Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý phân tích một tác phẩm truyện hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Dàn ý phân tích một tác phẩm truyện
Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện
Dàn ý phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện chuẩn nhất
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.
2. Thân bài:
+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.
+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.
3. Kết bài:
Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, ...
Dàn ý phân tích một tác phẩm truyện - mẫu 1
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân: là một nhà văn vô cùng tài hoa, uyên bác.
- Giới thiệu chung về tác phẩm “Chữ người tử tù”.
2. Thân bài:
Ý 1: Tình huống truyện đặc biệt
- Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.
- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
Ý 2: Vẻ đẹp các nhân vật
* Nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát - một con người lỗi lạc thời trung đại.
- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:
⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc
- Là anh hùng có khí phách hiên ngang
- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ
+ Đối với quản ngục:
⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
* Nhân vật quản ngục
- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
- Có sở thích cao quý: chơi chữ.
Ý 3: Cảnh cho chữ - “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu.
- Thời gian: đêm khuya.
- Dấu hiệu:
- Sự hoán đổi ngôi vị:
⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao.
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
- Cảm nhận chung của em về giá trị tác phẩm.
Dàn ý phân tích một tác phẩm truyện - mẫu 2
I. Mở bài
- Giới thiệu truyện Thần Trụ Trời
- Khái quát nội dung truyện Thần Trụ Trời
II. Thân bài
a. Xác định chủ đề và ý nghĩa của truyện
- Truyện Thần Trụ Trời giải thích quá trình quá trình tạo lập thế giới, sự phân chia trời đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình qua các yếu tố kì ảo.
b. Phân tích truyện
* Phân tích:
- Giải thích quá trình tạo lập thế giới:
+ Giải thích sự phân chia đất trời qua các sự kiện
+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau
⇒ Truyện Thần Trụ Trời cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của con người thời đầu sơ khai.
c. Nghệ thuật
- Truyện xây dựng Thần Trụ Trời đã xây dựng hình tượng thần trụ trời với sức mạnh siêu nhiên.
- Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp các chi tiết hư cấu tạo nên câu chuyện hấp dẫn.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung truyện.
a. Mở bài
Trong văn hóa thần thoại việt nam, luôn lưu truyền nhiều thần thoại về vác vị thần khai phá ra vũ trụ như giải thích vì sao có Thần Trụ Trời và tiếp theo đó là ác vị thần gió, vị thần sáng tạo ra muôn loài. Nhưng qua đó cũng không thể thiếu vị Thần Mưa, cung cấp nguồn nước để duy trì sự sống cho muôn loài dưới trần thế.
b. Thân Bài
* Hình dáng và công việc của Thần Mưa
- Thần có hình Rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa.
- Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi.
- Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
- Công việc nặng nhọc, Thần Mưa làm không xuể.
* Cuộc thi tuyển chọn Thủy loài hóa Rồng và Cá chép vượt Vũ Môn
- Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa.
- Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng.
- Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc. đến thi đều bị loại cả.
- Cá rô nhảy qua được một đợt song thì rơi; tôm nhảy được hai đợt ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước.
- Cá chép vào thi qua cả ba đợt thành công qua cửa Vũ Môn hóa Rồng cùng Thần Mưa phun nước làm mưa.
c. Kết bài
Tổng kết lại giá trị của truyện Thần Thoại cũng như tác phẩm Thần Mưa muốn truyền đạt.
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
2. Thân bài
a. Giới thiệu về thể loại truyền kì và nội dung của tác phẩm
- Truyền kì: Văn xuôi tự sự, phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, thể hiện quan niệm của tác giả
- Nội dung tác phẩm:
=> Khẳng định niềm tin về công lý, sự chính trực của con người sẽ được đền đáp.
b. Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn
- Họ tên: Tên Soạn, họ Ngô
- Quê: Huyện Yên Dũng, đất Lang Giang.
- Tính cách: khẳng khái, nóng nảy, là người cương phương, thấy gian tà không chịu được.
=> Cách giới thiệu nhân vật trực tiếp, ngắn gọn, súc tích, gây được sự chú ý cho người đọc.
=> Giọng điệu có phần hướng tới sự ngợi ca, định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về hành động sau này của nhân vật.
c. Cuộc đấu tranh nơi trần gian của Ngô Tử Văn
- Hành động châm lửa đốt đền:
- Nguyên nhân: Do tức giận sự hoành hành, hống hách của tên tướng giặc bại trận họ Thôi, làm hại tới dân chúng "Tử Văn rất …đốt đền".
+ Diễn biến:
=> Hành động đốt đền thể hiện sự khẳng khái, cương phương của Ngô Tử Văn, bộc lộ ý chí, ý thức dân tộc mạnh mẽ, bằng việc diệt trừ tên tướng giặc bại trận làm loạn nhân gian.
- Cuộc gặp gỡ với tên tướng Bách hộ họ Thôi:
- Cuộc gặp với Thổ thần:
=> Nguyễn Dữ phê phán tầng lớp quan lại yếu đuối, nhu nhược không dám đấu tranh cho lẽ phải và lớp quan lại tham lam.
+ Sau đó, Thổ thần bày cách cho Tử Văn tâu kiện với Diêm vương và cách đối phó với tên tướng giặc.
=> Câu chuyện phát triển hết sức logic, cho thấy những người làm việc chính nghĩa thì luôn có thần linh giúp sức.
d. Cuộc đấu tranh giành công lý ở Minh ty
- Ngô Tử Văn phải đương đầu với thử thách:
- Chàng vạch trần tội ác của tên tướng họ Thôi:
=> Cuối cùng, sự thật được chứng thực, Tử Văn thắng kiện, Diêm Vương trách cứ các phán quan làm việc không chí công vô tư, còn tên tướng giặc bị "lồng sắt chụp vào đầu … Cửu u"
=> Cuộc đấu tranh dưới minh ty cho thấy khí phách cũng sự can đảm, thông minh của Ngô Tử Văn trước cuộc đối đầu với tên tướng xảo trá
=> Cho thấy ước mơ về sự công lý công bằng của người dân trong xã hội xưa.
e. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
- Hoàn cảnh: Thổ thần tới cảm tạ Ngô Tử Văn đã giúp đỡ mình, đồng thời ông đã xin Đức Thánh Tản cho chàng giữ chân Phán sự ở đền Tản Viên và khuyên chàng nên nhận lời ngay "không nên trùng trình" =>chàng nhận lời "thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất".
- Đây là phần thưởng to lớn dành cho Ngô Tử Văn vì hành động trượng nghĩa, ý chí gan dạ, khẳng khái của mình.
- Hành động diệt trừ tên tướng giặc còn là hành động diệt trừ tận gốc cái ác "mộ của người tướng …như cám vậy", lấy lại danh dự cho Thổ thần, minh oan cho hành động "đốt đền" của chàng.
- Đây còn là niềm ước vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm, chính trực, ước mơ về công bằng công lý.
- Sự gặp gỡ với người cũ và lời truyền "nhà quan Phán sự" =>niềm tin khẳng định một vị quan tốt sẽ được muôn dân yêu kính.
f. Ý nghĩa và bài học:
- Ý nghĩa:
- Bài học:
g. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp giữa yếu tố lý kì, kì ảo với tự sự, mượn sự kì ảo để nói về hiện thực và ước vọng của con người => mang tính thời đại.
- Cốt truyện li kì, cuốn hút người đọc, mang tính logic cao, có cao trào
- Tình tiết lôi cuốn, giọng văn tự nhiên, chân thành, giản dị
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Dàn ý phân tích một tác phẩm truyện - mẫu 3
I. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và lí do được lựa chọn để phân tích.
II. Thân bài:
a. Không gian, thời gian và các sự kiện chính của câu chuyện.
- Không gian: thành A-ten, Hy Lạp
- Thời gian: thời cổ đại
- Các sự kiện chính
b. Những phẩm chất của nhân vật Tê-dê và quan niệm về người anh hùng của người anh hùng của người Hy lạp thời cổ đại.
- Phẩm chất của Tê-đê:
- Quan niệm về người anh hùng của người Hy Lạp thời cổ đại: là những con người có sức mạnh phi thường, có trí tuệ, bản lĩnh và lòng dũng cảm, có thể trừ nạn cho dân, đem đến cho dân một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng.
c. Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại tê-dê.
- Những yếu tố tưởng tượng kì ảo li kì, hấp dẫn
- Nhân vật vừa mang sức mạnh của thần linh, vừa mang dáng dấp của con người.
- Tình huống truyện kịch tính, bất ngờ
- Phản ánh khát vọng của người cổ đại phương Tây về con người và xã hội.
d. Giá trị nội dung
- Ca ngợi sức mạnh và ý chí của Tê – dê
- Thể hiện niềm tin, mơ ước, khát vọng của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.
- Phản ánh khát vọng của người cổ đại phương Tây về con người và xã hội.
e. Giá trị nghệ thuật
- Những yếu tố tưởng tượng kì ảo li kì, hấp dẫn
- Nhân vật vừa mang sức mạnh của thần linh, vừa mang dáng dấp của con người.
- Tình huống truyện kịch tính, bất ngờ
III. Kết bài:
- Nêu nhận xét, đánh giá của cá nhân.
- Khẳng định giá trị, vị trí và sức sống của tác phẩm.
Dàn ý phân tích một tác phẩm truyện - mẫu 4
I. Mở bài
- Giới thiệu về câu truyện thần Gió
- Giới thiệu nội dung chính của câu chuyện:
II: Thân bài
1. Phân tích truyện
- Văn hóa dân gian Việt Nam coi câu chuyện Thần Gió là một tác phẩm thần thoại độc đáo.
- Tác phẩm này phản ánh tầm quan trọng của sự kết nối giữa con người và tự nhiên.
- Thần Gió không chỉ mang tính giải trí mà còn thể hiện tinh thần tôn trọng, biết ơn và thấu hiểu đối với những yếu tố vô hình trong cuộc sống hàng ngày.
2.Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Thần Gió:
- Hình dáng kỳ quặc của Thần Gió: không đầu và có bảo bối là một chiếc quạt mầu nhiệm.
- Tính khó lường, khó đoán của tự nhiên được thể hiện qua hình tượng Thần Gió.
- Khả năng điều khiển gió của Thần Gió thể hiện sự quyền năng và ảnh hưởng của tự nhiên đối với cuộc sống con người.
- Việc Thần Gió làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng phản ánh vai trò của tự nhiên đối với việc sản xuất, thời tiết và sinh kế của người dân.
3. Phân tích và đánh giá chủ đề của truyện Thần Gió:
- Hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, sét ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và là một phần không thể thiếu của tự nhiên.
- Sự hiểu lầm của con thần Gió gây khó khăn và bất hạnh cho người dân.
- Hình ảnh ẩn dụ mưa bão khiến người dân mất mùa đói kém.
- Tác phẩm thể hiện tương tác giữa con người và tự nhiên qua hình tượng Thần Gió và việc ẩn dụ với những thảm họa thiên nhiên.
III. Kết bài
- Thần Gió trong văn hóa dân gian Việt Nam là một tác phẩm thần thoại tương đối phong phú. - Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của những cơn gió tinh nghịch trong cuộc sống.