Đoạn văn diễn dịch là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch

776

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đoạn văn diễn dịch là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Đoạn văn diễn dịch là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch

1. Đoạn văn diễn dịch là gì?

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề

2. Cách viết đoạn văn diễn dịch

Khi viết đoạn văn diễn dịch ta viết câu chủ đề nêu ý chung ở đầu đoạn, các câu còn lại phát triển ý cụ thể của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ ý cho câu chủ đề. Việc phát triển câu được thực hiện bằng cách giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bày tỏ cảm nghĩ của người viết.

3. Ví dụ đoạn văn diễn dịch

Mẫu 1

Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc bề ngoài mà nó còn nằm trong tài năng và tâm hồn. Nhan sắc là nét đẹp được trời phú, là hình hài mà cha mẹ ban cho mỗi người, nhưng tài năng và tư cách là sự vun trồng, rèn luyện ở mỗi cá nhân. Hương thơm của một bông hoa liệu có thu hút ánh nhìn của mọi người trong một thời gian dài? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác, nhưng tài năng và chiều sâu trong tâm hồn mới khiến người khác nhớ mãi về bạn. Vì vậy, mỗi người cần biết chăm sóc bản thân, để "dù mình không cao nhưng vẫn khiến nhiều người phải ngước nhìn". Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy đều có sẵn trong mỗi chúng ta, nhưng nếu không học hỏi, trau dồi kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần mai một. Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua, bạn cần phải liên tục học hỏi nhiều hơn, lắng nghe từ những thế hệ đi trước, trau dồi tri thức trong cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Đó là cách bạn yêu quý và trân trọng chính mình.

Mẫu 2

Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc. Ông có vợ và một người con trai duy nhất. Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi đồn điền cao su. Trước khi đi, lão được người con trai tặng con chó vàng làm kỷ niệm nên ông rất yêu quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay. Năm ấy, vì mất mùa đói kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống khốn khó đã ép lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải cắt ruột bán đi con chó vàng yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ. Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất của ông, vì lỡ tâm lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con. Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng.

Mẫu 3

Hiện nay, tình hình giao thông trên địa bàn thành phố đang có rất nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông. Đường thường xuyên tắc nghẽn vì những lý do sau: gần trường học, đường tàu chạy qua, trời mưa thường gặp nước, đèn giao thông bị hỏng mà không được can thiệp kịp thời của CSGT, ý thức của người dân...chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội chứ không phải của riêng ngành CSGT. Về lâu dài, nên mở rộng diện tích đất của trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, tức là giãn dân ra khỏi khu hành chính trung tâm xuất hiện để thực hiện bài toán trên. Cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện nên kéo ra xa khỏi trung tâm.

Mẫu 4

Lời chào đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Đặc biệt là đối với người Việt Nam vốn coi trọng phép tắc và phép xã giao. Lời chào thường được dùng cho cả người quen lẫn người không quen. Hầu hết đa số người trẻ tuổi chào hỏi những người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang tính xã giao như nhiều người vẫn nghĩ. Một lời chào trước hết thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người nói đối với người nhận. Một lời chào, như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm cho một người nghèo đi hay giàu thêm. Nhưng nó có thể góp phần làm nên nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Chính vì vậy mà ông cha ta có một câu nói rất ý nghĩa "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hay "lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" để khuyên mọi người phải luôn có ý thức giữ gìn lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá