TOP 20 Dẫn chứng về lòng hiếu thảo 2024 SIÊU HAY

33

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dẫn chứng về lòng hiếu thảo hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

Đề bài: Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 1

Câu chuyện về chàng Chử Đồng Tử nhà nghèo, sống cùng cha mà hai cha con chỉ có một chiếc khố chia nhau dùng chung. Đến khi cha mất, trước khi đi ông có nói với Chử Đồng Tử rằng: “Cha chết đi, con giữ lại cái khố mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười. Con cứ tang trần cho cha là được.” Ấy vậy nhưng chàng không nỡ tang trần cho cha nên đã dùng chiếc khố duy nhất để an táng cha yên nghỉ, còn mình thì ở trần, tiếp tục cuộc sống hàng ngày trước đây.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 2

Xưa có hai mẹ con sống trong một túp lều nhỏ. Người mẹ bị bệnh nặng nhưng nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc để chữa bệnh. Lần nọ, một cụ già đi qua, biết được câu chuyện. Cụ già bảo cô hãy đi đến gốc cây cổ thụ đầu rừng, tìm bông hoa cúc màu trắng, có bốn cánh để làm thuốc cứu mẹ. Cô bé làm theo, tìm được một bông hoa cúc trắng. Cô bé nhớ lại lời cụ già dặn rằng bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ sẽ sống được bấy nhiêu ngày. Thế rồi, cô bé xé từng cánh hoa. Cô bé mang bông hoa chạy nhanh về nhà chữa bệnh cho mẹ. Mẹ của cô đã khỏi bệnh.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 3

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau. Tuy nhiên, gia đình Kiều gặp biến cố. Cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 4

Cô bé Trịnh Thị Lan ở thôn Toán Thọ, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa dù còn nhỏ nhưng đã bươn chải chăm sóc mẹ và bà ngoại của mình. Em sinh ra đã không biết mặt cha, còn mẹ em bị bệnh tâm thần. Khi học Tiểu học, tan học là em lại vội chạy về làm việc nhà, chăm sóc mẹ. Hai mẹ con sống cùng với bà ngoại. Mười tuổi tuổi, em đã bắt đầu làm công việc đồng áng, hết cấy gặt giúp người ta để kiếm gạo ăn đến lượm ve chai khắp nơi để kiếm tiền mua thuốc chăm sóc cho bà ngoại gần chín mươi tuổi và mẹ mình. Em chăm sóc mẹ cẩn thận từng li từng tí. Có những lúc mẹ phát bệnh đi lang thang, em vội vàng đi tìm mà nước mắt lưng tròng. Cho đến giờ, mười ba tuổi, Lan trở thành lao động chính trong gia đình. Vất vả cực nhọc là thế ấy nhưng em chưa bao giờ có ý định từ bỏ việc học của mình cả, vẫn luôn rất cố gắng trong học tập và trong cả cuộc sống.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 5

Tăng Tử dạy rằng: “Có ba điều hiếu, đại hiếu là tôn trọng cha mẹ, thứ đến là không làm nhục cha mẹ, thấp nhất là nuôi được cha mẹ.”

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 6

Những ngày tháng 10 năm 2015, người ta khó có thể nào quên được hình ảnh một cô bé mới chỉ có chín tuổi ngược xuôi nơi hành lang bệnh viện Bạch Mai để lấy cơm, chăm sóc cho người cha của mình. Cô bé ấy tên là Tô Thị Bích Ngọc, đang học lớp 4, ở Ý Yên, Nam Định. Nhà có hai anh em, mẹ lại bị tâm thần, người anh đang học lớp 8 phải làm thêm ở chợ để lấy tiền đong gạo hàng ngày cho cả nhà. Còn em thì xin nghỉ học theo lên Hà Nội chăm sóc cha mình bị xơ gan, sỏi niệu quản. Mọi việc ông đều cần đến sự giúp đỡ của con gái mình. Ấy vậy nhưng lúc có thời gian, em lại mang sách ra hành lang ngồi đọc, em luôn hi vọng cha sớm khỏe mạnh, khát khao được quay trở lại trường học, tiếp tục ước mơ của mình.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 7

Khổng Từ dạy rằng: “Ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài tôn kính người hơn tuổi, cẩn thận giữ điều tín, gần gũi thân cận với người nhân đức, được như vậy mà còn dư sức thì học tập tri thức nữa.”

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - mẫu 8

Kho tàng ca dao Việt Nam ta có rất nhiều những câu nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”

Bài văn viết về lòng hiếu thảo

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Đúng như lời thơ trên, công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không gì có thể so sánh được. Để đáp lại tình cảm ấy, mỗi người con cần có lòng hiếu thảo với những bậc sinh thành. Hiếu thảo không chỉ là tình cảm tự nhiên mà còn là trách nhiệm cao cả của con người.

Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình. Đây là một đức tính tốt đẹp và truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Bất cứ người con, người cháu nào cũng phải tồn tại và trau dồi đức tính này.

Lòng hiếu thảo được thể hiện ở việc đối xử tốt với ông bà, cha mẹ cũng như các hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, thái độ tôn trọng, sự cảm thông và thấu hiểu cho khoảng cách thế hệ cũng là một biểu hiện của lòng hiếu thảo. Sự hiếu thảo phải xuất phát từ sự chân thành, không toan tính, vụ lợi.

Cha mẹ, tổ tiên là người đã sinh thành nên chúng ta. Họ là người đã trao tặng cho ta cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, được ước mơ, được học tập hết mình. Có lẽ, không phải người cha, người mẹ nào cũng thể hiện rõ tình yêu dành cho con cái nhưng tấm lòng cùng đức hi sinh của họ thì vô cùng vĩ đại. Họ cống hiến cả cuộc đời, âm thầm chịu đựng những khó khăn để cho con những điều tốt đẹp nhất. Vậy nên, đã là con cái, việc hiếu thảo với cha mẹ cần được đặt lên hàng đầu.

Lòng hiếu thảo đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ gia đình và tập thể. Cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm đến con cái, đồng thời, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng, quan tâm và chia sẻ với ông bà và cha mẹ bằng tấm lòng chân thành và tự nguyện. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về tâm lý đấng sinh thành để có thể tôn trọng và cảm thông, thay vì chỉ tính toán hơn thua, tranh chấp vụ lợi. Đó chính là tinh thần của đạo làm con. Không chỉ vậy, lòng hiếu thảo sẽ giúp mỗi người tìm ra được động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Từ đó, ta có thể gieo mầm niềm tin vào những điều tốt đẹp và xóa sổ lối sống ích kỷ và vô ơn. Việc hình thành một lối sống nề nếp và lòng tôn trọng cao quý sẽ góp phần hình thành một xã hội nhân văn và tiến bộ. Chữ hiếu luôn được xem như một thước đo nhân cách của từng cá nhân, gia đình và một xã hội. Người sống hiếu thảo với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình sẽ luôn được yêu mến, kính trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cho lòng hiếu thảo. Mẹ Bác ra đi khi Bác chỉ mới là một cậu bé. Khi trở thành một người thanh niên, Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Thời gian Bác bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài quá lâu. Đến khi đất nước được đón Bác trở về, Người đã là một ông cụ râu tóc bạc phơ. Sau bao năm tháng xa quê, Bác vẫn nhớ về quê hương và đến thăm lại ngôi nhà tranh ở làng Sen, nhớ về những ngày tháng thơ ấu bên cha mẹ. Người là tấm gương sáng, cho thấy tình yêu gia đình cùng lòng hiếu thảo đã hóa thành lí tưởng với non sông, đất nước.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều con người không có lòng hiếu nghĩa, họ không nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và không tôn trọng công lao của cha mẹ dành cho họ. Thậm chí, còn có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ già, tranh chấp tài sản cha mẹ khi cha mẹ đang lúc lâm nguy. Có biết bao vụ án thương tâm đã xảy ra khi cha mẹ phải lìa xa cõi đời bởi chính đứa con mà mình yêu thương nhất. Những cá nhân như vậy cần nhận một hình phạt thích đáng và bị bài trừ ra khỏi xã hội, đó là một tội lỗi không thể tha thứ.

Lòng hiếu thảo luôn là nét đẹp truyền thống và cao quý cần phải trân trọng, giữ gìn trong mỗi gia đình. Bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ khôn lớn, chúng ta sẽ trở thành những người cha, người mẹ. Cuộc đời vốn dĩ luôn xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu. Cho nên những người làm con, làm cháu nên làm tròn đạo hiếu ngay bây giờ để không phải hối tiếc muộn màng.

Đánh giá

0

0 đánh giá