ”, là con trai cụ - một người lính phi công đã hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc. Anh là đại diện cho một thế hệ trẻ đã hiến dâng tuổi thanh xuân - phần tươi đẹp nhất của mình cho đất nước. Họ là những người anh hùng, là những con người vĩ đại của một thời khói lửa. Tờ báo “đã xưa cũ”, liệu sự ra đi ấy còn ai ghi nhớ? Người yêu, người nhớ và đau xót nhất khi nhìn vào bức chân dung đã dần nhạt phai theo thời gian chính là mẹ. Anh ngã xuống, rời xa vòng tay mẹ từ ba mươi năm trước và bức ảnh là di vật, là hình ảnh duy nhất của anh mà mẹ có được. Dẫu cách biệt âm dương, dẫu thời gian đã qua gần nửa đời người nhưng tình yêu, nỗi nhớ của mẹ không bao giờ nguôi ngoai, để rồi hòa bình lập lại, lần đầu tiên trong đời người mẹ nông dân ấy được “mới lên được đến miền cháu khuất”. Sự hi sinh cao cả của bà, của những người mẹ anh hùng chúng ta không thể dùng đơn vị nào để cân đo đong đếm. Dù hòa bình đã lập lại, đất nước ngày càng đổi mới nhưng những vết thương của nó vẫn mãi ám ảnh bao thế hệ Việt Nam.
Nếu người đàn ông vận complet tỏ vẻ trang trọng nhưng thái độ đầy sự bất kính, vô duyên, “giận dữ và khinh miệt” thì nhân vật “tôi” và cô tiếp viên lại khiến người đọc cảm động. “Tôi” đã “xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh” khi thấy bàn thờ bỗng nghiêng đi, cô tiếp viên đã cư xử nhẹ nhàng, ân cần và lẽ phép, “đứng sững” và “lặng nhìn” dù người đàn ông vận complet kêu than và bực bội. Hay các chú các bác đặt vé cho bà cụ. Những hành động, cử chỉ của họ đã bày tỏ sự tôn kính, xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, trước người mẹ già với nỗi đau mất con âm ỉ kéo dài hàng chục năm và dường như là cái nghiêng mình kính cẩn trước hương linh của người liệt sĩ. Qua đó, nhà văn khéo léo gửi gắm tới bạn đọc bài học về lẽ sống, về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Con người sống trong thời bình cũng là khi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi. Họ trở nên ích kỉ, lạnh lùng, và họ quên đi những mất mát, hi sinh, quên đi chiến tranh gian khổ mà chỉ nghĩ đến sự thoải mái và đòi hỏi mọi người phải đáp ứng yêu cầu cá nhân của mình.
Như vậy, bằng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc cùng những chi tiết ý nghĩa, nhan đề ấn tượng, tác phẩm “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả bởi tính hiện hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Những người lính đã không ngần ngại hi sinh vì điều cao cả, lớn lao, chính là giành lại độc lập cho dân tộc. Bom đạn kẻ thù đã khiến bao gia đình phải “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Đó là hiện thực tàn nhẫn, đớn đau của lịch sử. Họ chinh chiến và ngã xuống, để lại nỗi nhớ, niềm đau khắc khoải trong lòng mẹ cha. Tác giả bày tỏ niềm xúc động, trân trọng và biết ơn sự hi sinh của những người lính và của những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã “gửi” con cho cuộc đời đất nước.
“Mây trắng còn bay” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác “giàu hình ảnh, uyển chuyển và mang một màu sắc đượm buồn” của Bảo Ninh - một nhà văn đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên mặt trận. Tác phẩm ra đời trong thời kì đất nước đã hòa bình, trong giai đoạn đổi mới toàn diện như một sự nhắc nhở bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ của đất nước không bao giờ được quên công ơn của thế hệ cha ông. Chúng ta phải tiếp bước họ, nhận thức được trách nhiệm bản thân, nỗ lực học tập và trau dồi để cống hiến cho xã hội ngày một phát triển, văn minh hơn.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 3
Mây trắng còn bay" là một tác phẩm truyện ngắn đầy xúc cảm của tác giả Bảo Ninh. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là một người lính trẻ tuổi trong cuộc chiến tranh Việt Nam, anh ta đã trải qua nhiều khó khăn, tổn thương và mất mát trong cuộc chiến đó. Tác giả đã tận dụng ngôn ngữ chân thực, đậm chất Việt Nam để miêu tả một cách chân thật và đau đớn những cảnh tượng trong cuộc chiến.
Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh là truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh sau năm 1975. Tác phẩm ra đời trong thời kì đất nước hoà bình và bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện.
Trong “Mây trắng còn bay”, tác giả Bảo Ninh xây dựng bốn nhân vật, đó là nhân vật “tôi” (người kể chuyện), “tay vận comple”, cô tiếp viên hàng không và “bà cụ”. Trong đó, “bà cụ” là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của câu chuyện, mọi diễn biến trong truyện đều xoay quanh nhân vật này. Tác giả miêu tả những tình huống và cảm xúc của nhân vật chính, những trạng thái tinh thần của anh ta sau những trận chiến, những cảm giác lạc lõng, đau khổ, tuyệt vọng. Những mảng màu sắc trong truyện của Bảo Ninh chính là những gì gần như không thể diễn tả được bằng lời, nhưng lại được tác giả miêu tả rất tinh tế và chân thật, tạo nên một sức hút riêng đối với độc giả.
Trước hết là nhan đề truyện “Mây trắng còn bay”. Tác giả lựa chọn hình ảnh “mây trắng” để đặt tên cho tác phẩm. Và trong truyện có đến 5 lần hình ảnh này được xuất hiện tạo nên không gian bồng bềnh, hư ảo; mặt khác còn gợi sự thanh thản, bình yên. Hình ảnh “mây trắng” trong trạng thái động “còn bay” còn mang ý niệm cho sự chảy trôi của cuộc đời, của quá khứ vẫn chưa ngủ yên.
Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là nhân vật bà cụ. Các chi tiết miêu tả ngoại hình “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, “lưng còng, hai bàn tay gầy guộc” khắc hoạ rõ nét vẻ ngoài lam lũ, vất vả, khắc khổ của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam xưa. Từ cử chỉ “bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây… bà không muốn nhận khay đồ ăn, “Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì… bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc.” đến lời nói sử dụng nhiều từ ngữ đưa đẩy “các bác kìa, bác nhỉ, thưa các bác…” hay “Thảo nào hai lượt tàu bay “những” triệu bạc… Các chú cho già “thì có” khiến cho nhân vật bà cụ hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của tầng lớp nông dân ở làng quê Việt Nam: xởi lởi, cởi mở, tiết kiệm, chắt chiu. Nhưng qua đó cũng hiện lên một mảnh đời cơ cực, nhọc nhằn, vất vả. Ta vừa buồn cười khi bà chẳng dám ăn đồ ăn trên máy bay vì sợ tốn tiền, hay khi bà nhờ cô tiếp viên mở giúp cái cửa sổ máy bay cho thoáng nhưng ta lại càng thương bà cụ hơn khi biết đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, người mẹ ấy đi máy bay, bà bày đồ cúng cho con trên máy bay, trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần 30 năm trước. Khi chứng kiến cái dáng vẻ sợ sệt, van lơn, khẩn khoản của bà cụ với tay vận complet, ta lại càng thương cảm, xót xa.
Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” được kể lại bằng ngôi thứ nhất, qua lời của nhân vật “tôi” – một trong những người có mặt trong chuyến bay đó và là người ngồi gần bà cụ. Chính vì vậy nhân vật “tôi” là người chứng kiến mọi việc, kể lại câu chuyện một cách chân thực, khách quan, tăng tính thuyết phục cho truyện đồng thời có thể thay mặt tác giả trực tiếp bày tỏ suy nghĩ, tình cảm.
Bên cạnh đó, "Mây trắng còn bay" còn là một tác phẩm mang thông điệp sâu sắc về chiến tranh và nhân văn. Tác giả đã thể hiện rõ sự thất vọng và tuyệt vọng của nhân vật chính khi phải đối mặt với sự ngược đãi, đau khổ, mất mát không đáng có trong cuộc chiến. Tác phẩm đưa ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc chiến và giá trị của nhân văn, cũng như đưa ra thông điệp rằng sự sống và tình yêu luôn đẹp đẽ, dù cho có bao nhiêu khó khăn và đau đớn.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 4
Thanh xuân đời người trôi qua nhanh chóng, và tôi muốn hiến dâng những năm tháng rực rỡ ấy để đổi lại sự bình yên cho Tổ quốc.
Để đạt được sự thống nhất và độc lập cho đất nước, hàng ngàn người lính trẻ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống riêng, rời xa quê hương và gia đình để bảo vệ và xây dựng tương lai cho đất nước. Dù thời gian có trôi qua, hòa bình có trở lại, nhưng những mất mát, những nỗi đau của các bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn mãi còn đó. Viết về nỗi đau và những hệ lụy sau chiến tranh, tác phẩm "Mây trắng còn bay" của Bảo Ninh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc nhờ cách khắc họa chân thực những hậu quả của chiến tranh.
Truyện ngắn "Mây trắng còn bay" được Bảo Ninh viết vào năm 1975, khi đất nước đang bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện. Mặc dù chiến tranh đã qua đi, nhưng dấu tích của nó vẫn còn in hằn trong lòng người dân. Câu chuyện là một bản nhạc hiện thực về cuộc sống thời hậu chiến, được thể hiện qua nhân vật "tôi" - một tiếp viên hàng không, "tay vận complet" và "bà cụ".
Nhắc đến truyện ngắn này, không thể không ấn tượng với nhan đề "Mây trắng còn bay". Hình ảnh máy bay bay qua từ vùng đất này sang vùng đất khác, trên những đám mây trắng xóa, dường như là một ẩn dụ cho sự bình yên nhưng cũng đầy thơ mộng. Hình ảnh mây trắng vừa tượng trưng cho sự thanh bình, vừa ngụ ý về sự chảy trôi không ngừng của thời gian. Bầu trời bình yên hôm nay đã được đổi lại bằng một quá khứ đầy đau thương và mất mát.
Khai thác đề tài hậu chiến, truyện ngắn tập trung vào nỗi đau của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, thể hiện sự mất mát to lớn qua từng trang viết. Bảo Ninh không chỉ là một nhà văn, mà còn là một cựu chiến binh dũng cảm, nhờ đó, ông đã truyền tải được những cảm xúc chân thật nhất về chiến tranh. Lấy bối cảnh một chuyến bay từ Hà Nội vào Quảng Trị, truyện ngắn đã khắc họa hình ảnh một bà cụ nhỏ bé, yếu đuối, trên đường vào thăm nơi con trai mình đã hy sinh ba mươi năm trước. Qua ngòi bút tinh tế và uyển chuyển của Bảo Ninh, hình ảnh người mẹ già đáng thương, nâng niu tấm ảnh đã ố màu của con, chuẩn bị bàn thờ nhỏ và đồ lễ chu đáo, đã gây xúc động mạnh mẽ cho độc giả. Từ đó, tác giả muốn gửi gắm bài học sâu sắc về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 5
Tác phẩm 'Mây trắng còn bay' của Bảo Ninh là một câu chuyện ngắn đầy cảm xúc, nổi bật với phong cách kể chuyện chân thực và mô tả sâu sắc về chiến tranh. Câu chuyện xoay quanh nhân vật một người lính trẻ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, đau đớn và mất mát. Bảo Ninh đã dùng ngôn ngữ giản dị nhưng rất Việt Nam để miêu tả những cảnh tượng tàn khốc của chiến tranh, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc và suy ngẫm.
'Mây trắng còn bay' được viết vào năm 1975, ngay sau khi đất nước đạt hòa bình và bước vào giai đoạn đổi mới. Tác phẩm phản ánh rõ ràng bối cảnh hậu chiến và những thay đổi xã hội, tạo nên một bức tranh sinh động và chân thực về thời kỳ đó.
Trong tác phẩm, Bảo Ninh đã xây dựng bốn nhân vật: nhân vật “tôi” (người kể chuyện), 'tay vận comple', cô tiếp viên hàng không và “bà cụ”. Trong số đó, “bà cụ” là nhân vật chính, xung quanh bà là toàn bộ câu chuyện diễn ra. Tác giả khắc họa chi tiết các tình huống và cảm xúc của nhân vật chính, từ những biến động tâm lý sau các trận chiến đến cảm giác lạc lõng, đau đớn và tuyệt vọng. Màu sắc trong truyện của Bảo Ninh được miêu tả một cách tinh tế và chân thật, tạo nên sức hút đặc biệt với người đọc.
Tên gọi 'Mây trắng còn bay' mang một ý nghĩa sâu xa và gợi nhiều cảm xúc. Hình ảnh 'mây trắng' xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, tạo nên một không gian mơ màng và gợi sự thanh thản, bình yên. Đồng thời, hình ảnh động của 'mây trắng còn bay' cũng phản ánh sự trôi chảy của cuộc đời và quá khứ chưa thể quên.
Nhân vật chính trong truyện là bà cụ, một hình mẫu của người mẹ Việt Nam vất vả. Những chi tiết miêu tả về ngoại hình như 'hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như hòa vào thân ghế', 'lưng còng, hai bàn tay gầy guộc' làm nổi bật vẻ khắc khổ của bà. Các cử chỉ như ‘bà cụ chẳng dám hỏi thêm gì nữa, ngồi im ôm chặt chiếc làn mây’ hay ‘bà chỉ xin một cốc nước lọc’ và lời nói với nhiều từ ngữ đẩy đưa như ‘các bác ạ’, ‘thưa các bác’, phản ánh sự tiết kiệm, chắt chiu và nét đặc trưng của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng thể hiện một cuộc đời đầy gian khổ. Dù buồn cười khi bà không dám ăn đồ ăn trên máy bay để tiết kiệm, nhưng lại đáng thương khi biết rằng đây là lần đầu tiên bà đi máy bay, và bà còn dâng đồ cúng cho con trai đã hy sinh trong chiến tranh. Hình ảnh bà cụ sợ sệt, van nài tay vận comple càng làm nổi bật sự cảm thông và xót xa.
Câu chuyện được kể từ góc nhìn của nhân vật 'tôi', một hành khách trên chuyến bay ngồi gần bà cụ. Phương pháp kể chuyện này không chỉ làm tăng tính thuyết phục mà còn cho phép tác giả bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình, tạo nên sự gần gũi và chân thật với người đọc.
'Mây trắng còn bay' không chỉ miêu tả nỗi đau của những người sống sót mà còn truyền tải một thông điệp sâu sắc về chiến tranh và nhân văn. Tác phẩm không chỉ phản ánh sự thất vọng và đau khổ của nhân vật chính trước sự tàn bạo và mất mát của chiến tranh, mà còn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc chiến và giá trị của nhân văn. Tác phẩm nhấn mạnh rằng sự sống và tình yêu vẫn luôn đẹp đẽ, dù trải qua bao nhiêu khó khăn và đau đớn.
'Mây trắng còn bay' là tác phẩm đầy cảm xúc, thể hiện sự tinh tế và tâm huyết của Bảo Ninh trong việc phản ánh thực tại cuộc sống và chiến tranh. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một bản tình ca về quá khứ, mà còn là thông điệp quý giá về hòa bình và lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 6
Trong tác phẩm "Mây trắng còn bay", việc sử dụng hình ảnh "mây trắng" như một yếu tố chủ đạo không chỉ làm nổi bật sự bồng bềnh, hư ảo của không gian mà còn mang đậm tầm quan trọng về sự chảy trôi của cuộc đời và quá khứ chưa nguôi ngoai. Hình ảnh này xuất hiện đến 5 lần trong truyện, từ đó tạo nên một không khí huyền ảo nhưng đồng thời cũng gợi lên sự thanh thản, bình yên, mở ra một góc nhìn sâu sắc về cuộc sống và nhân sinh.
Kết cấu của tác phẩm được xây dựng một cách chặt chẽ, từ mở đầu sụp đổ trong thời tiết xấu khi máy bay cất cánh dưới cơn mưa, đến khúc cuối khi cảnh "đại dương khí quyển ngời sáng" và hình ảnh "Tổ quốc tôi trên trời cao" ngụ ý về sự bất tử của những người chiến sĩ. Sự kết thúc với một đoạn văn mang tính thơ, phả vào câu chuyện một màu sắc cảm xúc ấm áp và đầy xúc động, nâng tầm văn xuôi lên một cấp độ mới, sâu lắng và sắc nét hơn.
Trong tác phẩm, tác giả tập trung miêu tả và làm nổi bật hai nhân vật: tay vận comple và bà cụ. Bà cụ, là nhân vật trung tâm của câu chuyện, được khắc họa với nhiều chi tiết sinh động về ngoại hình và cử chỉ, từ "Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế", đến lời nói sử dụng nhiều từ ngữ chân thành và đầy cảm xúc. Những đặc điểm này không chỉ gợi lên hình ảnh rõ nét về người phụ nữ Việt Nam xưa, mà còn đẩy mạnh tầng lớp nông dân với tính chất xởi lởi, cởi mở và chắt chiu. Tuy nhiên, qua đó cũng thể hiện một mảnh đời khổ cực, nhọc nhằn và vất vả của những người phụ nữ trong chiến tranh.
Sự kiện cốt truyện diễn ra theo một lối mở đầu rất bình thường, những mẩu đối thoại ngắn ngủi tưởng chừng như không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, những tiếng nạt của tay vận comple đối với bà cụ đã nhanh chóng làm nổi bật câu chuyện và thu hút sự chú ý của độc giả. Điểm cao trào của câu chuyện đạt đến khi bí mật về bà cụ dần dần được hé lộ, từ việc nhắc đến hai chiếc vé máy bay đến hành động van nài của bà với tay vận comple. Đây là điểm mấu chốt để các sự việc trước đó được liên kết và giải thích, làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ và lôi cuốn hơn bao giờ hết.
Phần cuối của truyện với chi tiết "Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh" là một cú chốt đầy ý nghĩa. Tác giả, thông qua hành động này của nhân vật "tôi", không chỉ thể hiện sự cảm thông sâu sắc và lòng biết ơn đối với những người mẹ hi sinh trong chiến tranh mà còn làm nổi bật vấn đề nhân đạo và sự thương tiếc với những con người anh dũng đã từng hi sinh. Hình ảnh trong chiếc khung ảnh cũ từ mảnh báo "người phi công còn rất trẻ" làm nổi bật thêm sự thực về một cuộc chiến tranh khốc liệt, đầy những mất mát đáng tiếc và những đau thương còn vẹn nguyên.
Đặc biệt, "Mây trắng còn bay" không chỉ là một tác phẩm về chiến tranh mà còn là một lời phê phán sâu sắc về nhân văn và lối sống của những người sống trong thời bình trước những hy sinh của những người anh hùng. Tác phẩm này là một bài học quý giá về lòng biết ơn, về sự trân trọng những nỗ lực vĩ đại và những đau thương vô tận của cuộc đời, như những "mây trắng" vẫn bay mãi trong sự chảy trôi không ngừng của thời gian.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 7
Cuộc đời của mỗi người trôi qua nhanh chóng, và tôi mong muốn cống hiến những năm tháng tươi đẹp đó để đổi lại sự bình yên cho quê hương.
Để đạt được độc lập và thống nhất cho đất nước, hàng nghìn người lính trẻ đã hy sinh khi còn quá trẻ. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống cá nhân, rời xa quê hương và gia đình để bảo vệ và xây dựng tương lai cho đất nước. Dù thời gian có trôi qua, hòa bình có trở lại, nhưng những nỗi đau và mất mát của các bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn luôn hiện hữu. Tác phẩm 'Mây trắng còn bay' của Bảo Ninh, với việc miêu tả chân thực những hậu quả của chiến tranh, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
'Mây trắng còn bay' là một tác phẩm của Bảo Ninh viết vào năm 1975, khi đất nước bắt đầu bước vào giai đoạn đổi mới. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc, những dấu vết của nó vẫn còn ám ảnh trong tâm trí người dân. Câu chuyện phản ánh chân thực cuộc sống thời hậu chiến, được kể qua góc nhìn của nhân vật 'tôi' - một tiếp viên hàng không, 'tay vận comple' và 'bà cụ'.
Khi nhắc đến truyện ngắn 'Mây trắng còn bay', nhan đề của nó tạo ấn tượng sâu sắc với hình ảnh máy bay lướt qua những đám mây trắng mờ. Đây là một biểu tượng ẩn dụ cho sự yên bình và vẻ đẹp lãng mạn. Mây trắng không chỉ tượng trưng cho sự thanh thản mà còn gợi ý về dòng chảy liên tục của thời gian, trong khi bầu trời hôm nay đã đánh đổi bằng một quá khứ đầy nỗi đau và mất mát.
Tác phẩm 'Mây trắng còn bay' khai thác sâu sắc nỗi đau của các bà mẹ Việt Nam anh hùng sau chiến tranh. Bảo Ninh, không chỉ là nhà văn mà còn là cựu chiến binh, đã truyền tải chân thực cảm xúc về chiến tranh. Câu chuyện diễn ra trên chuyến bay từ Hà Nội đến Quảng Trị, kể về bà cụ nhỏ bé, yếu đuối, đang trên đường đến thăm nơi con trai mình hy sinh ba mươi năm trước. Bằng bút pháp tinh tế, Bảo Ninh đã khắc họa hình ảnh người mẹ già tội nghiệp, chăm sóc tấm ảnh cũ của con và chuẩn bị bàn thờ nhỏ với đầy đủ lễ vật, gây xúc động mạnh cho độc giả. Tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng biết ơn và đạo lý 'uống nước nhớ nguồn' của dân tộc.
Phân tích tác phẩm Mây trắng còn bay - mẫu 8
Bảo Ninh là một tác giả vô cùng tài ba trong việc miêu tả. Ông đã miêu tả rất tỉ mỉ và chính xác đến mức đau lòng về những vết thương của cuộc chiến, về những trận đánh kinh hoàng, cái chết đáng sợ và những cảnh hoang tàn của những người phải sống trong điều kiện chiến tranh. Sau khi đọc “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh, chúng ta cảm nhận được thông điệp về hòa bình, lòng hiếu thảo và tình cha mẹ sâu đậm.
Tác phẩm ngắn "Mây trắng còn bay" của Bảo Ninh đề cập đến chủ đề chiến tranh sau năm 1975. Trong thời đại của hòa bình và đổi mới toàn diện, "bà cụ" là nhân vật trung tâm và tạo nên diễn biến cho câu chuyện. Tác giả mô tả chi tiết những tình huống và cảm xúc của nhân vật chính sau những trận chiến, với những cảm giác đau khổ, lạc lõng và tuyệt vọng. Những mảng màu sắc trong truyện tưởng chừng không thể diễn tả bằng lời được, tuy nhiên tác giả Bảo Ninh miêu tả chân thật và tinh tế, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho người đọc.
Với những nét miêu tả chân thực và tinh tế, chúng ta có thể dễ dàng hình dung ngoại hình của người mẹ trong đoạn văn này. Bà có thân hình nhỏ bé, teo tóp như chìm lấp vào ghế, lưng còng, hai bàn tay gầy guộc, tất cả đều tạo nên vẻ ngoài lam lũ, vất vả và khắc khổ của một người phụ nữ Việt Nam xưa “Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”. Bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm, ngồi im và ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Bà không muốn nhận khay đồ ăn, mà dồn hết tất cả các thứ trên khay vào chiếc làn mây và chỉ xin một cốc nước lọc. Những cử chỉ của bà càng tô lên những nét đặc trưng của tầng lớp nông dân ở làng quê Việt Nam: xởi lởi, cởi mở, tiết kiệm, chắt chiu. Bà dùng nhiều từ ngữ đưa đẩy khi nói chuyện với các bác, thưa các chú, làm cho nhân vật bà cụ hiện lên với nét đặc trưng của tầng lớp nông dân, nhưng cũng vì thế mà hiện lên mảnh đời cực khổ, nhọc nhằn và vất vả của bà cụ. Chúng ta vừa buồn cười vừa đau lòng khi bà chẳng dám ăn đồ ăn trên máy bay vì sợ tốn tiền, hay khi bà nhờ cô tiếp viên mở giúp cái cửa sổ máy bay cho thoáng nhưng ta lại càng thương bà cụ hơn khi biết đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, người mẹ ấy đi máy bay.
Khi bà cụ bày đồ cúng cho con trên máy bay, trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần 30 năm trước thì bị y sang trọng đứng dậy mắng. Lúc này bà chỉ yếu đuối van xin “- Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác...” Bà được miêu tả như một người già yếu, cụt ngủ và có vẻ như đang đau đớn trong khi cầm đồ linh tinh, như đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Bà cụ cũng có tấm ảnh của một phi công trẻ được cắt ra từ một tờ báo cũ xưa. Bà cụ được miêu tả là ngồi lặng lẽ, với lưng còng xuống và hai bàn tay chắp lại, tạo nên một hình ảnh đáng thương và cảm động. Bà cụ là một nhân vật đáng quan tâm trong đoạn văn này, người ta có thể cảm nhận được sự yếu đuối và nỗi đau của bà qua cách miêu tả của tác giả.
"Mây trắng còn bay" mang trong mình những thông điệp sâu sắc về chiến tranh và nhân văn. Tác giả đã tuyệt vọng và thất vọng khi miêu tả sự đau khổ, mất mát và sự bất công mà nhân vật chính phải chịu đựng trong cuộc chiến. Tác phẩm này đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của chiến tranh và giá trị của nhân văn, cũng như gửi gắm thông điệp rằng sự sống và tình yêu luôn đẹp đẽ, dù có bao nhiêu gian khó và đau đớn.