Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 50 Bài tập từ trái nghĩa có đáp án thường dùng giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Bài tập về từ trái nghĩa
A. Bài tập về từ trái nghĩa
Câu 1: Tìm những từ trái nghĩa với nhau về phẩm chất?
☐ Thông minh/ ngu dốt
☐ Hào phóng/ keo kiệt
☐ Ngẩng mặt/ cúi đầu
☐ Hiền lành/ độc ác
☐ Đứng/ ngồi
☐ Sạch sẽ/ bẩn thỉu
Lời giải:
Những cặp từ trái nghĩa về phẩm chất đó là
- Thông minh/ngu dốt
- Hào phóng/keo kiệt
- Hiền lành/độc ác
- Sạch sẽ/bẩn thỉu
Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa nhau về tả hình dáng?
☐ Cao/ thấp
☐ Bé nhỏ/ to lớn
☐ Lùn tịt/ xấu xí
☐ Vạm vỡ/ gầy còm
☐ Nhỏ nhắn/ ốm yếu
Những từ trái nghĩa về tả hình dáng đó là:
- Cao/ thấp
- Bé nhỏ/to lớn
- Vạm vỡ/gầy còm
Câu 3: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau đây:
a. Thức khuya dậy sớm.
b. Ba chìm bảy nổi.
Lời giải:
Các từ trái nghĩa có trong hai câu trên là:
a. khuya - sớm
b. Chìm – nổi
Câu 4: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn thành các câu sau:
a. Hẹp nhà rộng .
b. Trần Quốc Toản là người tuổi nhỏ mà chí .
c. Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn mãi trong kí ức của không chỉ những người Nhật Bản mà còn cả những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
d. Áo rách khéo vá hơn lành may
Lời giải:
a. Hẹp nhà rộng bụng.
b. Trần Quốc Toản là người tuổi nhỏ mà chí lớn.
c. Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức của không chỉ những người Nhật Bản mà còn cả những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
d. Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
Như vậy, các từ điền vào chỗ trống là: rộng, lớn, sống, vụng
Câu 5: Gạch dưới các từ trái nghĩa có trong mỗi câu sau:
a. Người dân ở đó tuy nghèo nhưng giàu tình cảm.
b. Từ đầu đến cuối, người sai vẫn là anh ta.
Lời giải:
a. Người dân ở đó tuy nghèo nhưng giàu tình cảm.
b. Từ đầu đến cuối, người sai vẫn là anh ta.
Các cặp từ trái nghĩa tìm được là:
a. nghèo/giàu
b. đầu/cuối
Câu 6: Tìm những từ trái nghĩa trong câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục:
A. chết – sống.
B. vinh – nhục.
C. chết – nhục.
D. Cả A và B.
Lời giải:
Những từ trái nghĩa có trong câu tục ngữ chết vinh còn hơn sống nhục là:
Sống và chết, vinh và nhục
Chọn đáp án: D
Câu 7: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?
A. Có tác dụng để chơi chữ.
B. Có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.
C. Có tác dụng để câu dài hơn.
D. Cả A và B đều đúng.
Lời giải:
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.
Chọn đáp án: B
Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với từ hòa bình?
A. Chiến tranh
B. Bình yên
C. Xung đột
D. Cả A và C
Lời giải:
Trái nghĩa với từ hòa bình là từ chiến tranh hoặc từ xung đột
Chọn đáp án: D
Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ thương yêu?
A. Thù ghét
B. Căm giận
C. Lo lắng
D. Cả A và B
Lời giải:
Trái nghĩa với từ yêu thương là từ thù ghét hoặc là từ căm giận.
Chọn đáp án: D
Câu 10: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có nghĩa coi trọng bản chất hơn hình thức?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B. Người ta là hoa của đất.
C. Trọng nghĩa khinh tài.
D. Cả B và C
Lời giải:
Câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn có nghĩa là coi trọng bản chất hơn hình thức.
Chọn đáp án: A
Câu 11: Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”?
A. Trẻ em
B. Trẻ tuổi
C. Trẻ con
D. Con trẻ
Câu 12: Cặp từ nào dưới đây không phải cặp từ trái nghĩa?
A. Già – trẻ
B. Sang – hèn
C. Bay – lượn
D. Ngày – đêm
C. Bay – lượn
Câu 13: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau
Bát cơm vơi nước mắt…
Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa
A. Đầy
B. Đủ
C. Nhiều
D. Ít
A. Đầy
Câu 14: Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào câu sau
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao……. nước, nước mà…….. non.
A. Xa – gần
B. Nhớ- quên
C. Đi – về
D. Nhớ -mong
B. Nhớ- quên
Câu 15: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau
Trong lao tù ….. đón tù …..
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa
A. Xuân - đông
B. Cũ – mới
C. Trời –đất
D. Già – trẻ
B. Cũ – mới
Câu 16: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau
Mong sao chân …….. đá …....
Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng
A. Cứng – mềm
B. Cứng – nhũn
C. To – nhỏ
D. Khỏe – yếu
A. Cứng – mềm
Câu 17: Gạch dưới các từ không cùng nhóm với những từ còn lại:
a. mạnh mẽ, yếu đuối, hèn nhát, nhút nhát;
b. xanh xao, xanh biếc, xanh rì, xanh ngắt;
c. nhanh nhẹn, hoạt bát, tháo vát, chậm chạp
d. khỏe khoắn, khỏe mạnh, mạnh mẽ, yếu đuối
a. mạnh mẽ, yếu đuối, hèn nhát, nhút nhát;
b. xanh xao, xanh biếc, xanh rì, xanh ngắt;
c. nhanh nhẹn, hoạt bát, tháo vát, chậm chạp
d. khỏe khoắn, khỏe mạnh, mạnh mẽ, yếu đuối
Câu 18: Tìm những từ trái nghĩa với từ được gạch dưới:
a. “đậm”
nét đậm - …………………….
màu áo đậm - …………………….
b. “tươi”
hoa tươi - …………………….
màu tươi - …………………….
c. “lành”
bát lành - …………………….
áo lành - …………………….
d. “trong”
hồ nước trong - …………………….
bên trong - …………………….
a. “đậm”
nét đậm – nét thanh
màu áo đậm – màu áo nhạt
b. “tươi”
hoa tươi – hoa héo
màu tươi – màu nhạt
c. “lành”
bát lành – bát vỡ
áo lành – áo rách
d. “trong”
hồ nước trong – hồ nước đục
bên trong – bên ngoài
Câu 19: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống:
a. “……………. ngược ……………. xuôi”;
b. “Chết ……………. còn hơn sống…………….”
c. “Trước ……………. sau …………….”;
d. “……………. khơi ……………. lộng”.
a. “Đi ngược về xuôi”;
b. “Chết vinh còn hơn sống nhục”
c. “Trước lạ sau quen”
d. “Ra khơi vào lộng”.
Câu 20: Tìm thành ngữ trái nghĩa với mỗi thành ngữ sau:
a. “Nhanh như cắt”:………………………………………………………………….
b. “Đen như cột nhà cháy”: …………….……………………………………………
c. “Khỏe như voi”: …………….…………………………………………………….
d. “Vắng như chùa Bà Đanh”: …………….………………………………………...
e. “Vui như Tết”: …………….……………………………………………………...
a. “Nhanh như cắt”: Chậm như sên
b. “Đen như cột nhà cháy”: Trắng như bóc
c. “Khỏe như voi”: Yếu như sên
d. “Vắng như chùa Bà Đanh”: Đông như kiến.
e. “Vui như Tết”: Buồn như đám ma
Câu 21. Thế nào là từ trái nghĩa?
A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
B. Là những từ có nghĩa gần nhau
C. Là những từ có nghĩa giống nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: A
Câu 22. Từ “hồi” nào sau đây không đồng nghĩa với chữ “hồi” trong những từ còn lại?
A. Hồi hương
B. Hồi hộp
C. Hồi âm
D. Hồi cư
Đáp án B
Câu 23. Cặp từ nào dưới đây không trái nghĩa với nhau?
A. Li- hồi
B. Vấn- lai
C. Thiếu- lão
D. Tiểu- đại
Đáp án B
→ Vì “vấn” nghĩa là hỏi, lai nghĩa là “tới”
Câu 24. Cặp từ nào dưới đây không phải cặp từ trái nghĩa?
A. Trẻ- già
B. Sáng- tối
C. Sang- hèn
D. Bay- nhảy
Đáp án: D
Câu 25. Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa trong những câu dưới đây?
A. Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay
B. Trong lao tù cũ đón mới
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa
C. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
D. Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa
Chỗ ồn ào đang hóa than rơi
Đáp án
A. Cao- thấp; cứng mềm
B. Cũ- mới
C. Còn- hết
D. Im lặng- ồn ào
Câu 26. Tìm những từ trái nghĩa còn thiếu trong những câu sau:
a, Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại…
b, Xét mình công ít tội…
c, Bát cơm vơi nước mắt…
Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa
d, Một vũng nước trong, mười dòng nước đục
Một trăm người…, chưa được một người thanh.
Đáp án
A- cười
B – nhiều
C. – đầy
D- Tục
Câu 27. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.
Trả lời:
thật thà – dối trá;
giỏi giang – kém cỏi;
cứng cỏi – yếu ớt;
hiền lành – độc ác;
nhỏ bé – to lớn;
nông cạn – sâu sắc;
sáng sủa – tối tăm;
thuận lợi – khó khăn;
vui vẻ - buồn bã;
cao thượng – thấp hèn;
cẩn thận – cẩu thả;
siêng năng – lười biếng;
nhanh nhảu – chậm chạp;
đoàn kết – chia rẽ.
Câu 28: Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở Câu 27
Trả lời:
Học sinh tham khảo các câu sau:
- hiền lành – độc ác;
Lọ lem thì hiền lành còn phù thủy thì độc ác
- vui vẻ - buồn bã;
Hoàng luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người
Liên luôn buồn bã khi gặp chuyện xui xẻo
- cẩn thận – cẩu thả;
Anh Ba làm việc cẩn thận, tỉ mỉ
Anh Bốn luôn làm việc cẩu thả, không đạt hiệu quả cao
Câu 29: Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a) Già:
Quả già
Người già
Cân già
b) Chạy:
Người chạy
Ôtô chạy
Đồng hồ chạy
c) Chín:
Lúa chín
Thịt luộc chín
Suy nghĩ chín chắn
Trả lời:
a) Già:
Quả non
Người trẻ
Cân non
b) Chạy:
Người đứng
Ôtô dừng
Đồng hồ chết
c) Chín:
Lúa xanh
Thịt luộc sống
Suy nghĩ nông nổi
Câu 30: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó.
Trả lời:
- Cặp từ trái nghĩa nói về học hành: lý thuyết - thực hành, chăm chỉ - lười biếng, thông minh - ngu dốt, điểm cao - điểm thấp, tiến bộ - thụt lùi...
- Học sinh tham khảo các câu sau:
Trong khi Hùng chăm chỉ làm bài tập, thì Quyên lười biếng nằm đọc truyện.
Kết quả kì thi có điểm cao hay điểm thấp thì em cũng đã nỗ lực hết mình.
B. Lý thuyết từ trái nghĩa
I. Từ trái nghĩa là gì?
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…
II. Phân loại từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.
Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.
Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…
III. Cách sử dụng từ trái nghĩa
Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:
1. Tạo sự tương phản
Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.
Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.
2. Để tạo thế đối
Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
3. Để tạo sự cân đối
Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Xem thêm các nội dung khác: