TOP 20 Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học 2024 SIÊU HAY

444

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học

Đề bài: Mở bài văn mẫu áp dụng cho nghị luận văn học

Cách mở bài nghị luận văn học

- Phần mở bài trong một bài văn nghị luận xã hội có vai trò gợi mở, định hướng vấn đề. Có hai cách mở bài:

  • Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Khi mở bài trực tiếp cần phải tập trung vào vấn đề nghị luận, tránh lan man.
  • Gián tiếp: Từ vấn đề liên quan dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận. Khi mở bài gián tiếp cần phải tạo được sự hấp dẫn, linh hoạt. Có thể mở bài gián tiếp bằng cách dẫn dắt từ một câu nói, ý kiến, nhận định để đi đến vấn đề cần nghị luận.

- Cấu trúc của một mở bài sẽ gồm các phần:

  • Dẫn dắt vấn đề: Đi từ vấn đề liên quan (một câu nói, ý kiến, nhận định…) để dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài.
  • Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, chú ý nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát.
  • Giới hạn vấn đề: Nêu được phạm vi bàn luận (1 đề tài, 1 tác phẩm hay nhiều tác phẩm, 1 đoạn/khổ trong tác phẩm...)
  • Nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống, xã hội (không nhất thiết phải có, tùy thuộc vào từng nội dung).

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 1

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Các tác phẩm văn học đều chú trọng phản ánh hiện thực cuộc sống. Qua tác phẩm của nhà văn/nhà thơ A… ta thấy được (nội dung vấn đề). Cùng với (nghệ thuật tiêu biểu), tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 2

Thời gian là một một vòng tuần hoàn vô tận. Vạn vật dường như không thể bất biến với thời gian. Nhưng những gì là văn, thơ thì vẫn luôn còn nguyên vẹn giá trị. Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó.

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 3

Đề tài C vốn rất phổ biến trong nền văn học Việt Nam. Nổi bật trong đó là nhà văn/nhà thơ A, với tác phẩm B. Tác phẩm đã gợi cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về (vấn đề cần nghị luận).

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 4

Thơ ca Việt Nam trong giai đoạn … là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu ngọt ngào về (đề tài). Nhắc đến đề tài này, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A. Tác phẩm đã tái hiện lại thời đại, gửi gắm thông điệp quý giá.

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 5

Văn học chính là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Một tác phẩm văn học lưu giữ những dấu ấn của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ A để tác phẩm B ra đời. Nổi bật trong đó là đoạn trích/nhân vật…

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 6

Một tác phẩm hay gửi gắm nhiều giá trị sâu sắc. Và tác phẩm B của nhà văn A chính là một trong số đó. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về (vấn đề nghị luận).

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 7

Balzac trong tác phẩm Tấn trò đời đã từng khẳng định: “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. Qua tác phẩm B, nhà văn/nhà thơ A đã phản ánh hiện thực cuộc sống (giai đoạn) một cách chân thực, sinh động. Từ đó tác phẩm cũng góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp.

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 8

Hiện thực chắp cánh để văn học thăng hoa. Mỗi tác phẩm xuất phát từ hiện thực đều gửi gắm tư tưởng nhân văn cao đẹp. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực trong tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã gây ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 9

“Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút - Puskin. Và chính nhà thơ/ nhà văn A đã để tiếng lòng của mình được cất lên qua tác phẩm B. Khi đọc tác phẩm này, chúng ta đã cảm thấy ấn tượng với… (vấn đề cần nghị luận).

Mở bài chung áp dụng cho nghị luận văn học - mẫu 10

Nhà văn Thạch Lam trong lời tựa của tập truyện “Gió đầu mùa” có viết: “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và chắc hẳn tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã làm làm được điều đó.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá