Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về nhân vật trong truyện cổ tích hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật trong truyện cổ tích
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật trong truyện cổ tích
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 1
Thông qua truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân dân đã gửi gắm niềm tin, ước mơ về cuộc sống công bằng: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Lí Thông là nhân vật đại diện cho thế lực xấu, một con người gian ác và nhiều mưu mô. Hắn là kẻ nấu và bán rượu, gặp Thạch Sanh sống mồ côi dưới gốc đa nhưng có sức khỏe cường tránh nên nghĩ có thể lợi dụng được. Từ cuộc gặp gỡ ban đầu, hắn đã có ý nghĩ vụ lợi chàng trai Thạch Sanh hiền lành, cho thấy hắn là một con người thật sự hiểm độc. Rồi khi biết phiên mình phải nộp mạng cho Chằn tinh, hắn đã đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết, đi nộp mạng thay mình. Nhưng bằng sức mạnh phi thường, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh mang về. Lí Thông lại tiếp tục mưu mô lừa người em trốn đi và hắn mang đầu chằn tinh đi dâng vua nhận trọng thưởng, nhận chức Quận công. Sống trong sung sướng vinh hoa, hắn không hề nhớ tới người em đã giúp mình thoát nạn nhưng khi vua yêu cầu đi giết đại bàng cứu công chúa, hắn lại tìm đến Thạch Sanh nhờ giúp. Và khi mục đích đạt được, hắn lại “ngựa quen đường cũ” đổ tội cho người em kết nghĩa đã bắt cóc công chúa và nhẫn tâm đẩy chàng vào hang tối, lấp kín cửa hang. Những tội ác của Lí Thông ngày càng tăng lên, hắn hiện nguyên hình là kẻ tán tận lương tâm, lòng lang dạ thú. Thạch Sanh nhờ tấm lòng lương thiện, luôn hành động vì nghĩa lớn đã nhận được sự giúp đỡ và vượt qua hiểm nguy. Nhờ tiếng đàn thần của Thạch Sanh trong hang tối đã giúp công chúa chữa được bệnh “câm”, từ đó những âm mưu xấu xa của Lí Thông dần lộ tẩy. Tiếng đàn thể hiện ước mơ của nhân dân về sức mạnh của công lí, của cái thiện chiến thắng cái ác, cái xấu xa. Và kết truyện là sự trừng trị thích đáng giành cho mẹ con Lí Thông, dù được Thạch Sanh rộng lượng tha thứ nhưng trên đường quê, chúng bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Công lí được thực thi, đó là kết cục mà những kẻ có tâm địa xấu xa, độc ác phải trả giá. Truyện có ý nghĩa sâu sắc, giáo dục chúng ta phải sống lương thiện, biết yêu thương và sẻ chia với mọi người xung quanh. Một trái tim chân thành và hướng thiện sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất từ cuộc đời ban tặng.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 2
Trong truyện “Thạch Sanh” nếu Thạch Sanh hiện lên là một người hiền lành lương thiện và đầy dũng cảm thì Lý Thông lại hoàn toàn trái ngược. Trong truyện ngay từ đầu Lý Thông đã thể hiện là một kẻ mưu mô khi thấy Thạch Sanh có sức khỏe làm được nhiều việc nên hắn mới kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để lợi dụng sức lao động của chàng. Và kể cả khi Thạch Sanh đã giúp gia đình Lý Thông giàu lên nhanh chóng thì hắn vẫn cam tâm lừa Thạch Sanh đi ra miếu thế mạng cho mình. Không những thế khi Thạch Sanh giết được Chằn Tinh, Lý Thông đã lừa chàng và cướp lấy công trạng của Thạch Sanh và được thăng quan tiến chức. Ở đây ta thấy Lý Thông mà một con người sợ chết, lòng dạ tham lam độc ác. Khi Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa thì hắn ta đã lấp cửa hang lại không cho Thạch Sanh lên hòng được làm phò mã để nối ngôi vua. Liệu còn có hành động nào đáng khinh bỉ hơn thế, chỉ trực chờ người khác lập công rồi ra cướp mất. Ở đây ta thấy Lý Thông không chỉ độc ác mà còn là kẻ chỉ trực chờ sung rụng. Kết thúc truyện mẹ con hắn bị biến thành con bọ hung, đây chính là kết quả của những kẻ xấu xa độc ác, lòng lang dạ thú.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 3
Truyện cổ tích “Thạch Sanh” là một truyện cổ tích thần thoại vô cùng hấp dẫn thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống. Đối lập với nhân vật lương thiện anh dũng, thật thà là Thạch Sanh chính là nhân vật tham lam, mưu mô xảo quyệt Lý Thông. Nếu không có nhân vật này trong truyện thì câu chuyện sẽ trở nên nhạt nhẽo vô cùng, bởi chính những kẻ ác như Lý Thông tồn tại thì những người tốt như Thạch Sanh mới có cơ hội tỏa sáng đòi lại sự công bằng trong cuộc sống. Lý Thông xuất thân là một tên bán rượu, chuyên gánh rượu ra chợ bán, hắn sống với một bà mẹ già, cha hắn mất từ lâu. Ngày ngày, Lý Thông đi qua gốc đa thấy Thạch Sanh sống ở đó có một mình, thấy Thạch Sanh không cha không mẹ không người thân thiết lại có sức vóc khỏe mạnh, cường tráng hơn người nên Lý Thông âm mưu lợi dụng Thạch Sanh. Hắn gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình, rồi đưa anh về nhà cùng sinh sống nhưng thực chất là muốn bóc lột sức lực khỏe mạnh lực điền của Thạch Sanh, muốn có thêm một nô lệ không phải trả tiền công mà thôi. Một âm mưu vô cùng thâm độc nhưng lại đội lốt nhân từ bác ái, thể hiện tấm lòng bao dung của hắn với những người côi cút như Thạch Sanh, nên làm cho Thạch Sanh nhân hậu cả tin nhận lời ngay tức thì. Trong làng Lý Thông sống có một con chằn tinh vô cùng hiểm ác, nó thường tác quái dân làng nhưng không ai giết được nó. Triều đình nhiều lần ra bố cáo ai giết được chằn tinh thì thăng quan tiến chức thưởng tiền vàng. Nhưng chưa có vị anh hùng nào làm được. Chính vì vậy, hàng năm dân làng thường phải cúng gà, lợn, cho con chằn tinh đó và mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người để nó làm mồi nhắm rượu. Năm đó, tới lượt Lý Thông phải nộp mạng mình cho chằn tinh, hắn là kẻ tham sống sợ chết, lại vô cùng mưu mô, xảo quyệt. Chính vì vậy, hắn đã lừa cho Thạch Sanh đi ra miếu hoang một mình để Thạch Sanh chết thay hắn. Hành động này của Lý Thông thể hiện hắn là người vô cùng độc ác, tới mức mất hết tính người, không thể nào dung thứ nổi, bởi vì mạng sống của mình mà hắn nỡ đẩy một con người vô tội tới chỗ chết không thương tiếc. Nhưng Thạch Sanh vốn là người anh dũng, khỏe mạnh, nên anh không những không bị chằn tinh ăn thịt, mà ngược lại còn giết chết chằn tinh rồi chặt đầu nó tha về nhà Lý Thông. Lý Thông nhìn thấy Thạch Sanh trở về nhà tưởng ma về báo oán hắn vô cùng hoảng sợ, sự hoảng sợ của một kẻ có tật giật mình, còn nếu không làm việc xấu nửa đêm không sợ ma tới gõ cửa. Nhưng sau khi biết, Thạch Sanh còn sống trở về lại có công giết chằn tinh đáng lý ra hắn phải mừng cho Thạch Sanh cảm thấy xấu hổ vì hành động đẩy người em kết nghĩa của mình tới chỗ chết. Nhưng hắn không hề cảm thấy ăn năn ân hận, mà lòng tham của hắn lại trỗi dậy, hắn muốn đuổi Thạch Sanh về lại rừng sâu để cướp công của anh. Chính vì vậy, Lý Thông nghĩ ra mưu kế nghe rất nhân đạo nhưng lại là âm mưu quỷ kế của hắn. Hắn bảo với Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi đã lâu em giết nó là có tội vua sẽ xử tội chết’ Hắn bảo Thạch Sanh hãy trốn vào rừng ở, còn đây để hắn lo liệu cho. Hắn quá khôn ngoan nên lừa được Thạch Sanh nhân hậu hiền lành một cách tài tình, ngoạn mục chưa từng có. Và như vậy Thạch Sanh lại trở về nơi mình sinh ra và lớn lên ngày ngày sống dưới gốc đa côi cút một mình. Còn Lý Thông đổi vận hắn từ tên bán rượu trở thành quận công được cho nhà, cho người hầu, được hưởng vô vàn vinh hoa phú quý. Những điều đáng ra Thạch Sanh mới là người được hưởng. Nhưng không may cho hắn, là công chúa của vua tên là Quỳnh Nga không may bị Đại bàng bắt đi mất, nhà vua kêu hắn vào cung bảo Lý Thông anh hùng giết chằn tinh hãy đi tới hang của đại bàng cứu công chúa, nếu thành công sẽ gả công chúa cho hắn. Hắn vận dụng tài trí của mình nhờ quân lính thu thập tin tức rồi cũng tìm được tới cửa hang của đại bàng nhưng hắn không vội vàng giao chiến. Mà đi tìm lại Thạch Sanh nhờ giúp đỡ, Thạch Sanh trong một lần đang ngủ trưa nhìn thấy con đại bàng cắp một cô gái bay qua cây đa của mình nên anh đã dùng tên bắn con đại bàng đó bị thương và theo vết máu tìm tới cửa hang đại bàng để cứu người con gái kia. Lúc này, Thạch Sanh gặp Lý Thông hai anh em mừng tủi, Lý Thông mượn những lời đường mật để xoa dịu Thạch Sanh và nhờ Thạch Sanh giúp mình. Thạch Sanh không biết được Lý Thông là người bản chất nham hiểm xấu xa, nên anh vẫn ngây thơ giúp hắn. Hắn bảo Thạch Sanh xuống hang sâu cứu công chúa rồi đưa công chúa lên trước, sau đó thì em lên sau. Thạch Sanh làm như lời hắn nói cứu công chúa dưới hang sâu rồi buộc dây thừng cho người ở trên miệng hang kéo công chúa lên trước, rồi sẽ tới mình. Nhưng khi công chúa vừa lên tới cửa hang Lý Thông cho quân lính chặn đá ở cửa hang không cho Thạch Sanh ra, nhằm hãm hại Thạch Sanh lần hai để cướp công. Hành động bịt cửa hang của hắn thể hiện sự nhẫn tâm của một con người bất lương sẵn sàng giết người để mưu cầu danh lợi, chính hành động này của hắn làm cho Thạch Sanh hiểu bụng dạ và bản chất của người anh kết nghĩa nham hiểm kia, nếu không anh sẽ còn bị lừa mãi mãi. Thạch Sanh bị nhốt lại trong hang của đại bàng anh không những không bị chết đói chết khát mà còn cứu được con gái vua Thủy Tề, rồi được nàng dẫn xuống long cung chơi. Nhà vua Thủy Tề muốn cảm ơn ân nhân cứu mạng con gái mình nên tặng anh một báu vật đó chính là một cây đàn thần, và một chiếc nồi cơm không đáy.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 4
Thông qua câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, mọi người đã bày tỏ niềm tin và ước mơ của họ về một cuộc sống công bằng: điều thiện, điều tốt sẽ được đền đáp, cái ác sẽ được trừng trị. Lý Thông là một nhân vật đại diện cho các thế lực xấu xa, một người đàn ông xấu xa và nhiều mưu mô. Anh gặp Thạch Sanh sống mồ côi dưới gốc cây đa nhưng có sức khỏe mạnh mẽ, vì vậy anh nghĩ mình có thể lợi dụng. Ngay từ lần gặp đầu tiên, anh đã có kết giao với Thạch Sanh hiền lành với mưu đồ lợi dụng Thạch Sanh, cho thấy anh là một người thực sự độc ác. Sau đó, khi biết đến lượt mình trao mạng sống cho chằn tinh, anh đã đẩy Thạch Sanh đến chết và thay vào đó là trao mạng sống của mình. Nhưng với sức mạnh phi thường, Thạch Sanh đã giết con chằn tinh và mang nó xác chằn tinh trở về. Lý Thông tiếp tục âm mưu lừa anh mình lẩn trốn và anh ta mang đầu chằn đến nhà vua để nhận phần thưởng lớn và nhận danh hiệu quận công. Sống trong hạnh phúc và vinh quang, anh không nhớ người anh đã giúp anh trốn thoát. Nhưng khi nhà vua yêu cầu giết đại bàng để cứu công chúa, anh đã tìm đến Thạch Sanh để được giúp đỡ. Và khi mục tiêu đạt được, anh ta "ngựa quen đường cũ" một lần nữa đẩy Thạch Sanh vào hang tối, lấp cửa hang động. Tội ác của Lý Thông ngày càng gia tăng, anh ta xuất hiện dưới dạng ban đầu như một đối tượng có lương tâm. Thạch Sanh nhờ tấm lòng trung thực, luôn hành động vì một lý do lớn, đã nhận được sự giúp đỡ và vượt qua nguy hiểm. Nhờ tiếng đàn hạc của Thạch Sanh trong hang tối, nàng công chúa đã được chữa khỏi căn bệnh "câm", từ đó những âm mưu xấu xa của Lý Thông dần lộ diện. Âm nhạc thể hiện ước mơ của nhân dân về sức mạnh của công lý, của cái thiện vượt qua cái ác và cái ác. Và kết thúc câu chuyện là hình phạt thích đáng cho mẹ con Lý Thông, mặc dù họ đã được Thạch Sanh tha thứ một cách hào phóng, họ đã bị sét đánh và biến thành những con bọ hung trên đường quê. Công lý đã được thực hiện, đó là kết thúc mà những người có đầu óc xấu xa, độc ác phải trả giá. Câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, giáo dục chúng ta sống trung thực, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Một tấm lòng chân thành và nhân từ sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất từ cuộc sống.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 5
Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi. Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “dà cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sống sợ chết như Lý Thông. Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh – Mẫu 1
Câu chuyện của Thạch Sanh cho ta nhiều suy ngẫm. Vốn xuất thân từ gia đình nghèo nên Thạch Sanh có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, và một xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hòa bình của con người Việt Nam.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh – Mẫu 2
Trong chương trình ngữ văn lớp 6 có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh – Mẫu 3
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý: Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh – Mẫu 4
Khi ai hỏi em về nhân vật cổ tích toàn tài nhất, thì em liền nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Một chàng trai tinh thông võ nghệ, lại còn biết nhiều phép lạ. Chàng luôn dùng tấm lòng nhân hậu, bao dung đối xử với mọi người. Đặc biệt, chàng còn vô cùng chính trực, thẳng thắn. Dù cuộc sống không máy khá giả, ở trong một túp lều cũ nát. Nhưng chàng không hề nhận lấy một đồng tiền tạ ơn nào của vua Thủy Tề cả. Bởi chàng không tham lam, chàng cũng không cứu người để chờ trả ơn. Chàng làm tất cả bởi trái tim chính nghĩa của chàng mách bảo điều đó. Thạch Sanh thật đúng là một nhân vật anh hùng.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh – Mẫu 5
Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong truyện Cây khế
Người anh trong truyện Cây khế để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc. Người anh ấy giàu có, phú quý nhưng điều khắc sâu trong lòng người không phải sự giàu sang của anh ta. Chúng ta thấy được bản tính tham lam, ích kỉ của người anh qua sự đối xử của anh với em. Đặc biệt, nét tính cách tham lam đã được minh chứng qua việc anh đổi gia tài với em chỉ vì muốn đi lấy vàng. Để rồi, kết cục của người anh đó là rơi xuống biển sâu. Nhưng đó là kết cục thích đáng cho những gì mà người anh đã gây nên.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người em trong truyện Cây khế
Nhân vật người em trong truyện Cây khế đã để lại nhiều ấn tượng trong em. Người em là người có tính cách hiền lành, nhân hậu. Dẫu cho người anh có không công bằng, không yêu thương thì người em vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ với anh mọi sự. Tấm lòng và sự chân thành của người em được minh chứng qua việc em chia sẻ với anh câu chuyện ăn khế trả vàng, qua việc em đối đãi với chim đến ăn khế nhà mình. Dầu có cuộc sống nghèo khó nhưng người em lại thật tốt bụng và bao dung. Cùng với sự hiền lành của mình, người em đã có được cuộc sống tốt - đó là kết thúc xứng đáng cho người tốt như người em.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Sọ dừa
Sọ Dừa là nhân vật nổi bật và quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích nước ta. Sọ Dừa xuất hiện trong câu chuyện cổ tích cùng tên mang đầy giá trị nhân văn và những phẩm chất cao đẹp. Chàng là nơi hội tụ của vẻ đẹp trí dũng song toàn, đồng thời là nơi thể hiện nhiều tư tưởng nhân văn của nhân dân ta. Sọ Dừa là chàng trai rất tốt bụng và nhân hậu thể hiện qua việc anh đã tha thứ những lỗi lầm của các cô chị độc ác trong truyện. Sọ Dừa tài trí thể hiện qua việc anh dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Sọ Dừa còn là một người siêng năng, chăm chỉ qua việc anh đi làm giúp việc cho nhà phú ông và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có thể nói, đây là một nhân vật tiêu biểu, là hình mẫu của một con người vừa có đức, vừa có tài, vừa biết vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng được xem là một tấm gương sang cho chúng ta học tập và noi theo.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Tấm
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có. Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật bà cụ bán nước trong Tấm Cám
(1) Một nhân vật mà em yêu quý trong câu chuyện Tấm Cám, chính là bà cụ bán hàng nước dưới gốc cây thị. (2) Tuy bà chỉ xuất hiện ở gần cuối câu chuyện nhưng vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm đối với em. (3) Bà cụ ấy hiện lên với dáng vẻ nhỏ bé, hơi gầy nhưng nhanh nhẹn, khỏe khoắn. (4) Bà chính là hình tượng người mẹ hiền từ, tần tảo mà cô Tấm vẫn luôn khát khao. (5) Bà nhận cô Tấm làm con của mình, yêu thương và đùm bọc cô ấy, cho cô ấy một mái ấm nhỏ thực thụ. (6) Có lẽ chính vì thế, mà cô Tấm đã đồng ý rơi vào bị của bà, đồng ý ở lại làm con gái của bà. (7) Đọc truyện, em vô cùng xúc động trước tình cảm mẹ con ấm áp và thiêng liêng giữa bà cụ và cô Tấm. (8) Chỉ mong sao, họ mãi mãi hạnh phúc và yêu thương nhau như vậy.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt
Câu chuyện "Cây tre trăm đốt" kể về một chàng trai mồ côi tên Khoai được một lão phú hộ thuê làm việc trong ba năm với hứa hẹn sẽ gả con gái cho anh nếu anh chăm chỉ làm việc. Khoai làm việc chăm chỉ và giúp lão phú hộ trở nên giàu có. Tuy nhiên, khi đến lúc gả con gái, lão phú hộ thay đổi ý định và muốn gả cho một lão buôn giàu có khác. Để tránh gả con gái cho người khác, lão phú hộ đưa ra một điều kiện khó khăn cho Khoai là phải tìm một cây tre có trăm đốt để làm của hồi môn. Khoai đi vào rừng tìm cây nhưng không tìm thấy cây tre trăm đốt. Anh buồn bã và ngồi khóc. Lúc đó, Bụt hiện ra và chỉ cho anh cách để tìm ra cây tre trăm đốt. Khoai theo lời Bụt và tìm được cây tre trăm đốt. Lão phú hộ cùng mọi người chạy ra xem nhưng bị bắt vào cây tre. Sau khi bị bắt, lão phú hộ van xin và Khoai đọc lời "Khắc xuất, khắc xuất" để thả ông ra khỏi cây tre. Cuối cùng, Khoai lão phú hộ gả con gái và hai người sống hạnh phúc bên nhau. Qua đó, câu chuyện nhấn mạnh lòng kiên nhẫn, và sự hỗ trợ của siêu nhiên trong việc giải quyết khó khăn và đạt được điều mình mong muốn
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật em bé thông minh - Mẫu 1
Câu truyện về em bé thông minh khiến em vô cùng hứng thú và cảm phục về tài năng của em bé nhỏ tuổi.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật em bé thông minh - Mẫu 2
Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật em bé thông minh - Mẫu 3
Khi nhắc đến những truyện cổ tích về trí khôn dân gian thì không thể không nói đến truyện "Em bé thông minh". Em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Em bé thông minh là một em bé chăm chỉ, ngoan ngoãn đối với em. Chính những câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên. Dù vậy, em bé thông minh vẫn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh.
Xem thêm các nội dung khác: