Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc
Đề bài: Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc
Dàn ý Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: Truyện ngắn Thuốc được sáng tác tác theo quan điểm “ chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh về thể xác”, truyện không chỉ phản ánh sự u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc trong xã hội đương thời mà còn thể hiện bi kịch của người làm cách mạng nhưng không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, thể hiện trực tiếp qua nhân vật Hạ Du.
II. Thân bài:
– Nhân vật Hạ Du không được miêu tả trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những câu chuyện, những dòng suy tư của các nhân vật trong truyện.
–> nhân vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ngắn.
– Nhân vật Hạ Du được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là người chiến sĩ Thu Cận.
– Hạ Du là người sớm được giác ngộ cách mạng, có lí tưởng cách mạng rõ ràng, cao đẹp: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập, tự do cho nhân dân.
– Với người trong xã hội ngoài kia thì Hạ Du chỉ là “thằng quỷ sứ”, “thằng khốn nạn”, là một kẻ điên. Mọi người xung quanh đều hiểu lầm về người chiến sĩ ấy.
– Những người trong quán trà vui sướng khi nghe kể chuyện Hạ Du bị tên cai ngục giáng cho hai cái tát vì đã tuyên truyền “thiên hạ Mãn Thanh là của chúng ta”.
– Khi đã bị xử tử, máu của anh nhỏ xuống pháp trường cũng trở thành thứ “hàng hóa” có thể mang ra kinh doanh, để trở thành thứ thuốc thần kỳ có thể chữa bệnh cho thằng Thuyên, con trai độc đinh của vợ chồng lão Hoa.
– Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời làm cách mạng của Hạ Du là bi kịch bị hiểu lầm, bị nhân dân quay lưng.
+ Mẹ của Hạ Du cũng hiểu lầm về con, tỏ ra xấu hổ với những việc con mình đã làm
+ Chú ruột của anh lại là người “bán đứng”, tố cáo anh để đổi lấy mấy đồng bạc.
– Khi đã chết, mộ của Hạ Du cũng bị sếp về phía bên phải của nghĩa trang, nơi dành riêng cho những người tử tù và những người bị xử án chém.
III. Kết bài:
- Hình ảnh Vòng hoa hồng hồng, trắng trắng trên mộ của Hạ Du phần cuối tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng của tác giả Lỗ Tấn cũng như hàng triệu độc giả trước sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ ấy.
Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc - mẫu 1
Lỗ Tấn đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Hạ Du. Một nhân vật không hề nói lời nào nhưng có tác động lớn lao đối với các nhân vật khác và sự phát triển của cốt truyện.
Hạ Du là người ôm mộng “cải tạo nhân sinh”. Để tìm kiếm con đường cứu nước, Hạ Du sang Nhật để học hỏi công cuộc Duy tân, rồi gia nhập tổ chức cách mạng. Khi trở về nước, Hạ Du bắt đầu tuyên truyền cách mạng và bị khủng bố, bị tàn sát
Qua đó có thể nhận thấy, Hạ Du là nhà cách mạng tiên phong, có lý tưởng cao đẹp, luôn đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Hạ Du có tính cách dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu được việc làm đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan
Số phận của Hạ Du giống như những chiến sĩ cách mạng khác cùng thời của mình. Cuộc đời và số phận của Hạ Du cũng là cuộc đời và số phận của Từ Tích Lân, Thu Cận, những chí sĩ cách mạng yêu nước. Đặc biệt là Thu Cận – nhà nữ cách mạng tiên phong bị bắt và hành hình lúc 32 tuổi. Thu Cận cũng bị hành hình tại Cổ Hiên Đình Khẩu
Nhà văn đã không chỉ một lần nhắc đến Thu Cận. Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng này trẻ tuổi này đã khắc sâu trong tâm khảm nhà văn. Nhà văn đã nhắc nhiều đến nữ cách mạng Thu Cận vì Thu Cận là biểu tượng của một lớp thanh niên giác ngộ sớm thời đại bấy giờ.
Hạ Du đã hết mình chiến đấu vì đất nước nhưng dưới con mắt của mọi người (những người đang ngủ mê), anh chẳng khác gì một tên phản loạn. Họ háo hức chờ đợi mua máu anh làm thuốc chữa bệnh. Cả Khang – đao phủ thì giành lấy cái áo của người bị xử chém, bán máu. Cụ ba Hạ thì phát giác cháu để được 25 lạng bạc như một căn bệnh bệnh hám tiền, trục lợi. Còn bọn thanh niên thì gọi Hạ Du là thằng quỷ sứ, “thằng nhãi ranh….làm giặc, “cái thằng khốn nạn điên rồ”.
Bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc. Họ không thấy được cái giá trị, việc làm của Hạ Du. Tác giả phê phán, vạch rõ sự u mê, mù quáng, lạc hậu của quần chúng, những kẻ không có tinh thần dân tộc, tư tưởng mất gốc, lạc hậu về chính trị…
Qua dư luận của quần chúng, nhà văn Lỗ Tấn cho ta hiểu nhiều điều gì về các chiến sĩ cách mạng ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Qua biểu hiện của dư luận và sự ghẻ lạnh của quần chúng cho thấy sự thoát li quần chúng của nhân vật Hạ Du. Hoạt động cách mạng của hạ Du quá đơn đọc theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Điều đó thức tỉnh con người rằng nếu các chiến sĩ cách mạng không giác ngộ quần chúng để khi chết không ai hiểu gì về ý nghĩa về việc làm của mình thì mọi lý tưởng cao đẹp cũng trở thành vô nghĩa lý.
Qua hình ảnh nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng, cảm phục nhân cách, lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa đến những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.
Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du chính là niềm lạc quan của tác giả về con người và tương lai của dân tộc. Mẹ Hạ Du thăm mộ vào tiết Thanh minh và phát hiện có vòng hoa trên mộ, bất giác bà giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa.. rồi bà ngạc nhiên đến sững sờ. Vòng hoa không có nhiều hoa nhưng được đặt rất chỉnh tề, trang trọng. “Thế này là thế nào? Câu hỏi vang lên trong lòng người mẹ đáng thương vừa nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt, vừa ẩn dấu một niềm vui: có người hiểu và kính trọng con mình
Bà Hoa nhìn về mộ con bỗng thấy lòng trống trải. Chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự chăm sóc đặc biệt của ai đó trên mộ Hạ Du. Điều đó khiến mẹ Hạ Du suy nghĩ “Hoa không có gốc..”. Bà thắc mắc tự hỏi và dần hiểu ra mọi việc và khóc thương xót cho Hạ Du “Oan cho con lắm… cảm thấy nhẹ người đi”.
Với hình ảnh vòng hoa trên mộ thể hiện một niềm mơ ước, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, không phải mọi người đều hững hờ.
Truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý. Truyện đặt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ ràng, mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần chúng đang mê muội
Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, truyện ngắn Thuốc là tiếng nói phê phán quyết liệt sự lạc hậu của quần chúng và mong ước quần chúng sẽ tiến bộ hơn, có cái nhìn đúng đắn hơn về người chiến sĩ cách mạng.
Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc - mẫu 2
Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn ra đời vào tháng 5 – 1919 đã mang một hàm nghĩa sâu sắc. Tác phẩm đề cập đến mâu thuẫn của dân tộc, thời đại, khơi dậy nỗi ưu dân, nó đánh trúng vào căn bệnh tinh thần trầm trọng của dân tộc. Thuốc thể hiện tình trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
Nhân vật Hạ Du tuy không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm nhưng nhân vật này lại đóng vai trò quan trọng, bởi chính là mắt xích làm nảy sinh toàn bộ mâu thuẫn của câu chuyện cũng như chi phối các sự kiện khác trong tác phẩm. Hạ Du là con nhà bác Tứ chứ con nhà ai, là người cùng làng nên ai cũng biết họ tên, gốc gác,… Khi Hạ Du bị bắt, nằm trong ngục, trước lúc ra pháp trường còn cả gan tuyên truyền cách mạng cho lão Nghĩa mắt cá chép, rủ lão đề lao làm giặc nên đã bị lão ta đánh cho hai cái bạt tai. Những người cách mạng tiên phong như Hạ Du có lí tưởng chống triều đình phong kiến Mãn Thanh, họ sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa, hy sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhưng giữa đông đảo quần chúng u mê, họ chiến đấu một cách đơn độc. Chính vì thế, trong mắt của quần chúng nhân dân, anh là thằng quỷ sứ, là thằng nhãi ranh con, là thằng khốn nạn,… Với bác Cả Khang thì là đáng thương hại, với lão râu hoa râm thì hắn điên thật rồi và với cậu Năm gù thì Hạ Du đúng là một kẻ điên thật rồi. Cái chết của Hạ Du đã mang lại cho một số ít người món hời. May nhất là lão Hoa Thuyên đã mua được thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du) để chữa bệnh lao phổi; rồi đến cụ Ba đưa đứa cháu ra đầu thú để được thưởng hai mươi lạng bạc trắng; lão Nghĩa đề lao được cái áo tử tù cởi ra trước khi ra pháp trường; bác Cả Khang thì được mấy đồng bán thuốc cho lão Thuyên,… Ngay cả mẹ Hạ Du cũng không hiểu con, bà kêu là oan con lắm Du ơi! và nguyền rủa chúng nó: Trời còn có mắt, chúng nó giết con thì rồi trời báo hại chúng nó thôi. Quần chúng đều u mê, không hiểu sự nghiệp của những người cách mạng như Hạ Du nên xa lánh, có cái nhìn không đúng đắn, thậm chí sai lệch khiến người cách mạng phải chiến đấu một thân một mình đơn độc, không có sự ủng hộ, đoàn kết, thiếu sức mạnh tập thể.
Ngôi mộ của Hạ Du được đặt ở nghĩa địa của người chết chém, bên trái con đường mòn. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự nghiệp, sự hi sinh của những người cách mạng như Hạ Du trong thời điểm đó. Anh đã đi trước buổi bình minh, giác ngộ sớm vẫn không được quần chúng nhìn nhận một cách đúng đắn bởi sự u mê, tê liệt của họ. cần phải có một liều thuốc tinh thần chữa bệnh cho dân tộc, căn bệnh quốc dân tính vào lúc này cho người dân Trung Hoa. Trên ngôi mộ Hạ Du, người mẹ già đã rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi thấy một vòng hoa vô danh với những cánh hoa trắng hoa hồng và hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng ngay ngắn. Hình ảnh vòng hoa này cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: mặc dù quần chúng vào thời điểm ấy ở trong trạng thái tê liệt, u mê nhưng không phải tất cả, vẫn có những người hiểu, nhớ đến, tiếc thương, ngưỡng mộ tấm gương người cách mạng tiên phong đã hy sinh vì đại nghĩa. Người dân rồi sẽ thức tỉnh dần, cách mạng rồi sẽ có tiền đồ, có xu thế phát triển.
Tóm lại, Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng tiên phong, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chống phong kiến, ngay cả khi đã là tử tù vẫn tuyên truyền, vận động cách mạng. Người chiến sĩ ấy đã hy sinh vì lý tưởng, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc - mẫu 3
Lỗ Tấn là nhà văn lớn, người đặt những viên gạch đầu tiên cho văn học cách mạng Trung Quốc, bàn về vai trò, vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc, Quách Mạt Nhược đã từng khẳng định “Trước Lỗ tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”. Bằng tài năng và tấm lòng của mình, Lỗ Tấn hướng ngòi bút đến phản ánh những hiện thực nóng bỏng của xã hội, chủ trương dùng văn chương như một thứ thuốc tinh thần để chữa bệnh cho người dân Trung Quốc “ chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh về thể xác”. Truyện ngắn Thuốc được sáng tác tác theo quan điểm đầy nhân văn đó, truyện không chỉ phản ánh sự u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc trong xã hội đương thời mà còn thể hiện bi kịch của người làm cách mạng nhưng không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, thể hiện trực tiếp qua nhân vật Hạ Du.
Nhân vật Hạ Du không được miêu tả trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những câu chuyện, những dòng suy tư của các nhân vật trong truyện lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ngắn.
Nhân vật Hạ Du được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là người chiến sĩ Thu Cận, như Lỗ Tấn từng tâm sự “ Viết Hạ Du là để kỉ niệm Thu Cận, một nữ chiến sĩ cách mạng của Quang Phục hội”, nữ chiến sĩ này là người khai sáng cho từ Trung Quốc nữ báo để tuyên truyền giải phóng phụ nữ, bà là người có nhiều đóng góp cho cách mạng nhưng lại có cuộc đời ngắn ngủi khi phải lên đoạn đầu đài khi 36 tuổi.
Hạ Du là người sớm được giác ngộ cách mạng, có lí tưởng cách mạng rõ ràng, cao đẹp: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập, tự do cho nhân dân. Mang trong mình những lí tưởng cao đẹp nhưng trong mắt của vợ chồng lão Hoa, những người trong quán trà và rất nhiều người trong xã hội ngoài kia thì Hạ Du chỉ là “thằng quỷ sứ”, “thằng khốn nạn”, là một kẻ điên. Mọi người xung quanh đều hiểu lầm về người chiến sĩ ấy.
Những người trong quán trà vui sướng khi nghe kể chuyện Hạ Du bị tên cai ngục giáng cho hai cái tát vì đã tuyên truyền “thiên hạ Mãn Thanh là của chúng ta”, theo họ thì Hạ Du bị xử tử là rất đáng, không có gì phải thương hại. Ngay cả khi đã bị xử tử, máu của anh nhỏ xuống pháp trường cũng trở thành thứ “hàng hóa” có thể mang ra kinh doanh, để trở thành thứ thuốc thần kỳ có thể chữa bệnh cho thằng Thuyên, con trai độc đinh của vợ chồng lão Hoa.
Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời làm cách mạng của Hạ Du là bi kịch bị hiểu lầm, bị nhân dân quay lưng. Ngay mẹ của Hạ Du cũng hiểu lầm về con, tỏ ra xấu hổ với những việc con mình đã làm, chú ruột của anh lại là người “bán đứng”, tố cáo anh để đổi lấy mấy đồng bạc.
Khi đã chết, mộ của Hạ Du cũng bị sếp về phía bên phải của nghĩa trang, nơi dành riêng cho những người tử tù và những người bị xử án chém. Con đường mòn đi vào nghĩa trang cũng trở thành biểu tượng cho sự ngăn cách giữa sự hiểu lầm, cách li của nhân dân với sự nghiệp cách mạng cao cả của người chiến sĩ ấy. Sự ngăn cách này cũng đã phản ánh thực trạng mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân khi xa rời chính trị, một phần do sự xa rời quần chúng của những người làm cách mạng.
Hình ảnh Vòng hoa hồng hồng, trắng trắng trên mộ của Hạ Du phần cuối tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng của tác giả Lỗ Tấn cũng như hàng triệu độc giả trước sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ ấy. Chiếc vòng hoa không chỉ làm cho người mẹ Hạ Du xúc động vì cuối cùng cũng phần nào hiểu được con mà còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của cách mạng.
Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc - mẫu 4
Lỗ Tấn đã đạt được thành công đáng kể khi tạo dựng hình ảnh của nhân vật Hạ Du. Đây là một nhân vật không nói nhiều nhưng ảnh hưởng lớn đối với các nhân vật khác và sự phát triển của câu chuyện. Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua những nhân vật khác và qua góc nhìn của người kể chuyện.
Hạ Du là người yêu nước, là một nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm hy sinh vì lý tưởng lớn lao. Anh ta mang trong mình một ước mơ 'cải tạo nhân sinh'. Để tìm con đường cứu nước, Hạ Du sang Nhật Bản để học hỏi từ cuộc cách mạng Duy tân, sau đó tham gia tổ chức cách mạng. Khi trở về quê hương, Hạ Du bắt đầu lan truyền tinh thần cách mạng và phải đối mặt với sự khủng bố và tàn sát. Qua đó, có thể thấy rõ Hạ Du là một nhà cách mạng tiên phong, có lý tưởng cao quý, luôn chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Hạ Du mang đến hình ảnh một con người dũng cảm, kiên định, hy sinh vì lợi ích lớn lao nhưng lại cô đơn, không có ai hiểu được cho đến mức mẹ anh còn khóc lóc mong anh chết được bình yên.
Số phận của Hạ Du giống như những chiến sĩ cách mạng khác trong thời kỳ đó. Cuộc đời và số phận của Hạ Du cũng giống như của Từ Tích Lân, Thu Cận, những nhà cách mạng yêu nước khác. Đặc biệt là Thu Cận - nhà nữ cách mạng tiên phong bị bắt và hành quyết khi mới 32 tuổi. Thu Cận cũng ghi nhớ nhiều lần trong tác phẩm. Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng trẻ này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của nhà văn. Nhà văn thường xuyên nhắc đến Thu Cận vì cô là biểu tượng của một thanh niên nhạy bén trong thời kỳ đó.
Hạ Du đã dốc hết tâm huyết cho cuộc chiến vì đất nước, nhưng trước mắt mọi người (những người đang chìm trong giấc ngủ sâu), anh ta chỉ là một kẻ phản loạn. Họ nôn nóng chờ đợi để mua máu của anh làm thuốc chữa bệnh. Cả Khang - đao phủ, thậm chí còn lấy chiếc áo của người bị xử tử để bán máu. Ông bà Hạ thậm chí nhận ra cháu mình chỉ để đổi lấy 25 lạng bạc như một căn bệnh ham lợi, tận dụng. Còn những thanh niên gọi Hạ Du là 'kẻ quỷ sứ', 'kẻ lừa dối... làm giặc', 'thằng khốn nạn điên rồ'. Đó là bức tranh tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc. Họ không thấy giá trị, công lao của Hạ Du. Tác giả chỉ trích, làm sáng tỏ sự mù quáng, lạc hậu của quần chúng, những người không có tinh thần dân tộc, tư tưởng mất gốc, kém tiến bộ về chính trị...
Thông qua ý kiến của quần chúng, nhà văn Lỗ Tấn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chiến sĩ cách mạng ở Trung Quốc thời kỳ đó. Qua sự biểu hiện của ý kiến cộng đồng và sự lạnh lùng của quần chúng, chúng ta nhận thức được sự cô lập của nhân vật Hạ Du. Hoạt động cách mạng của Hạ Du có vẻ quá đơn lẻ theo hướng anh hùng cá nhân. Điều này thức tỉnh chúng ta rằng nếu các chiến sĩ cách mạng không làm cho quần chúng hiểu rõ hơn để khi qua đời họ không ai hiểu đúng về ý nghĩa của công việc của mình, thì mọi lý tưởng cao cả cũng trở nên vô nghĩa.
Qua hình ảnh của nhân vật Hạ Du, tác giả diễn đạt sự kính trọng, ngưỡng mộ đối với nhân cách, tình yêu nước của chiến sĩ cách mạng Hạ Du, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của cuộc cách mạng Tân Hợi. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là biểu tượng của hy vọng, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của chiến sĩ cách mạng, không phải tất cả đều lạc quan.
Mẹ Hạ Du thăm mộ vào dịp Thanh minh và phát hiện có vòng hoa trên mộ, bất giác bà giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa... sau đó, bà thất kinh đến nỗi bà ngạc nhiên. Vòng hoa không nhiều hoa nhưng được sắp xếp rất đẹp, trang trọng. 'Thế này là sao?' Câu hỏi vang lên trong trái tim người mẹ đáng thương vừa thể hiện sự shock, sửng sốt, vừa chứa đựng niềm vui: có người hiểu và tôn trọng con mình.
Bà Hoa nhìn mộ con và bỗng cảm thấy trái tim nhẹ nhõm. Chi tiết này nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt từ người nào đó đối với mộ Hạ Du. Điều này khiến mẹ Hạ Du suy nghĩ 'Hoa không có gốc...'. Bà tự hỏi và dần dần nhận ra mọi điều và bày tỏ sự thương xót cho Hạ Du 'Thật là không công bằng cho con lắm... cảm giác con nhẹ nhàng lên'. Với hình ảnh của vòng hoa trên mộ, tác giả muốn truyền đạt một ước mơ, một nguồn an ủi, niềm tin vào sự hy sinh của chiến sĩ cách mạng, không phải ai cũng lạc quan.
Tác phẩm không đặt nhân vật cách mạng ở vị trí trung tâm mà chỉ đặt ở tuyến phụ. Điều này mang ý nghĩa rằng khi quần chúng chưa hiểu biết, máu của người cách mạng trào ra sẽ trở nên vô nghĩa, không có ai chú ý. Tác phẩm đặt cộng đồng chưa giác ngộ vào vị trí chính để làm rõ mục tiêu của tác phẩm, đó là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm đánh thức nhận thức của quần chúng đang mê muội.
Hạ Du là biểu tượng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng đã góp phần lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại đứng rất xa quần chúng nên thất bại. Qua hình ảnh của Hạ Du, Lỗ Tấn muốn thể hiện lòng kính trọng đối với cuộc cách mạng này. Qua nhân vật Hạ Du, truyện ngắn 'Thuốc' là tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ sự lạc hậu của quần chúng và hy vọng rằng quần chúng sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về những người chiến sĩ cách mạng.
