Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái
1. Khái niệm Động từ
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.
Ví dụ:
- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy, nhảy,…
- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …
2. Động từ chỉ hoạt động
- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.
+ Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...
- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.
3. Động từ chỉ trạng thái
- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
+ Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...
- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái:
Nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…
- Một số ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
- Một số từ vừa được coi là Động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
- Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).
VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
VD: Tôi // còn việc phải làm
Làng tôi // có con sông xanh uốn quanh cánh đồng lúa chín
+ Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,...
VD: Tấm // hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị
Con người // trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên
+ Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,...
VD: Bác Hồ // quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng
Cậu gió // không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca
+ Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,...
VD: Cậu // cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai
Học sinh // nên học hành chăm chỉ
+ Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,...
VD: Tớ // ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian
Cụ Mem-bơ // mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.
+ Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,...
VD: Bài thơ Tây Tiến // được sáng tác khi Quang Dũng về bên dòng Phù Lưu Chanh nhìn ngắm thiên nhiên và nhớ đến đoàn binh Tây Tiến.
Phương // bị phạt vì không làm bài tập toán
+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng....
VD: Mặt trời // là hành tinh trung tâm trong hệ mặt trời.
Gió se mùa thu // không lạnh bằng gió mùa đông bắc được
4. Cách phân biệt động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ hoạt động |
Động từ chỉ trạng thái |
- Là các động từ chỉ những hành động vật lí - các hành động thể hiện ra bên ngoài, có thể nhìn thấy, quan sát được bằng mắt |
- Là các động từ chỉ sự sự vận động ở bên trong sự vật, con người - các vận động này không nhìn thấy, quan sát bằng mắt được |
- Ví dụ: đi, đứng, chạy, cười, nói, khóc, ăn, hát, tập luyện… |
- Ví dụ: suy nghĩ, yêu thích, quý mến, vui vẻ, buồn bã, hóa thành, được, có, mất… |
5. Bài tập về động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái
Câu 1: Xếp các động từ sau vào nhóm thích hợp:
yêu mến |
chán ghét |
đọc truyện |
nướng thịt |
đánh vần |
chấm điểm |
say sưa |
gói quà |
chải tóc |
thiên vị |
tập trung |
phân vân |
Nhóm 1: Động từ chỉ hoạt động |
Nhóm 2: Động từ chỉ trạng thái |
... | ... |
Câu 2: Điền các động từ chỉ trạng thái ở Câu 1 vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
a) Từ lần gặp đầu tiên, thấy Nga giúp bà cụ già băng qua đường là em đã rất ... bạn ấy.
b) Cả hai chiếc nơ đều thật đẹp nên em ... mãi vẫn chưa chọn được.
c) Trong lớp, các bạn học sinh đang ... lắng nghe cô giáo dặn dò về bài kiểm tra ngày mai.
d) Trọng tài đã ... đội bóng lớp 5B, nên giả vờ không nhìn thấy tình huống phạm lỗi của tiền vệ lớp 5B.
e) Em ... lắng nghe bài hát của ca sĩ Noo Phước Thịnh nên không nhận ra mẹ đã đi làm về.
g) Đọc truyện cổ tích Cây khế, em rất ... thói tham lam, dối trá của người anh trai.
Câu 3: Gạch một gạch dưới động từ chỉ hoạt động và gạch hai gạch dưới các động từ chỉ trạng thái có trong các câu văn sau:
a) Cuối giờ học, em ở lại tưới nước và nhổ cỏ cho luống hoa hồng của lớp.
b) Thầy giáo đang giảng bài trên bục giảng nên bạn nào cũng chăm chú lắng nghe.
c) Tiếng hót của họa mi hay quá, khiến cả khu rừng say sưa thưởng thức.
d) Bác lao công quét sạch lá khô trên sân trường từ khi trời còn chưa sáng hẳn.
Câu 4: Đặt 1-2 câu kể về hoạt động của em trong lớp học. Trong mỗi câu văn kết hợp sử dụng cả động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ hoạt động. Chỉ rõ các động từ mà em sử dụng.
Câu 5: Đọc các câu văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Sau khi uống nước thần, chú chim vàng anh bỗng hóa thành một nàng công chúa xinh đẹp.
(2) Gió thổi mạnh, cây dừa ngả nghiêng, chao đảo theo.
(3) Ông cụ suy nghĩ một hồi, rồi mới chầm chậm tiến lại gần cửa sổ, nhìn ra phía ngoài sân.
a) Gạch chân dưới các động từ có trong ba câu văn trên.
b) Xếp các động từ đã tìm được ở câu a vào bảng sau:
Động từ chỉ hoạt động |
Động từ chỉ trạng thái |
... | ... |
Câu 6: Điền động từ chỉ trạng thái vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành câu:
(suy nghĩ, kính trọng, biết ơn, buồn bã, trầm tư, trăn trở)
(a) Đọc đề văn, Hùng ... rất lâu rồi mới bắt đầu đặt bút viết.
(b) Nghe tin chuyến đi du lịch bị hoãn lại do có mưa lớn, Hùng ... suốt cả một ngày.
(c) Hùng rất ... cô giáo chủ nhiệm, vì nhờ có cô quan tâm chỉ dạy nên cậu mới có thể trở thành một học sinh tốt như hôm nay.
Câu 7: Đánh dấu ✓ vào chỗ trống thích hợp để phân loại các động từ được in đậm trong những câu sau:
Câu |
Động từ |
Động từ |
(a) Thầy Hà Minh rất yêu quý các học sinh của mình. |
|
|
(b) Trên bục giảng, thầy Hà Minh đang say sưa giảng bài. |
|
|
(c) Đêm đã khuya, nhưng thầy Hà Minh vẫn đang tập trung chấm bài kiểm tra của lớp em. |
|
|
(d) Học sinh nào từng học với thầy Hà Minh cũng rất kính trọng và biết ơn thầy. |
|
|
(e) Buổi sáng, thầy Hà Minh sẽ tưới nước cho mấy chậu hoa rồi mới bắt đầu vào lớp dạy học. |
|
|
Câu 8: Trả lời câu hỏi:
(a) Liệt kê các động từ chỉ trạng thái em đã tìm được ở bài 3.
(b) Giải thích lý do vì sao em lại xếp các động từ đó vào nhóm động từ chỉ trạng thái.
Câu 9: Tìm 2-3 động từ (theo mẫu) chỉ:
|
Động từ chỉ hoạt động |
Động từ chỉ trạng thái |
(a) Học sinh trong lớp học |
M: đọc bài, viết bài, phát biểu… |
M: tập trung, suy nghĩ, vận dụng… |
(b) Học sinh trong giờ ra chơi |
||
(c) Học sinh trong giờ kiểm tra |
Câu 10: Chọn 2 động từ chỉ hoạt động đã tìm được ở câu 5 và đặt câu (theo mẫu):
(a) Câu có động từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học:
M: Các bạn học sinh hăng say phát biểu, mong được cô giáo khen ngợi.
(b) Câu có động từ chỉ hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi:
(c) Câu có động từ chỉ hoạt động của học sinh trong giờ kiểm tra:
Xem thêm các nội dung khác: