Tác giả bài thơ Bè xuôi sông La

810

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Tác giả bài thơ Bè xuôi sông La hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Tác giả bài thơ Bè xuôi sông La

Đề bài: Bè xuôi sông La của tác giả nào?

Tác giả bài thơ Bè xuôi sông La

Nhà thơ, PGS.TS Vũ Duy Thông sinh ngày 26/2/1944, tại thôn Yên Bài, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp khóa 8 khoa Văn, Đại học Tổng hợp, Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), từng có nhiều năm gắn bó với Thông tấn xã Việt Nam, sau đó làm Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ, đảm nhận cương vị Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương.

Với đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ, nhà thơ Vũ Duy Thông là tên tuổi quen thuộc, đặc biệt là qua 2 bài thơ in trong sách giáo khoa bậc Tiểu học: Bè xuôi sông La, Bé làm phi công.

Theo TS Đỗ Anh Vũ, sinh thời, nhà thơ Vũ Duy Thông đã xuất bản 10 tập thơ, 10 tập truyện cho thiếu nhi và 1 tập kịch. Ông từng được giải Ba cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ năm 1969 với hai bài thơ “Bè xuôi sông La” và “Ngọn đèn lò”; hai Giải thưởng sáng tác dành cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức với các tập truyện “Ai là bạn tốt” (1978) và “Về thăm bà nội” (1988).

Nhà thơ Vũ Duy Thông cũng là tác giả của tập thơ “Miền trung du” và nhiều tâp thơ và văn xuôi khác như “Những đám lá đổi màu”, “Tình yêu người thợ”, “Gió đàn”, “Trái đất không chỉ có một người”, “Chối từ cô đơn”, “Và cuộc đời sẽ cứu rỗi”, “Con bồ câu tha đi một cọng cỏ”…

Cảm nhận bài thơ "Bè xuôi sông la"

Vũ Duy Thông viết bài thơ "Bờ xuôi sông La" vào năm 1967 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng sôi sục và ác liệt. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, gợi tả vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của dòng sông La, và nói lên niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết đất nước trong hòa bình.

Khổ thơ đầu gợi tả những bè gỗ quý từ nguồn sâu rừng xa trên dãy Trường Sơn nối đuôi nhau xuôi dòng sông La. Có biết bao thứ gỗ quý, nguồn lâm sản của núi rừng quê hương: dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa. Các từ: "cùng", "và", "rồi” gợi lên hình ảnh những bè gỗ quý nối đuôi nhau xuôi dòng sông, kéo dài mãi ra tưởng như vô tận, không thể nào đếm hết, càng ngắm càng thích thú say mê:

"Bè ta xuôi sông La

    Dẻ cau cùng táu mật

     Muồng đen và trái đất

    Lát chun rồi lát hoa" 

Hai chữ "bè ta" biểu lộ tất cả niềm tự hào của nhà thơ. Câu thơ "Sông La ơi sông La" như một tiếng reo cất lên, dào dạt niềm thiết tha sung sướng trước cảnh sắc xinh đẹp, nên thơ của dòng sông quê hương. Sông La là một chi lưu của dòng sông Ngàn Trươi từ Trường Sơn chảy qua huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, rồi nháp lưu với dòng sông Lam mà đổ về Cửa Hội. Sông La rất đẹp, một vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, nhất là những buổi chiều xuân, chiều thu. Nước sông "trong veo"' đôi bờ sông là những hàng tre xanh biếc tỏa bóng mát . Tác giả đã lấy "tính mát" (thiếu nữ) để so sánh với nước sông trong veo, lấy "hàng mi" (giai nhân) để ví với bờ tre, lá tre xanh "im mát" đôi bờ sông.

"Sông La ơi sông La

      Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

         Mươn mướt đôi hàng mi"

Người đọc xúc động nhớ tới 2 câu thơ của Tế Hanh trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương":

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre...".

Trời về chiều, sông La càng trở nên đáng yêu. Gương sông phản chiếu ánh tà dương mà trở nên long lanh. Gió thổi nhẹ, mặt sông gợn sóng lăn tăn như "vảy cá". Trên bờ đê, tiếng chim hót ríu ran:

"Sóng long lanh vảy cá

Chim hót trên bờ đê”.

Ẩn dụ "vảy cá" nói về con sóng lăn tăn, một nét vẽ khá tài hoa. Vần thơ lấy ánh sáng và âm thanh đồng quê như dẫn người đọc trôi về cõi mộng.

Những bè gỗ được nhà thơ cảm nhận đầy chất thơ. Bè gỗ được nhân hóa:

"Bè đi chiều thầm thì". Những bè gỗ như "đàn" (cá) lượn "thong thả", như "bầy trâu" đang "lim dim" cặp mắt tắm mát trên dòng nước "trong veo". Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và so sánh được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những câu thơ đầy hình tượng gợi cảm:

"Bè đi chiều thầm thì

    Gỗ lượn đàn thong thả

   Như bầy trâu lim dim

     Đắm mình trong êm ả"

Các từ láy: "thầm thì", "thong thả", "lim dim", "êm ả" dùng rất đắt, có giá trị đặc tả một buổi chiều êm ả, thơ mộng, thanh bình của dòng sông La.

Đoạn cuối bài thơ nói lên những suy nghĩ, niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết quê hương đất nước trong hòa bình. Các điệp ngữ: "nằm nghe, nằm nghe", các từ ngữ: "ngây ngất", "rất hay", "ngọt mát" gợi tả bao cảm giác dào dạt đang đâng lên trong lòng nhà thơ:

"Ta nằm nghe, nằm nghe

Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi vôi xây rất say

Mùi lán cưa ngọt mát"

Các hình ảnh ẩn dụ: "nụ ngói hồng", "hoa lúa trổ", "khói nở xòa như bông" hiện lên trong cảnh "đạn bom đổ nát" gợi tả cảnh tái thiết đất nước trong một ngày mai thắng trận. Tinh thần lạc quan tin tưởng sáng bừng vần thơ:

"Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoa lúa trổ

   Khói nở xòa như bông..."

Hiện thực đất nước tưng bừng tráng lệ hôm nay cho ta cảm được cái hay cái đẹp khổ cuối bài thơ này.

"Bè xuôi sông La" là một bài thơ hay. Giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến thiết tha. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ rất đẹp, gợi lên vẻ đẹp mặn mà đáng yêu của dòng sông La và những bè gỗ quý xuôi dòng. Ý tưởng bài thơ sâu sắc, nó đem đến cho người đọc một niềm tin ngời sáng, như Bác Hồ đã dặn trước lúc Người đi xa:

"Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay".

Đánh giá

0

0 đánh giá