Phân tích nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc - mẫu 5
Lỗ Tấn, một trong những tài năng lỗi lạc của văn học Trung Quốc, đã lựa chọn tác phẩm của mình như một liều thuốc tinh thần chữa lành cho tâm hồn nhân dân Trung Hoa vào thời kỳ đen tối. 'Thuốc' là biểu tượng tiêu biểu của ông, sáng tác vào năm 1919 trong bối cảnh cuộc vận động Ngũ Tứ nổi lên. Ngoài hình ảnh kinh hoàng của chiếc bánh bao máu, chúng ta còn bị ấn tượng sâu sắc bởi nhân vật Hạ Du, chiến sĩ cách mạng đối mặt với định mệnh bi thảm.
Đầu tiên, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của đám đông - họ bước vào vào buổi sáng sớm, tại pháp trường, một bức tranh hỗn loạn. Họ tràn đầy phấn khích, háo hức đến xem sự kiện hành hình của chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Lần thứ hai, đám đông lại xuất hiện khi trời đã sáng, không gian dịch chuyển từ pháp trường đến quán trà của lão Hoa, nơi họ bàn luận về tử tù, về cái chết của anh ta, về những hành động của Hạ Du.
Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp mà chỉ qua những lời bàn tán của khách hàng tại quán trà ông Hoa. Nhân vật này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý nghĩa của đoạn trích, làm nền cho toàn bộ sự kiện trong tác phẩm. Hạ Du là biểu tượng của lý tưởng cách mạng, là chiến sĩ nhạy bén, nhận thức sâu sắc về tình trạng tăm tối của dân tộc. Có người thậm chí gọi anh ta là điên, khùng, chỉ trích những hành động mà họ coi là quá mức.
Hạ Du dành cả cuộc đời, thanh xuân của mình để hoạt động cách mạng. Ngay cả khi bị giam giữ đợi ngày tử hình, anh ta vẫn kiên định tuyên truyền lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của anh không nhận được sự đánh giá cao, sự miệt thị và coi thường từ quần chúng. Ngay cả mẹ anh ta cũng không thể hiểu được những hành động của anh, có lúc còn xấu hổ vì có con trai là một kẻ phản tặc, và chú ruột của anh vì lợi ích cá nhân mà đưa anh ta ra bán đứng trước chính quyền.
Bức tranh tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc vẫn không thể nhìn thấy giá trị, đó là những đóng góp của Hạ Du. Tác giả lên án, làm sáng tỏ sự u mê, mù quáng, và lạc hậu của quần chúng, những người thiếu tinh thần dân tộc và tư tưởng mất gốc, lạc hậu trong chính trị. Qua dư luận của quần chúng, Lỗ Tấn làm cho chúng ta hiểu sâu hơn về những chiến sĩ cách mạng ở Trung Quốc trong thời kỳ đó. Qua biểu hiện của dư luận và sự lạnh lùng của quần chúng, chúng ta thấy được sự cô lập của Hạ Du. Hoạt động cách mạng của anh ta trở nên quá đơn độc, theo hình thức anh hùng cá nhân. Điều này làm tỉnh táo chúng ta rằng nếu những chiến sĩ cách mạng không giúp quần chúng hiểu rõ hơn để khi qua đời, họ không ai hiểu đúng về ý nghĩa của công việc của mình, thì mọi lý tưởng cao quý cũng trở nên vô nghĩa.
Qua hình ảnh của nhân vật Hạ Du, tác giả thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ đối với nhân cách, tình yêu nước của chiến sĩ cách mạng, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.
Ở cuối truyện, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du chính là biểu tượng của hy vọng, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả đối với sự hi sinh của chiến sĩ cách mạng. Mẹ Hạ Du đến thăm mộ vào dịp Thanh minh và phát hiện có một vòng hoa, làm bà giật mình. Rõ ràng vòng hoa có ích không nhiều hoa, nhưng sắp xếp rất đẹp, trang trọng. Hình ảnh của vòng hoa trên mộ là biểu tượng của ước mơ, nguồn an ủi, và niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của chiến sĩ cách mạng, không phải tất cả mọi người đều lạc quan.
Xem thêm các nội dung khác: