TOP 20 Phân tích truyện ngắn Những ngày mới 2025 SIÊU HAY

23

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Những ngày mới hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích truyện ngắn Những ngày mới

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam.

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Những ngày mới

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam: nhà văn lãng mạn, nhưng các truyện giàu yếu tố hiện thực và thấm đượm tấm lòng nhân ái cùng niềm xót thương cho những con người nhỏ bé, bất hạnh.

- Giới thiệu chung về tác phẩm “Những ngày mới”: Là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam viết về lựa chọn của những người trí thức trẻ trước cách mạng tháng Tám.

2. Thân bài:

2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:

Truyện kể về Tân - một chàng trai trẻ, nhà không khá giả nhưng cũng thuộc dạng nhất nhì làng quê nghèo này. Từ bé Tân đã được gửi cho nhà chú trên Hà Nội, với ước mơ được tiếp xúc với những điều tân tiến và thành đạt hơn ở nơi thành thị tưởng rằng để có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này. Ước mơ của Tân cũng chính là ước mơ mà cha mẹ anh hằng mong. Nhưng rồi nước ta bị khủng hoảng kinh tế do vừa bước qua chiến tranh và mới vào giai đoạn đổi mới đất nước nên Tân bị mất việc, sống vất vưởng ở Hà Nội. Cha anh lo nghĩ nhiều nên mất, cuối cùng anh quyết định về quê sống một cuộc sống giản dị. Từ đây cuộc sống Tân sang một trang mới, tuy có khó khăn nhưng anh đã thích nghi được và thấy vô cùng hạnh phúc với cuộc sống này. Không chỉ có Tân mà những người nông dân xung quanh anh cũng như vậy, họ cũng bị lao đao vì tình hình đất nước thay đổi, cũng vẫn phải lao động khó khăn, vất vả. Nhưng trên hết ở cả Tân và những người nông dân ở làng quê thanh bình đó, chúng ta thấy họ vẫn luôn tươi vui, yêu thương lẫn nhau, hăng say lao động, biết trân trọng những gì mình có cũng như luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn

2.2. Nêu chủ đề của truyện ngắn:

Qua truyện ngắn, nhà văn muốn phản ánh cách lựa chọn cuộc sống của những người trí thức trẻ trước Cách mạng tháng Tám: Khi cuộc sống chốn thành thị khó khăn, người trí thức trẻ đã quyết định lựa chọn cuộc sống thôn dã lam lũ, vất vả nhưng bình yên, ân tình, ân nghĩa. Đó là lựa chọn xa rời cuộc sống vật chất tầm thường với những bộn bề, lo toan để tìm về cuộc sống thôn quê bình dị, an lành trong tâm hồn, được gần gũi với cảnh vật và những con người thôn quê.

3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

*Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: Cách xây dựng nhân vật chủ yếu qua thế giới nội tâm.

- Tân là một trí thức, anh vốn xuất thân nơi làng quê nhưng được ăn học và làm việc chốn thị thành.

+ Khi kinh tế khó khăn anh đã quyết định rời thành thị về nông thôn

+ Anh không hề hối tiếc, ngược lại còn thấy cuộc sống trước đây vô vị nhàm tẻ; trong khi đó cuộc sống hiện tại lại vô cùng ý nghĩa (anh thấy được cái tình của người quê; anh được hưởng thụ những thú nhà quê ngon lành, hấp dẫn; anh phát hiện ra tâm hồn mình sâu lắng đầy năng lực giao cảm cùng thế giới tự nhiên thuần khiết; anh thấy cuộc sống quê bình dị, lam lũ mà mến thương vô cùng;…)

- Tác giả chủ yếu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Chọn ngôi kể là ngôi thứ 3 nhưng lại đứng trên góc nhìn của Tân nên tác giả có sự thấu hiểu nhân vật sâu sắc, nắm bắt được cả những chuyển biến tế vi bên trong nhân vật.

- Nhân vật Tân đã giúp Thạch Lam thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm, đồng thời giúp người đọc thấu hiểu tấm lòng êm mát và sâu kín của ông: ông luôn mến yêu cuộc sống nơi làng quê.

* Một số đặc điểm nghệ thuật khác của truyện ngắn:

- Ngôn ngữ giản dị, giàu chất thơ.

- Kết hợp tự sự với yếu tố miêu tả và biểu cảm.

3. Kết bài:

- Truyện "Những ngày mới" của Thạch Lam gây ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện giản dị, xoay quanh những cảm nhận về cuộc sống xung quanh của nhân vật chính; ngôn ngữ giàu chất thơ,...

- Tác phẩm mang lại cho độc giả những bài học quý giá về tình yêu quê hương và việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống .

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Những ngày mới 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích truyện ngắn Những ngày mới - mẫu 1

Nhà văn Thạch Lam không còn quá xa lạ với độc giả yêu thích văn chương Việt. Các tác phẩm của ông đều rất nhẹ nhàng nhưng lại mang đến những giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm " Những ngày mới" của ông viết về một đề tài không còn mới mẻ nhưng lại có cách khai thác nhân vật trong thời kỳ sau đổi mới của nước ta.

Nhân vật chính Tân - một chàng trai trẻ sống ở một làng quê nghèo nhưng từ nhỏ đã luôn có khát vọng có cuộc sống thành công và được trải nghiệm những tiến bộ ở thành thị, và ước mơ của anh cũng là ước mơ của cha mẹ anh. Anh đã rất muốn đem đến những thành tựu gì đó về cho gia đình. Nhưng tiếc rằng hoàn cảnh nước ta sau đổi mới còn có nhiều khó khăn, nên Tân đã không thể làm được điều mà mình ước mơ. Và Tân phải đối mặt với mất việc làm và cha anh qua đời. Điều này thúc đẩy anh quyết định trở về quê hương và bắt đầu một cuộc sống mới giản dị.

Để hoàn thành ước mơ của mình không nhắc thiết phải ra thành phố xô bồ, vất vả mà chính làng quê của mình chỉ cần chúng ta lao động hăng say, tìm hạnh phúc trong những điều giản dị đó đã là một sự hạnh phúc không hề nhỏ. Cuộc sống nông dân tuy có khó khăn, vất vả nhưng vẫn chứa chan hạnh phúc, tiếng cười. Bởi họ biết được giá trị của những công việc họ đang làm, hết mình bán sức cho việc làm nông để cho ra những mùa vụ tươi tốt, thắng lợi,”họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ”.

Câu chuyện được kể với qua ngôi kể thứ ba, là người ngoài truyện, có cái nhìn bao quát về toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi thứ ba giúp người đọc có điểm nhìn khách quan, chân thực,toàn diện hơn về cuộc sống lao động và đặc điểm của nhân vật Tân và những người nông dân chốn thôn quê.

Thạch Lam luôn có cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện vô cùng đơn giản nhưng đã tinh tế thể hiện những giá trị nội dung của truyện. Qua cuộc đời với những thăng trầm của nhân vật Tân, người đọc càng thêm hiểu rõ hơn về niềm yêu thích của anh với công việc, thấy được giá trị của những công việc làm nông và vẽ đẹp của cuộc sống yên bình nơi thôn quê.

Đánh giá

0

0 đánh giá