Từ chỉ đặc điểm là gì? Phân loại từ chỉ đặc điểm

170

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Từ chỉ đặc điểm là gì? Phân loại từ chỉ đặc điểm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Từ chỉ đặc điểm là gì? Phân loại từ chỉ đặc điểm

1. Từ chỉ đặc điểm là gì?

Đặc điểm là điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, hiện tượng, dùng để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, hiện tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, và đối tượng khác.

Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ:

- Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…

- Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…

- Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…

- Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

Ví dụ:

1. Con đường đã bị bao phủ bởi màu vàng của lá cây.

2. Cô giáo tôi rất nghiêm khắc với học sinh. 

2. Phân loại từ chỉ đặc điểm

Như ở phần định nghĩa cũng đã trình bày, từ chỉ đặc điểm có thể phân loại thành 2 loại:

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài là những từ chỉ nét riêng của sự vật thông qua các giác quan của con người như hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị...

Ví dụ: 

1. Anh ta vừa cao lại vừa gầy

⇒ Cao, gầy là những từ chỉ đặc điểm về hình dáng. 

2. Món sườn xào chua ngọt của mẹ tôi làm có mùi thơm và vị rất ngon

⇒ Thơm, ngon là những từ chỉ đặc điểm về mùi vị. 

3. Hàng xóm nhà tôi hát nhạc rất to và ồn ào.

⇒ To, ồn ào là những từ chỉ đặc điểm về âm thanh .

Từ chỉ đặc điểm bên trong là các từ chỉ các nét riêng được nhận biết sau một quá trình quan sát, suy luận và đúc kết đưa ra kết luận. Những từ này thường là những từ chỉ cấu tạo, tính chất, tính tình. 

Ví dụ: 

1. Anh ta là một kẻ mưu mô và đầy toan tính.

2. Linh là một người vui tính  dễ thương. 

⇒ Mưu mô, toan tính hay vui tính, dễ thương đều là những từ chỉ tính cách con người. Chúng ta không thể đưa ra kết luận về tính cách của con người chỉ thông qua tiếp xúc bằng các giác quan. Phải qua quá trình quan sát, tiếp xúc mới có thể kết luận được những đặc điểm về tính cách bên trong. 

3. Bài tập về Từ chỉ đặc điểm

Bài 1. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi

Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 1)

Trả lời:

a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...)

- Em bé rất đáng yêu.

b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...)

- Con voi trông thật khỏe.

c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...)

- Những quyển vở rất xinh xắn.

d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...)

- Cây cau rất cao và thẳng.

Bài 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người : ....

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : .....

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : ....

Trả lời:

a) Đặc điểm về tính tình của một người: thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Bài 3. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:

Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,...

a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm, …

b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…

c) Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…

d) Nụ cười của anh (hoặc chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Trả lời:

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào?

Mái tóc ông em

đã ngả màu hoa râm.

Mái tóc bà

dài và bồng bềnh như mây.

Bố em

rất hài hước.

Mẹ em

là người phụ nữ hiền hậu.

Bàn tay bé Na

mũm mĩm và trắng hồng.

Nụ cười của chị em

lúc nào cũng tươi tắn.

Bài 4: Tìm những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:

"Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng ấm áp của mặt trời."

Trả lời:

Những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: đầy, non, xanh biếc, thơm ngát, trắng muốt, đầy, ấm áp, mơn mởn.

Bài 5: Đặt câu hỏi cho từ in đậm:

- Phòng học rất yên tĩnh.

- Căn phòng rất rộng rãi, ngập tràn ánh nắng.

Trả lời:

- Phòng học rất yên tĩnh.

→ Phòng học thế nào?

→ Phòng học ra sao?

→ Phòng học có những đặc điểm gì?

→ Phòng học như thế nào?

- Căn phòng rất rộng rãi, ngập tràn ánh nắng.

→ Căn phòng ra sao?

→ Căn phòng như thế nào?

→ Căn phòng có ánh nắng?

→ Căn phòng có rộng không?

Bài 6: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:

"Em về làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu"

Định Hải

Trả lời:

Các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ là: xanh - xanh trong dòng 2; xanh mát trong dòng 4 và xanh ngắt trong dòng 6.

Bài 7: Cho các từ chỉ đặc điểm sau đây: cao lớn, hiền lành, độc ác, mềm mại, lấp lánh, mềm dẻo, to tròn, bụ bẫm, vuông vức, dịu dàng. Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm sau: 

a. Từ chỉ đặc điểm tính cách

b. Từ chỉ đặc điểm tính chất

c. Từ chỉ đặc điểm hình dáng

Lời giải 

a. Từ chỉ đặc điểm tính cách: hiền lành, độc ác, dịu dàng

b. Từ chỉ đặc điểm tính chất: mềm mại, lấp lánh, mềm dẻo

c. Từ chỉ đặc điểm hình dáng: cao lớn, to tròn, bụ bẫm, vuông vức.  

Bài 8: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau: 

"Em nuôi một đôi thỏ

Bộ lông trắng như bông 

Mắt tựa viên kẹo hồng

Đôi tai trắng dài thẳng đứng" 

Lời giải 

Các từ chỉ đặc điểm: trắng, hồng, dài, thẳng. 

Đánh giá

0

0 đánh giá