Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

TOP 20 bài Thuyết trình về bạo lực học đường 2024 SIÊU HAY

40

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về bạo lực học đường hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Thuyết trình về bạo lực học đường

Đề bài: Bài văn mẫu Thuyết trình về bạo lực học đường

Thuyết trình về bạo lực học đường - mẫu 1

Thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh,  em xin giới thiệu, em tên là Thu Uyên học sinh lớp 9C. Hôm nay em được đứng đây thuyết trình về một vấn đề gây lo ngại cho nhiều người , và vấn đề đó đang phát ra nhiều tín hiệu báo động khẩn cấp trong nhà trường ns riêng , trong toàn xã hội nói chung. Đó chính  là nạn bạo lực học đường.
      Ngày nay xã hội  phát triển đời sống con người được  nâng lên. Giới  trẻ là thành phần được  quan tâm nhiều nhất. Nhưng có phải xã hội đã và đang phát triển với  tốc độ nhanh đến chóng mặt khiến cho con người có những đòi hỏi  cao hơn trong cuộc sống? Có phải vì sự thay đổi đột ngột của xã hội  mà  hành vi, lối sống của học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch? Chúng ta là lứa tuổi cắp sách đến trường, không ai có thể tránh khỏi những tranh cãi, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây đó là những việc quá đỗi bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận tìm ra lỗi sai của mỗi người, để tập nói lời xin lỗi, cảm ơn và đôi khi có thêm người bạn mới. Nhưng hiện nay những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường nữa mà dường như nó đã vượt lên trên tầm ảnh hưởng của pháp luật. Giờ đây nạn bạo lực học đường là 1 vấn nạn lớn gây đau đầu cho các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chỉ cần chúng ta lên google  đánh cụm từ “ học sinh đánh nhau ’’ thì chỉ cần 0.08 giây kết quả tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ có lien quan đến học sinh  dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Một con số thật khủng khiếp. Hoặc lên youtube sẽ thấy những hình ảnh video do học sinh  quay lại tung lên mạng gây ám ảnh cho nhiều người và nỗi đau về 1 thế hệ trẻ. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.. Vậy nguyên nhân của nó là gì? Nguyên nhân cơ bản là từ cá nhân học sinh bị tiêm nhiễm lối cư xử của những đối tượng bên ngoài nhà trường thậm chí là những người lớn trong gia đình. Chính thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo vào đầu óc con em mình  những suy nghĩ  không tốt cộng với độ tuổi vị thành niên học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng mang trên mình cái tôi cá nhân. Lòng tự trọng  dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không  đáng và có khi gây nên những hậu quả khôn lường cho bản thân và cho người  khác.Xã hội phát triển hầu như học sinh dùng facebook, zalo,… là rất nhiều. Do đó học sinh đã quá lạm dụng vào nó, dùng nó để xúc phạm cãi nhau gây nên bạo lực học đường. Khi xảy ra bạo lực học đường dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng bạo lực học đường ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của học sinh, liệu với những tổn thương về thể xác và tinh thần như vậy có thể giải quyết được không? Những mầm mống tội ác từ khi chỉ mới trên ghế nhà trường sau này có gây nguy hại cho xã hội? Chúng ta thực sự phải đi tìm lời giải đáp để ngăn chặn vấn nạn này. Đầu tiên đó là ý thức mỗi con người: hãy tự yêu thương chính bản thân mình, mở rộng tấm lòng với bạn bè và gia đình. Bởi Macxim Gorki từng nói:’’ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương’’. Tình cảm là liều thuốc hữu hiệu nhất cho căn bệnh này, hãy sống chan hòa với bạn bè, học yêu thương những thứ nhỏ bé nhất xung quanh mình. Luôn ý thức được hành động, tự chủ bản thân chỉ cần 1 chút kiềm chế sẽ giúp ta có hành vi đúng đắn. Tiếp theo xã hội  cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống. Hãy chung tay góp sức xây dựng 1 gia đình  đầm ấm 1 ngôi trường  thân thiện  sẽ tạo ra những hạt giống tốt. Làm như vậy không phải là thả lỏng, mà vừa mềm mỏng vừa răn đe, giáo dục cải tạo mới thực sự ngăn cản bạo lực học đường. Đặc biệt phải ngăn chặn những sản phẩm văn hóa bạo lực ảnh hưởng tới tâm sinh lí của học sinh. Làm được những điều đó, 1 phần nào ta đã cùng nhau đẩy lùi được  nạn bạo lực học đường, mang về cho tuổi trẻ 1 môi trường lành mạnh và trong sáng.
      Tóm lại, bạo lực học đường xuất phát từ nhiều khía cạnh của xã hội và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của giới trẻ, mặc dù đang gia tăng và có chiều hướng xấu nhưng chỉ cần chúng ta hiểu rõ được nguyên nhân thì không phải là không thể ngăn chặn được. Tự mỗi người phải rút ra bài học cho riêng mình, sống thật ý nghĩa, giải quyết mọi việc bằng cách nói chuyện đàm phán chứ không phải là nắm đấm
      Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Cảm ơn quý thầy cô giáo cùng các bạn đã lắng nghe
TOP 20 bài Thuyết trình về bạo lực học đường 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)
 
Thuyết trình về bạo lực học đường - mẫu 2

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em; không để xảy ra việc sử dụng trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật.

Ở giai đoạn này, trẻ em có những quyền cơ bản như được chăm sóc, nuôi dưỡng, được học tập và phát triển toàn diện, được cha mẹ giáo dục và được pháp luật bảo vệ. Song song với đó, trẻ em cũng có những nghĩa vụ và trách nhiệm cần thực hiện, bao gồm: chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, giữ gìn vệ sinh cá nhân, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, yêu quê hương đất nước và tham gia bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhiều trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng bị bóc lột sức lao động, phải làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và sức khỏe. Hậu quả là các em dễ gặp tai nạn thương tích, mắc bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần.

 

Để phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cần sự chung tay của toàn xã hội, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em thông qua nâng cao nhận thức xã hội, hỗ trợ trực tiếp các đối tượng là lao động trẻ em và thực hiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo, …

Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em. Thông qua họp với cha mẹ học sinh để tuyên truyền: Quyền và nghĩa vụ của trẻ em, gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập và giáo dục các em biết yêu lao động, biết chia sẻ với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi, với sức khỏe của các em.

Tổ tư vấn chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học thực hiện đúng chức năng: Sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng tư vấn và can thiệp giúp đỡ- nếu cần.

Tích hợp việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tích cực vào chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Giáo dục trẻ biết vâng lời, không tự ý bỏ học, bỏ nhà vì những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, dạy trẻ cách chia sẻ.

Tăng cường các điều kiện, đảm bảo môi trường vật chất và môi trường tâm lý cho trẻ, thực hiện trường học an toàn, thân thiện. Củng cố, cải tạo hệ thống tường rào, cổng bảo vệ an toàn, phòng học an toàn đảm bảo công tác an ninh trường học.

Xây dựng môi trường sống thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Với mục tiêu, mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.

Với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường.......... luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về “phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật”; cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tới mỗi PHHS và người dân trên các kênh truyền thông.

TOP 20 bài Thuyết trình về bạo lực học đường 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Thuyết trình về bạo lực học đường - mẫu 3

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của nhiều phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Theo số liệu được Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất trong 1 năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ ngày). Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

1. Khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

2. Nguyên nhân

Do suy nghĩ sai lệch từ học sinh giữa bạo lực học đường và tự vệ cá nhân chính đáng.

Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình (bố mẹ nghiện ngập, bạo lực, lạm dụng con cái, ly hôn, ly thân..)

Phụ huynh không uốn nắn dạy bảo con từ gia đình, phó mặc hoàn toàn cho thầy cô, mải mê kiếm tiền.

Ảnh hưởng từ xã hội: XH bị xuống cấp về mặt đạo đức, nhiều tệ nạn xã hội, công nghệ giải trí phát triển, các trò chơi bạo lực tràn lan ảnh hưởng xấu đến con trẻ.

Tuyên truyền pháp luật chưa được quan tâm; Pháp luật can thiệp chưa đủ mạnh, áp dụng pháp luật còn tùy tiện, thiếu nghiêm minh, công bằng, chưa gây được niềm tin cho nhân dân.
Chương trình giáo dục nặng lý thuyết, trẻ thiếu kỹ năng ứng xử.

3. Hậu quả

- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh bị bạo lực: về tinh thần và thể xác, thậm chí là tính mạng. Nạn nhân cảm thấy tổn thương, cô đơn, suy sụp, bị stress, không tập trung vào việc học, thậm chí không dám đến trường, ảnh hưởng cả hiện tại và tương lai. Đặc biệt, nếu là nạn nhân của bạo lực tình dục thì hậu quả rất khó khắc phục: khủng hoảng tâm lý, suy sụp, tinh thần hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, lệch lạc, ác cảm với tình bạn, tình yêu, muốn trả thù đời, sau này có kết hôn cũng luôn bị ám ảnh, không có hạnh phúc.

- Ảnh hưởng đến chính bản thân người gây bạo lực: Nếu không được chấn chỉnh kịp thời các hành vi bạo lực sẽ dẫn đến suy thoái về đạo đức, con đường tương lai tắt nghẽn, sẽ sa vào các tệ nạn xã hội, cuối cùng có thể dẫn đến tù tội.

- Ảnh hưởng đến học sinh chứng kiến: cảm thấy sợ hãi, nếu thấy kẻ đánh bạn không bị trừng trị thì chúng sẽ hùa theo đám đông này, trở thành những kẻ bạo lực tiếp theo.

- Ảnh hưởng đến gia đình: dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng trong nuôi dạy con, gia đình phải mất một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả, gia đình mất người thân thì không có gì bù đắp được; các phụ huynh khác thì lo lắng cho sự an toàn của con em khi tới trường.

- Ảnh hưởng đến nhà trường: Môi trường học tập không an toàn, thiếu thân thiện, danh tiếng của nhà trường, của thầy cô bị ảnh hưởng, suy giảm hiệu quả giáo dục.

- Ảnh hưởng đến xã hội: gây mất trật tự an ninh xã hội, làm lu mờ các giá trị truyền thống, thể hiện sự suy đồi về đạo đức, sai lệch về hành vi, đáng báo động, xã hội không còn lành mạnh, nếu không có biện pháp thì nó sẽ lan mạnh, ảnh hưởng đến cả văn hóa, xã hội của cả một quốc gia.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người khác như: ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo; tôn trọng nhân phẩm và thân thể của bản thân và bạn bè cũng như người khác, sống chân thành, thật thà và suy nghĩ tích cực…

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực ( không gây bạo lực, không cổ động, kích động, bao che cho hành vi bạo lực, nói không với phim ảnh, video bạo lực).

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

- Tuyên truyền, giúp đỡ cho bạn bè, gia đình hiểu rõ về bạo lực học đường và cách phòng tránh..

- Khi có vấn đề về bản thân, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc với đối tượng khác nên chia sẻ cùng bạn bè, người thân và thầy cô để nhận được lời khuyên và giúp đỡ cần thiết kịp thời…

Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, chúc các em học sinh học tập tốt, chăm ngoan xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…

Xin trân trọng cảm ơn!

TOP 20 bài Thuyết trình về bạo lực học đường 2024 SIÊU HAY (ảnh 5)
Thuyết trình về bạo lực học đường - mẫu 4

Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

Bài tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường - Mẫu 6

Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội.

1. Khái niệm:

Bạo lực học đường: là một hình thức của bạo lực trong xã hội. Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động, có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa giáo viên-học sinh, đặc biệt học sinh-học sinh).

2. Hậu quả

- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, nhất là về mặt tinh thần: Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn cho gia đình và xã hội.Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, suy sụp… Sự sợ hãi, nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
Đặc biệt, những học sinh có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những học sinh khác. Học sinh liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

- Ảnh hưởng đến gia đình: Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

- Ảnh hưởng đến xã hội: Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ. Bạn bè trêu đùa quá chớn dẫn đến đánh đấm xảy ra. Đặc biệt là giao lưu, xích mích qua mạng xã hội. Chính những hành động ấy thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Làm mất trật tự xã hội.

3. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực (Không mang bất cứ thứ gì, dụng cụ gì đến trường ngoài sách vở và đồ dùng học tập).

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực, hiện tượng bất thường phải báo ngay cho thầy cô giáo để kịp thời can thiệp và xử lí.

4. Quy tắc ứng xử văn hóa trường học:

a) Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường - Đảm bảo kính trọng, lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép.

- Biết gật đầu khi chào, hỏi.

- Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô phép với thầy, cô và người lớn tuổi.

- Đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, biết xin lỗi khi làm sai đúng lúc.

- Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật nhưng biết giữ khoảng cách thầy và trò.

b) Đối với bạn bè

- Không gọi nhau bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà, cha, mẹ…

- Không gọi nhau bằng những từ chỉ quan hệ vợ chồng như con vợ, thằng chồng.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá