Nhà thơ Xuân Diệu: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp chi tiết nhất

826

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Nhà thơ Xuân Diệu: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp chi tiết nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Nhà thơ Xuân Diệu: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp chi tiết nhất

1. Tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp chi tiết nhất (ảnh 1)

- Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu

Ngày sinh: 1916- 1985

Quê quán: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.

Cuộc đời:

+ Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn

+ Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.

+ Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

+ Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.

+ Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.

+ Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách sáng tác

 - Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

b. Di sản văn học

Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

Được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu có tập Thơ Thơ (1993), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Dưới sao vàng (1949), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Bút pháp của ông có nét trữ tình lãng mạn, có sự châm biếm nhưng cũng không ít tác phẩm được tạo nên để ca ngợi cách mạng. Giọng viết Xuân Diệu thay đổi linh hoạt: lúc trầm hùng, lúc tráng ca có khi đậm nét tự sự trữ tình.

Tất cả đã làm nên một Xuân Diệu với nét riêng khiến đời sau phải nhớ mãi.

c. Đặc điểm thơ của Xuân Diệu

- Lối làm thơ có duyên, toát ra vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ => yêu kiều, cốt cách phong nhã của điệu thơ, thể hiện được nét đặc trưng của thơ Việt Nam.

- Thơ Xuân Diệu ví như một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ.

+ Xuân Diệu say đắm tình yêu, cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.

+ Ở ông, ta thấy được đó lại là nguồn sống dồi dào, “con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống”.

=> Cách so sánh mới mẻ giúp người đọc thấy được định nghĩa sống của nhà thơ cũng tạo nên một nét riêng biệt, mà ở đó ta vẫn thấy được một Xuân Diệu sống hết mình, dâng trọn hết mình trong cuộc sống.

=> Khẳng định cái chất của Xuân Diệu, là đặc điểm mà khi nhìn vào ta biết đó là ông.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

 - Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996). 

4. Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

1. Hoài Thanh, Hoài Chân: “Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta".

2. Hoài Thanh, Hoài Chân: "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới - nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời".

3. Trần Đăng Khoa: "Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng".

4. Tô Hoài: "Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.

5. Tìm hiểu về một số tác phẩm tiêu biểu

T – Ngữ văn lớp 11 (ảnh 1)

Tìm hiểu chi tiết bài thơ Vội vàng

a. Tình yêu cuộc sống tha thiết

- Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: “Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn”: khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.

→ Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.

- Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ

+ Bướm ong dập dìu

+ Chim chóc ca hót

+ Lá non phơ phất trên cành.

+ Hoa nở trên đồng nội

→ Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.

+  Điệp ngữ: này đây kết hợp với hình ảnh, âm thanh, màu sắc:

Tuần tháng mật.

Hoa … xanh rì 

Lá cành tơ …

Yến anh … khúc tình si

Ánh sáng chớp hàng mi

+ So sánh: tháng giêng ngon như cặp môi gần: táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất.

→ Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế”.

- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.

b. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người

- Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Nếu các nhà thơ trung đại, quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì với Xuân Diệu mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn:

Xuân đương tới - đương qua

Xuân còn non - sẽ già

→ Thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính => Xuân Diệu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.

- Cái nhìn động:

  + Xuân Diêu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ của mỗi người làm thước đo của thời gian. Theo nhà thơ, thời gian vũ trụ tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì trôi qua rất nhanh, không bao giờ trở lại

Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

… Nếu tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại

→ Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng, tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất.

 +  Xuân Diệu còn nhận thấy mỗi phút giây trôi qua là sự mất mát, chia lìa:

 Hình ảnh sự vật: 

Cơn gió xinh … phải bay đi

Chim rộn ràng … đứt tiếng reo.

→ Cảm nhận sâu sắc, thấm thía: tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt.

-  Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ.

→ Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn. Sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết yêu đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng).

c. Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình

Cảm xúc tràn trề, ào ạt khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt

- Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến: Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn

→ Cao trào của cảm xúc mãnh liệt.

- Điệp

+ Liên từ: và … và.

+ Giới từ chỉ trạng thái: 

Chếnh choáng

Đã đầy

No nê

- Tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, thời tươi.

-  Danh từ

→ Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời.

- Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.

→ Tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực.

d. Giá trị nội dung

- Một cái tôi ham sống, ham tận hưởng được thể hiện rõ qua bài thơ.

- Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái tôi thời đại Thơ mới:

+ Ý thức sâu sắc về sự yêu đời nhưng vẫn mang nỗi lo âu.

+ Triết lý sống, tuyên ngôn sống cuỗng quýt, vội vàng, và khát khao giao cảm với đời.

+ Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.

e. Giá trị nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa, mạch cảm xúc và, mạch luận lí.

- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

-  Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

Nhà thơ Xuân Diệu: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp chi tiết nhất (ảnh 1)

Phân tích 3 khổ đầu bài Gửi hương cho gió

Trước thực tại đau thương của đất nước thời Pháp thuộc, nếu như đa phần các nhà thơ mới đều thể hiện sự bế tắc trước hiện thực đầy nỗi buồn sâu sắc bằng những trang thơ để quên đi thực tại đẫm nước mắt, trái ngang thì đến với hồn thơ Xuân Diệu, ta như tìm được một chân trời mới với những xúc cảm dịu dàng mà mãnh liệt, tha thiết và đong đầy nhựa sống. Trong vườn thơ dạt dào hương sắc của ông, tiêu biểu phải kể đến tác phẩm Gửi hương cho gió, thi phẩm là tiếng nói của một cõi lòng si tình trong một mối tình đơn phương, một linh hồn đang nỗ lực gửi chút hương tình cho gió để gọi tình yêu, nhưng cang khát khao lại càng thêm tủi khi mà gió mặc hồn hương nhạt trong chiều. Qua đoạn trích, ta thấy được tài năng khắc họa tâm tình của thi nhân:​


Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm

* * *

Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

Bài thơ Gửi hương cho gió nằm trong tập thơ cùng tên được xuất bản năm 1945, đây là tập thơ thứ hai của nhà thơ Xuân Diệu. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" bằng một thái độ ngạc nhiên và ngưỡng mộ: "Khó có thể nói được cái ngạc nhiên trong làng thơ Việt Nam khi Xuân Diệu đến." Với đề tài độc đáo "Gửi hương cho gió", thi sĩ ví tình yêu là hương, ví con người với khúc tình si hoa đẹp, nhưng người yêu lại rất mực vô tình:

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm

Đem gửi hương cho gió phũ phàng!

Mất một đời thơm trong kẽ núi,

Không người du tử đến nhằm hang!

Câu thơ "Đem gửi hương cho gió phũ phàng!" với cách ngắt nhịp ¾ và từ láy "phú phàng" khiến câu thơ như bị bẻ gãy làm đôi thể hiện sự bâng khuâng, hụt hẫng, tan nát cõi lòng của "hoa đẹp" chốm "rừng thẳm". Những tưởng làn hương tình yêu từ miền sơn cước xa xôi sẽ được gió nâng niu trao gửi tới nhân tình, nhưng lại phải chịu cảnh "Mất một đời thơm trong kẽ núi", tự mình nở, tự mình tàn, không một ái đoái hoài hay trông ngóng đến.

Có thể nói nỗi niềm đau đáu trước sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu. Mỗi khi đọc qua một bài thơ của Xuân Diệu, người đọc như được tiếp nhận thêm một niềm tin yêu cho cuộc sống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều đồng ý với quan niệm của Hoài Thanh: "Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình". Là nhà thơ mang một tâm hồn rạo rực, tha thiết, ông luôn trân trọng những khoảnh khắc đẹp tươi của cuộc đời, của tuổi trẻ và tình yêu nhưng ngặt một nỗi:

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,

Là truyền tin thắm gọi tình yêu.

Song le hoa đợi càng thêm tủi:

Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

Những từ ngữ như "ngỡ", "tủi" được đặt ở vị trí đắc địa khiến cảm xúc của toàn thi phẩm đã dạt dào nay lại càng thêm phần sâu lắng. Thật tiếc thay, "bông hoa ấy" mất một đời trao gửi yêu thương đến gió nhưng gió lại chẳng đáp lời khiến bông hoa phải thui thủi, lẻ loi một mình đơn độc trong khe đá, cả một đời không ai ghé thăm, cô đơn, sầu muộn đến khôn cùng. Khi yêu, hoa cứ ngỡ là đã trao hết tình yêu, đã một lòng chờ mong, hoài vọng thì sẽ nhận lại câu trả lời xứng đáng. Ấy vậy mà hóa ra, hoa đã trao gửi tâm tình cho một sinh thể vô tâm cực độ, hoa càng đợi lại càng khiến cho mình cảm thấy tủi thân thêm, hoa vẫn yêu và gió vẫn phũ phàng. Hoa vẫn ngày đêm trao gửi tâm tình nhưng cũng ngày một trở nên tàn phai, nhợt nhạt. Hương hoa thơm nhưng không được ai trân trọng ấy cũng giống như cảm xúc chân thành của người ta khi yêu đơn phương vậy:

"Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà được người yêu"

Nhưng đã gọi là tình yêu thì sẽ không hẹp hòi, nhỏ mọn, đù là tương tư thì tình yêu vẫn có sức sống dồi dào, cũng tỏa ra một cảm tình mãnh liệt:

Tản mác phương ngàn lạc gió câm,

Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;

Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,

Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

Cách sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu thực sự rất đặc biệt: "Tản mác", "gió câm". Từ những con chữ mang nặng hồn yêu ấy, ta không chỉ thấy được cõi lòng thăm thẳm, biển tình bao la mà còn thấu được cõi lòng tan vỡ của một khách si tình. Một lòng, nguyện ý trao gửi tình yêu nhưng dường như sau những cố gắng gửi trao thì hồi âm nhận lại chỉ làm cõi lòng thêm tan vỡ. Mảnh "rừng" vô tâm không mở lòng tri âm hương hoa đẹp, lạnh lùng nhìn cánh hoa bị phủ lấy bởi hoàng hôn. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho mùi hương vô hình trở nên hữu hình qua sắc đẹp. Những nỗi niềm sâu sắc ấy đã khiến bao cõi lòng tan chảy, khi mà tình cảm càng trông chờ càng vắng bóng, càng nuôi hy vọng càng biệt tăm.

Đánh giá

0

0 đánh giá