TOP 10 Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích 2025 SIÊU HAY

387

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 1

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Từ đó, chúng ta thấy được công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và con cái cần yêu mến, hiếu thảo với cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 2

Đọc bài ca dao "Công lao như núi ngất trời [...] Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi", em lại cảm thấy bồi hồi xúc động trước sự hi sinh cao cả của cha mẹ. Mượn hình ảnh "núi ngất trời", tác giả dân gian đã khẳng định và nhấn mạnh công lao to lớn ở cha. Cha là người chỉ bảo, dạy dỗ chúng ta biết bao kiến thức bổ ích. Mẹ cũng vậy, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được sống êm ấm, hạnh phúc. Vì thế, tình yêu thương của mẹ cũng rộng lớn, bao la như "nước ở ngoài Biển Đông". Như vậy, không gì có thể cân đo, đong đếm được công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Việc sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng "Công cha núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước trong ở ngoài Biển Đông" cùng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc khiến bài ca dao giống như những câu hát da diết, sâu lắng. Từ đó, nhắc nhở mỗi người phải biết ghi nhớ công lao của cha mẹ. Đồng thời, phải luôn yêu thương, hiếu thảo, kính trọng đấng sinh thành - những người đã và đang tần tảo, chịu thương chịu khó làm mọi việc để nuôi nấng con cái.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 3

Bài ca dao "Công lao như núi ngất trời [...] Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã để lại cho em những rung cảm sâu sắc về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Trước hết, các tác giả dân gian ví công cha như "núi ngất trời". Quả thực như vậy, công ơn dạy bảo, giáo dục, nuôi nấng ở cha to lớn như những ngọn núi hùng vĩ. Sóng đôi với tình cha bao la là nghĩa mẹ sâu nặng "như nước ở ngoài Biển Đông". Mẹ cũng giống như cha, đều sẵn sàng làm mọi việc để con cái được hạnh phúc, êm ấm. Họ dành tất thảy những gì tốt đẹp cho con mà không quản ngại khó khăn, vất cả. Vì thế, câu ca dao cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" chính là lời nhắc nhở mỗi người phải biết ghi lòng tạc dạ những nhọc nhằn, lam lũ của mẹ cha. Nhờ việc sử dụng ngôn ngữ cô đọng, lời ca dao dạt dào cảm xúc và biện pháp so sánh "Công cha núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông", tác giả dân gian đã nhấn mạnh và khẳng định công lao lớn lao không thể cân đo, đong đếm ở cha mẹ. Mong rằng, qua bài ca dao này, mỗi người sẽ biết hiếu thảo, kính trọng, biết ơn đấng sinh thành của mình.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 4

Bài ca dao "Anh em nào phải người xa [...] Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy" đã mang đến cho em những lời nhắn nhủ ý nghĩa về việc giữ gìn và xây dựng tình cảm anh em trong một nhà. Ngay từ câu thơ đầu, tác giả dân gian khẳng định và nhấn mạnh "Anh em nào phải người xa". Đúng vậy, anh chị em là những con người chung huyết thống, nguồn cội chứ không phải là kẻ xa lạ. Vì thế, anh em trong nhà phải biết yêu thương, che chở, bao bọc và gắn liền với nhau như "thể tay chân". Nếu một người gặp khó khăn thì những cá nhân khác cần cố gắng giúp đỡ. Để từ đó, anh em hòa thuận, đoàn kết; gia đình cũng trở nên êm ấm, hạnh phúc. Và hơn hết, bậc sinh thành - những người làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy vui sướng, tự hào khi thấy con cái hòa thuận. Nhờ thể thơ lục bát truyền thống và việc sử dụng thành công biện pháp so sánh "Yêu nhau như thể tay chân,", tác giả dân gian đã làm nổi bật giá trị nhân văn tốt đẹp về tình cảm gia đình cao quý, thiêng liêng. Mong rằng, qua bài ca dao này, mỗi người sẽ biết đoàn kết, yêu thương, hòa thuận với anh chị em trong nhà.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 5

Có rất nhiều bài ca dao viết về công lao của đấng sinh thành, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với bài:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Hai câu đầu đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể. “Công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Qua đó, tôi thấy được công ơn lớn lao, vĩ đại của cha mẹ dành cho con cái. Họ không chỉ cho sự sống mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người. Câu cuối cùng là lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Khi đọc bài cao dao này, tôi mới biết hết được chín chữ cù lao. Từ đó, tôi thêm trân trọng và biết ơn cha mẹ. Bài ca dao quả là giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 6

Bài thơ lục bát Chăn trâu đốt lửa là một bài thơ ngắn chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ. Ấy thế mà nhà thơ Đồng Đức Bốn đã vẽ ra được cả một không gian rộng lớn mênh mang. Trong bài thơ là một cánh đồng sau mùa gặt vào chiều đông lạnh lẽo. Bầu không khí lồng lộng gió rời khiến không gian càng thêm mênh mông. Bạn nhỏ trong bài thơ hiện lên với những hành động rất quen thuộc của mọi đứa trẻ nhỏ ở nông thôn ngày trước: đi chăn trâu, thả diều trên cánh đồng sau mùa gặt. Tuổi nhỏ ham chơi, bạn nhỏ say mê đuổi theo cánh diều cao tít, mà quên đi củ khoai nướng trong đống tro. Điều đó làm củ khoai cháy khét khiến bạn nhỏ vô cùng tiếc nuối. Người đọc cũng cảm nhận được điều đó, tình cảm đó. Nhưng đó lại chẳng phải chỉ là niềm nuối tiếc về củ khoai, mà còn là niềm tiếc nuối khi thời gian trôi qua quá nhanh, chỉ chớp mắt mà cả buổi chiều đã đi qua. Với người đọc, đó còn là sự tiếc nuối đến ngẩn ngơ về thời gian tuổi thơ vô tư lự đã qua và trôi mãi về miền quá khứ. Sự tiếc nuối mông lung, mờ mịt ấy kết hợp với gió chiều đông tạo nên những cảm xúc da diết khó tả trong lòng em. Chăn trâu đốt lửa thực sự là một bài thơ hay và ý nghĩa, chạm sâu đến trái tim người đọc.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 7

Việt Nam có một nền văn học dân gian vô cùng phong phú và giàu có, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thể loại ca dao. Người Việt Nam xưa thường mượn những lời ca, câu hát để thể hiện cảm xúc, tâm tình về lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa, và đôi khi cũng dùng những câu ca dao để thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, một trong những bài ca dao tiêu biểu như vậy có thể kể đến bài ca dao về loài hoa sen.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao này đã khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, đó chính là lối sống thanh bạch, không dễ dàng bị chi phối bởi hoàn cảnh sống xung quanh, dù có những tiêu cực trong môi trường sống nhưng người Việt Nam vẫn kiên định giữ gìn được sự trong sạch trong phẩm chất, không bị đồng hóa, làm thay đổi theo hướng tiêu cực. Mượn hình ảnh hoa sen để nói về con người Việt Nam là một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo của các tác giả dân gian, bởi hoa sen là loài hoa đẹp, đặc tính sinh học có nó có những nét tương đồng với tính cách của con người Việt Nam. Như vậy, mượn hình ảnh của bông hoa sen, tác giả dân gian đã kín đáo thể hiện sự tự hào của mình về con người Việt Nam, đó là những con người đẹp từ tâm hồn đến phẩm chất.

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 8

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu. Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ khiến cho người đọc yêu thêm mảnh đất Thăng Long. Đồng thời, tác giả dân gian cũng muốn thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho vẻ đẹp của quê hương mình

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 9

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài ca dao là lời tâm tình tha thiết nỗi nhớ quê, nhớ người con gái làng quê của người con trai khi đi xa. Ở hai câu đầu, ba chữ “nhớ” diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc cầu ao, lũy tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò trắng, con diều biếc…nhớ bạn bè tuổi thơ. Xa quê, anh nhớ cái hương vị đậm đà của quê bương qua  bát canh rau muống, bát cà dầm tương. Tuy bình dị nhưng mang một vị rất riêng. Hai câu cuối, từ nỗi nhớ quê, hương vị quê nhà, anh chuyển sang nhớ người. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thân thương ở quê nhà đã dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả hay cả người mà anh không quen biết – nỗi nhớ man mác, bâng khuâng. Chỉ với bốn câu lục bát, tác giả đã diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Cái hay, cái đẹp của bài ca dao là nhớ quê hương, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm tha thiết, sâu nặng. 

Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam em thích - mẫu 10

''Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.''

Sau khi đọc đoạn thơ này, tôi thấy những xúc cảm tràn đầy trong lòng. Đầu tiên, hình ảnh lúa xanh, xanh mướt trên đồng xa đã khiến tôi cảm nhận được sự mát mẻ và tươi tắn của quê hương. Tôi thấy như đang đứng trước một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, một màu xanh dịu dàng mà chỉ có quê hương mới mang lại. Tiếp theo, dáng người cha hao gầy hòa quyện với dáng người quê cũ tim tôi. Tôi nhớ về những tháng ngày cùng cha làm ruộng, cha cực khổ lao động để nuôi sống gia đình. Từ những đường nét trên khuôn mặt cha, tôi thấy được sự kiên cường và tình yêu thương vô điều kiện của cha dành cho gia đình. Hình ảnh dáng cha hao gầy đã khắc sâu vào trái tim tôi, gợi lên những cảm xúc biết ơn và tự hào về cha. Cuối cùng, hình ảnh cánh diều lướt trên mây, búp bê câu lục bát hao gầy tình cha, đã bay tâm hồn tôi lên cao. Tôi cảm nhận được sự tự do và bay bổng của tuổi thơ, khi chúng tôi cùng nhau thảnh thơi và đùa giỡn trên đồng ruộng. Câu lục bát hao gầy tình cha đã mang đến cho tôi niềm vui, sự gắn kết và tình yêu thương gia đình không thể nào quên. Đoạn thơ này đã đánh thức trong tôi những kỷ niệm đẹp về quê hương và gia đình. Đó là lời tạ ơn sâu sắc đến cha mẹ, đến quê hương và đến những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Tôi cảm nhận được sức mạnh và ý nghĩa của tình cha, và tôi sẽ mãi mãi trân trọng những giá trị ấy trong cuộc đời của mình.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá