Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Bố tôi hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích tác phẩm Bố tôi
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt.
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bố tôi - Mẫu 1
* Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần. Nêu ấn tượng chung về tác giả, tác phẩm
* Thân bài:
- Nêu nội dung câu chuyện (Đề tài, nhân vật, tóm tắt sự việc chính...).- Nêu chủ đề của câu chuyện: Ca ngợi tình yêu thương của cha mẹ dành cho con và gợi nhắc lòng biết ơn, trân trọng của con với tình yêu đó.
- Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua tình huống truyện và cách ứng xử của nhân vật qua tình huống đó với rất ít chi tiết và lời kể ngắn gọn. Với nhân vật người bố và người mẹ, đặc biệt là nhân vật chính- bố “tôi”, tác chủ yếu xoay quanh tình huống thường nhận được thư con nhưng không biết chữ. Từ tình huống này, tác giả tập trung ca ngợi tình yêu con rất đặc biệt của hai nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông bố. (Phân tích hành động của ông bố khi nhận thư ở bưu điện, cất giữ những lá thư, quan điểm không cần nhờ ai đọc thư cũng biết con viết gì của ông bố, lời mẹ khen chữ của con trong thư ....). Qua đây, tác giả ca ngợi tình yêu thương con vô bờ của cha mẹ. Cha mẹ luôn yêu thương, tự hào, thấu hiểu với con; cha mẹ có thể còn khiếm khuyết nhưng tình yêu con của cha mẹ là trọn vẹn và tuyệt vời, bên con suốt chặng đường đời. Về nhân vật “tôi”- người con, tác giả chỉ để nhân vật xuất hiện trong lời kể, lời tâm sự và tự nhủ ở đoạn kết. “Tôi” là người con biết thấu hiểu, trân trọng và biết ơn tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Lời tự nhủ của nhân vật giúp câu chuyện thêm xúc động và có chiều sâu suy tư
+ Tác giả đã lựa chọn cốt truyện đơn tuyến, tình huống độc đáo song rất đời thường, ngôn ngữ kể giản dị, giọng kể nhẹ nhàng giúp câu chuyện trở nên gần gũi, dễ tiếp cận và giúp bạn đọc dễ hiểu được ý nghĩa của truyện về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con và đạo hiếu làm con. Cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất “tôi”, người con kể về bố mẹ mình và những suy ngẫm tình cảm của chính mình khiến câu chuyện thêm chân thực, xúc động.
* Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ.
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bố tôi - Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết.
- Trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là điểm tựa tinh
thần thiêng liêng nâng bước chân con người suốt chặng đường dài, là hành trang quý giá neo đậu trong tâm hồn mỗi người.
- Truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình. Truyện ngắn gọn nhưng đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên.
2. Thân bài
- Nội dung:
Tập trung nêu nội dung, chủ đề và phân tích tác dụng của 6,0 một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn.
Khái quát về tác phẩm:
+ Xuất xứ của truyện: Truyện Bố tôi in trong Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi – Nxb Giáo dục Việt Nam.
+ Thể loại của truyện: truyện ngắn hiện đại.
Nêu nội dung, chủ đề: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng đồi núi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước. Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho người bố kính yêu. Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở những người con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mę của mình.
- Làm rõ nội dung, chủ đề: Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi: “Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi”. Cách vào đề ngắn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời.
+ Chủ đề của truyện thể hiện ở hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:
. Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học. “Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”. Cuộc đời người bố vất vả, lam lũ như bao người nông dân vùng rừng núi xa xôi.
- Một người bố luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng “mặc chiếc áo phẳng phiu nhất”, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi,... Hành động lặp lại thường xuyên theo chu kì ấy đã khắc hoạ chân thực nỗi nhớ mong con da diết của người bố.
Chủ đề của truyện còn thể hiện ở nhân vật người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”,... Mỗi bức thư con gửi về, bố mẹ nhân vật “tôi” đều không thể đọc được, có lẽ cuộc đời cha mẹ của nhân vật “tôi” trước đây quá nghèo nên đã không được đi học. Nhưng họ luôn theo dõi từng bước đi của con nên họ hiểu rằng con vẫn mạnh khoẻ, bình an và học tập tốt. Đối với người dân ở vùng núi xa xôi, việc nuôi con học đại học là một điều không hề dễ dàng, vì vậy người con đang học đại học chính là đang thực hiện ước mơ của chính họ, tin vào tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bố mẹ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, nỗi nhớ nhà của con thể hiện qua việc gửi thư về nhà mỗi tuần và hạnh phúc trong tình cảm ấy. Lời nói mộc mạc, chân chất của người bố thể hiện tâm hồn nhân hậu, thuần phác, tinh tế và sâu sắc.
Đọc truyện Bố tôi người đọc còn hiểu được người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con. Nhận được thư con, ông “lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra”. Từng hành động của người bố ấy rất cẩn trọng: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư”. Sự xúc động khiến ông “trầm ngâm” rồi “khẽ mỉm cười” thật hạnh phúc. Những hành động giản đơn ấy ẩn chứa tình yêu thương con vô bờ bến, niềm tin yêu tuyệt đối với con mình. “Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”. Những hành động ấy còn thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thẳm hơn chính là tình thương yêu, quý mến của người bố dành cho con.
=> Người bố luôn dành cho con tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu.
+ Một khía cạnh khác thể hiện chủ đề của truyện là tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố:
Khi học xa nhà, con ở dưới đồng bằng, bố ở vùng núi hiểm trở, người con rất nhớ thương bố. Mỗi lời kể của người con đều có sắc thái xúc động rưng rưng.
Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, vì vậy chắc chắn người con sẽ rất tự hào, kính trọng và yêu quý bố mình bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh mỗi lần khai trường.
. Và dù bố đã mất nhưng người con vẫn luôn cảm thấy có bố bên cạnh, suốt cả hành trình cuộc đời là bởi vì tình yêu thương, sự quan tâm, hình bóng của người bố vẫn in sâu trong ký ức của con, mãi mãi không bao giờ phai nhòa.
=> Đó là một người con hiếu thảo, thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy.
+ Chủ đề của truyện còn gửi gắm những bài học được gợi lên từ câu chuyện:
Tình cảm cha con là thiêng liêng và quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.
Chúng ta cần yêu thương, trân trọng, kính yêu bố mẹ của mình vì tình cảm bố
me dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả.
- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
+ Kết hợp khéo léo các phương thức kể, tả, biểu cảm khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.
+ Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bố được đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất.
+ Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và đọng kết bằng những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật “tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật.
+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn.
=> Truyện Bố tôi chỉ là tình huống và những sự việc hết sức đời thường nhưng đã đem đến cho người đọc sự xúc động về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Đọc xong truyện, ai cũng cảm thấy như mình còn có lỗi với bố mình về một điều gì đó và tự thầm hứa với bản thân phải biết thương yêu, trân trọng và sống hiếu thảo với bố mình. Và em cũng vậy!
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của truyện.
- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người.
Phân tích tác phẩm Bố tôi - mẫu 1
Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng của nền văn xuôi đương đại. Với ông, văn chương phải đẹp và nhân văn, hướng đến những giá trị Chân - Thiện – Mỹ của đời sống, bồi đắp thế giới, tầm hồn cho con người. Truyện ngắn “Bố tôi” là một câu chuyện về tình cảm gia đình đầy ấm áp và tình thương, tình cha con sâu đậm.
“Nguyễn Ngọc Thuần đến với văn chương chỉ là tình cờ, nhưng sự tính cờ ấy đã đem đến cho nhà văn một cánh cửa mới”. Nguyễn Ngọc Thuần xuất thân là một nhà mỹ thuật tài hoa, thế hệ nhà văn 7X ở Sài Gòn không hẹn mà gặp xuất thân từ mỹ thuật khá nhiều, cứ như học mỹ thuật để viết văn, làm thơ. Văn chương của Nguyễn Ngọc Thuần chạm đến tâm hồn bạn đọc bởi sự trong trẻo, dễ thương, khi viết cho người lớn phải là từ những trải nghiệm thực tế của cuộc sống, còn khi viết cho thiếu nhi, ông thường đặt mình vào đứa trẻ, vẽ nên một thế giới đầy trong sáng và niềm tin.
“Bố tôi” là truyện ngắn về tình cha con ấm áp. Người bố được miêu tả là một người cha yêu thương con hết mực, tận tình chăm sóc con, trân trọng từng món quá, từng bức thư mà con gửi. Ông rất yêu con, yêu từng nét chữ của con dù không biết đó là chữ gì. Dù cuộc sống có thay đổi, thì ông vẫn luôn đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành của mình.
Nhân vật người bố được khắc họa là một người cha yêu thương con hết mực. Vì có cách biệt về địa lý, ông không thể bên cạnh, đồng hành sát bên khi con trưởng thành. Thế nhưng, ông vẫn luôn theo dõi và quan tâm đến cuộc sống của con. Hai cha con giao tiếp với nhau qua từng bức thư con gửi. Ông trân trọng điều đó, trân trọng từng nét chữ của con. Vào mỗi cuối tuần, khi đi nhận thư, ông đều mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, nhận bức thư của con. Dù không thể hiểu được nội dung của bức thư, ông vẫn cảm nhận được từng nét chữ, nghĩ suy, tâm tư của con qua từng cái “chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu”.
Khi người vợ hỏi ông tại sao lại không nhờ người đọc hộ bức thư, ông liền bảo rằng: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”. Có thể thấy, ông như một người bạn đồng hành của con, tôn trọng quyền riêng tư và độc lập của con. Ông không muốn người khác đọc bức thư của con gửi, vì ông hiểu con hơn bao giờ hết, hiểu con qua từng con chữ giản đơn. Những lá thứ được ông giữ một cách cẩn thận, ngắm nhìn nó từng ngày “những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”.
Sau này, trên hành trình trưởng thành của “tôi” đã không còn bố nữa, ngày đầu tiên bước chân vào trường đại học đã không còn bố dìu dắt cạnh bên. Thế nhưng, chỉ riêng “tôi” mới có thể cảm nhận được, rằng bố luôn “đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời”.
Truyện ngắn “Bố tôi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện nhẹ nhàng mang đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình, sự hy sinh cao của người bố. Ngay cả khi bố không còn bên cạnh, thì tình cảm, sự gắn kết giữa hai bố con vẫn không hề nhạt phai, đồng hành cùng năm tháng trưởng thành của con.
Cha ơi bóng cả cây cao
Chở che con những lao đao cuộc đời
Cha cho con tình yêu thương và cuộc sống
Là mây trời lồng lộng chở che con.
Phân tích tác phẩm Bố tôi - mẫu 2
Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng của nền văn xuôi đương đại. Với ông, văn chương phải đẹp và nhân văn, hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của đời sống, bồi đắp thế giới, tầm hồn cho con người. Truyện ngắn “Bố tôi” là một câu chuyện về tình cảm gia đình đầy ấm áp và tình thương, tình cha con sâu đậm.
“Nguyễn Ngọc Thuần đến với văn chương chỉ là tình cờ, nhưng sự tính cờ ấy đã đem đến cho nhà văn một cánh cửa mới”. Nguyễn Ngọc Thuần xuất thân là một nhà mỹ thuật tài hoa, thế hệ nhà văn 7X ở Sài Gòn không hẹn mà gặp xuất thân từ mỹ thuật khá nhiều, cứ như học mỹ thuật để viết văn, làm thơ. Văn chương của Nguyễn Ngọc Thuần chạm đến tâm hồn bạn đọc bởi sự trong trẻo, dễ thương, khi viết cho người lớn phải là từ những trải nghiệm thực tế của cuộc sống, còn khi viết cho thiếu nhi, ông thường đặt mình vào đứa trẻ, vẽ nên một thế giới đầy trong sáng và niềm tin.
“Bố tôi” là truyện ngắn về tình cha con ấm áp. Người bố được miêu tả là một người cha yêu thương con hết mực, tận tình chăm sóc con, trân trọng từng món quá, từng bức thư mà con gửi. Ông rất yêu con, yêu từng nét chữ của con dù không biết đó là chữ gì. Dù cuộc sống có thay đổi, thì ông vẫn luôn đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành của mình.
Nhân vật người bố được khắc họa là một người cha yêu thương con hết mực. Vì có cách biệt về địa lý, ông không thể bên cạnh, đồng hành sát bên khi con trưởng thành. Thế nhưng, ông vẫn luôn theo dõi và quan tâm đến cuộc sống của con. Hai cha con giao tiếp với nhau qua từng bức thư con gửi. Ông trân trọng điều đó, trân trọng từng nét chữ của con. Vào mỗi cuối tuần, khi đi nhận thư, ông đều mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, nhận bức thư của con. Dù không thể hiểu được nội dung của bức thư, ông vẫn cảm nhận được từng nét chữ, nghĩ suy, tâm tư của con qua từng cái “chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu”.
Khi người vợ hỏi ông tại sao lại không nhờ người đọc hộ bức thư, ông liền bảo rằng: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”. Có thể thấy, ông như một người bạn đồng hành của con, tôn trọng quyền riêng tư và độc lập của con. Ông không muốn người khác đọc bức thư của con gửi, vì ông hiểu con hơn bao giờ hết, hiểu con qua từng con chữ giản đơn. Những lá thứ được ông giữ một cách cẩn thận, ngắm nhìn nó từng ngày “những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”.
Sau này, trên hành trình trưởng thành của “tôi” đã không còn bố nữa, ngày đầu tiên bước chân vào trường đại học đã không còn bố dìu dắt cạnh bên. Thế nhưng, chỉ riêng “tôi” mới có thể cảm nhận được, rằng bố luôn “đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời”.
Truyện ngắn “Bố tôi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện nhẹ nhàng mang đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình, sự hy sinh cao của người bố. Ngay cả khi bố không còn bên cạnh, thì tình cảm, sự gắn kết giữa hai bố con vẫn không hề nhạt phai, đồng hành cùng năm tháng trưởng thành của con.
Cha ơi bóng cả cây cao
Chở che con những lao đao cuộc đời
Cha cho con tình yêu thương và cuộc sống
Là mây trời lồng lộng chở che con.
Phân tích tác phẩm Bố tôi - mẫu 3
Truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm cảm động, khắc họa tình yêu thương thầm lặng nhưng vô cùng sâu sắc của người cha dành cho con. Nhân vật người bố trong truyện được miêu tả với hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng cũng rất đặc biệt, gắn bó chặt chẽ với những biểu hiện tình cảm và những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã tạo ra một không gian đối lập giữa hai thế giới: đồng bằng, nơi người con học hành, và núi đồi, nơi người cha sống. Tuy có khoảng cách về địa lý, nhưng tình cảm của người cha dành cho con luôn bền chặt, không gì có thể làm phai nhạt. Người bố, dù sống trong cảnh nghèo khó, vẫn luôn mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất mỗi khi xuống núi để nhận thư của con. Hình ảnh ông vụng về mở thư, chạm tay vào từng con chữ và ngắm nghía nó, cho thấy tình cảm yêu thương, sự trân trọng đối với những dòng chữ con viết, dù ông không hiểu ý nghĩa của chúng. Những hành động này tuy đơn giản nhưng lại thể hiện sự quan tâm sâu sắc mà người cha dành cho con, một sự quan tâm không cần đến sự thấu hiểu ngôn ngữ, mà chỉ đơn giản là muốn gần gũi con, muốn cảm nhận từng chút một về cuộc sống của con.
Mối quan hệ giữa người bố và mẹ cũng được thể hiện một cách tinh tế qua việc người mẹ đọc thư và khen ngợi chữ viết của con, trong khi người bố không cần phải nhờ ai đọc mà tự mình cảm nhận, vì ông hiểu rõ những gì con mình gửi gắm qua từng chữ viết dù không thể đọc được. Sự tự hào và niềm tin yêu vào con của người cha là một nét đặc trưng nổi bật, cho thấy tình yêu thương vô điều kiện của một người cha.
Đến cuối truyện, khi nhân vật "tôi" đã bước vào trường đại học, người bố không còn nữa, nhưng hình ảnh của ông vẫn luôn hiện hữu trong lòng nhân vật. Sự vắng mặt của người cha không thể làm giảm đi tình cảm và những kỷ niệm mà ông đã để lại. Dù không có mặt trong những bước đi tiếp theo của con, nhưng tình yêu của người cha sẽ vẫn đồng hành cùng con suốt đời, như một nguồn động lực âm thầm, vững chắc. Chính điều này đã làm cho truyện trở nên xúc động và có sức lay động mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Truyện ngắn Bố tôi không chỉ là một câu chuyện về tình cha con, mà còn là sự phản ánh sâu sắc những giá trị tình cảm, sự hi sinh thầm lặng và tình yêu thương vô bờ bến trong mỗi gia đình.
Phân tích tác phẩm Bố tôi - mẫu 4
Truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm đầy cảm xúc, khắc họa tình cảm sâu sắc giữa cha và con qua những chi tiết giản dị nhưng thấm đẫm tình người. Tác phẩm không chỉ là câu chuyện về tình cha con mà còn là bài học về sự hy sinh, lòng kiên nhẫn và tình yêu thương vô điều kiện.
Trước hết, hình ảnh người cha trong truyện hiện lên với sự giản dị và chân thật. Ông luôn mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần để nhận thư của con. Hành động này thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương vô bờ bến của ông dành cho con. Dù không biết chữ, ông vẫn cố gắng mở thư, xem từng con chữ và chạm vào chúng như thể đang chạm vào chính con mình. Điều này cho thấy sự gắn kết mạnh mẽ giữa hai cha con, dù khoảng cách địa lý có xa xôi.
Sự hy sinh của người cha cũng được thể hiện rõ nét qua từng chi tiết nhỏ. Ông không ngại khó khăn, gian khổ từ núi đồi hiểm trở để xuống đồng bằng nhận thư của con. Sự hy sinh này không chỉ là về mặt vật chất mà còn là về mặt tinh thần. Ông luôn giữ gìn những lá thư của con như những báu vật, dù không hiểu nội dung nhưng ông vẫn cảm nhận được tình cảm của con qua từng nét chữ. Điều này cho thấy tình yêu thương của ông không cần lời nói, mà được thể hiện qua những hành động nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa.
Ngoài ra, truyện còn khắc họa sự kiên nhẫn và lòng tin của người cha. Dù không biết chữ, ông vẫn tự tin rằng mình hiểu được những gì con viết. Sự kiên nhẫn này không chỉ thể hiện qua việc ông cẩn thận mở thư, xem từng con chữ mà còn qua việc ông giữ gìn những lá thư như những kỷ vật quý giá. Điều này cho thấy ông luôn tin tưởng vào con mình và luôn dõi theo từng bước đi của con.
Cuối cùng, truyện ngắn "Bố tôi" còn gửi gắm thông điệp về sự tiếp nối và ảnh hưởng của người cha đối với cuộc đời con. Dù người cha đã mất, nhưng hình ảnh và tình yêu thương của ông vẫn luôn đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường. Điều này cho thấy tình cảm gia đình là một nguồn động lực mạnh mẽ, giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Tóm lại, "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần là một truyện ngắn đầy cảm xúc, khắc họa tình cảm sâu sắc giữa cha và con. Qua câu chuyện, tác giả đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn của người cha, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tình cảm gia đình trong cuộc sống.
Phân tích tác phẩm Bố tôi - mẫu 5
Trong truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần, tác giả đã tài tình khắc họa một hình ảnh đầy cảm động về tình cảm gia đình, tình yêu thương của bố dành cho con và sự hiểu biết, tôn trọng của con dành cho bố.
Bố của nhân vật chính trong truyện luôn dõi theo con từ xa, luôn quan tâm và chăm sóc con mặc dù họ đang ở hai nơi khác nhau. Bố luôn đi nhận lá thư mà con gửi về, mặc dù không biết đọc chữ nhưng bố vẫn cẩn thận giữ gìn những lá thư đó như những kho báu quý giá. Bố không muốn ai khác đọc lá thư của con, bởi vì bố tin tưởng và hiểu rõ con hơn bất kỳ ai khác.
Sự mất mát của bố khiến nhân vật chính trong truyện cảm thấy đau lòng, nhưng cũng từ đó mà nhận ra tình yêu thương và sự hiểu biết sâu sắc mà bố dành cho con suốt cuộc đời. Dù bố đã ra đi nhưng tình cảm và ký ức về bố sẽ mãi mãi ở trong trái tim con, và bố sẽ luôn đi cùng con trên những con đường mới mà con sẽ bước vào.
Truyện ngắn "Bố tôi" đã gợi lên trong độc giả những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, về sự quan trọng của việc hiểu biết, tôn trọng và yêu thương nhau trong gia đình. Đồng thời, truyện cũng nhấn mạnh về sự gắn kết, sự đồng cảm và sự hy sinh của bố mẹ dành cho con, tạo nên một bức tranh đẹp về tình yêu thương và sự hiểu biết trong gia đình.