Ôn tập về Từ mượn lớp 6 chi tiết nhất

49

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Ôn tập về Từ mượn lớp 6 chi tiết nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Ôn tập về Từ mượn lớp 6 chi tiết nhất

1. Từ mượn là gì?

Ngoài những từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Như vậy, từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để tạo ra sự phong phú, đa dạng cho tiếng Việt. Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,...

2. Vai trò của từ mượn

Từ mượn bổ sung thêm những từ còn thiếu. Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành, ngôn ngữ tiếng Việt còn khá sơ sai và thiếu thốn. Do đó, chúng ta phải vay mượn từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ đa dạng của con người.

Từ mượn tạo ra nhiều lớp nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt. Trên thực tế có rất nhiều từ thuần Việt khi nói đến sẽ mang cảm giác ghê sợ, đau lòng hoặc quá dài dòng. Việc sử dụng từ mượn thay thế đã tạo cảm giác lịch sự, nhẹ nhàng, trang trọng hơn. Ví dụ: Từ "chết" là từ thuần Việt, có thể tuỳ từng hoàn cảnh mà thay đổi thành từ "từ trần, lìa đời" cho phù hợp hơn.

3. Các loại từ mượn

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Ví dụ:

  • Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, Giả có nghĩa là nghe.
  • Yếu lược: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó, Yếu có nghĩa là quan trọng, Lược có nghĩa là tóm tắt.

Ngoài từ mượn tiếng Hán, tiếng Việt còn một bộ phận từ mượn khác như : Từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Nga, từ mượn tiếng Anh.

- Từ mượn tiếng Pháp: Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên ngôn ngữ Pháp đã du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hoá, người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ các khái niệm mà trong tiếng Việt không có. Tuy nhiên, khi áp dụng các từ mượn tiếng Pháp, chúng ta đã biến thể cả về cách đọc lẫn cách viết để gìn giữ nét đẹp của tiếng Việt.

Ví dụ

  • A-xít: có nguồn gốc là từ "acide"
  • A lô: có nguồn gốc từ "allo"

- Từ mượn tiếng Nga: Có một số từ mượn tiếng Nga có thể gặp trong quá trình giao tiếp là: Từ "Bôn-sê-vích" có nguồn gốc từ "Bolshevik" được sử dụng để chỉ người giàu có. Hoặc từ "Mác - xít" có nguồn gốc từ "Marksist" được dùng để chỉ người theo chủ nghĩa Mác.

- Từ mượn tiếng Anh: Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến trong giao tiếp. Do đó, Việt Nam cũng sử dụng khá nhiều từ mượn tiếng Anh, ví dụ như: Từ "đô la" có nguồn gốc từ "dollar" chỉ một đơn vị tiền tệ ở nước ngoài; Từ "In - tơ - nét" có nguồn gốc từ "internet" chỉ mạng máy tính.

4. Bài tập từ mượn

Bài 1. Ghi lại những từ mượn trong các câu dưới đây. Cho biết các từ ấy đợc mượn của ngôn ngữ nào.

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

Trả lời:

a. Từ mượn ở câu này là: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ. Đây là các từ mượn tiếng Hán.

b. Từ mượn ở câu này là: Gia nhân. Đây là từ mượn tiếng Hán

Bài 2.Kể tên một số từ mượn:

a. Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét 

b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông

c. Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời:

a. Ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,...

b. Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,...

c. Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông,...

 

Đánh giá

0

0 đánh giá