Cho đoạn thẳng BC = 4cm. Vẽ tam giác đều ABC. Có thể vẽ được bao nhiêu tam giác như vậy

369

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Toán gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 Bài tập thường gặp môn Toán có đáp án (Phần 88)

Đề bài. a) Cho đoạn thẳng BC = 4cm. Vẽ tam giác đều ABC. Có thể vẽ được bao nhiêu tam giác như vậy?

b) Cho BC = 4cm. Vẽ hình vuông ABCD. Có thể vẽ được bao nhiêu hình vuông như vậy?

c) Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6cm; một cạnh dài 4 cm.

d) Vẽ hình thoi có cạnh bằng 3 cm và độ dài đường chéo bằng 6cm.

Lời giải:

15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án (Phần 98) (ảnh 1)

a) Dựng hai đường tròn tâm B và C bán kính 4cm. Hai đường tròn cắt nhau tại 2 điểm. Lấy một trong 2 điểm làm điểm A ta vẽ được tam giác đều ABC

Vậy có thể vẽ được 2 tam giác thoả mãn.

b) Vẽ về cùng một phía của đoạn thẳng BC hai đoạn thẳng AB và DC có độ dài là 4cm và vuông góc với BC, sau đó nối AD ta được hình vuông ABCD

Do có hai phía của đoạn thẳng nên có thể vẽ được 2 hình vuông thoả mãn.

c) B1: Vẽ đoạn thẳng dài 6cm

B2: Từ điểm kết thúc của đoạn thẳng ở bước 1 vẽ đoạn thẳng vuông góc với nó và có chiều dài 4cm

B3: Từ điểm kết thúc của đoạn thẳng ở bước 2 vẽ đoạn thẳng vuông góc với nó và có chiều dài 6cm

B4: Từ điểm kết thúc của đoạn thẳng ở bước 3 vẽ đoạn thẳng vuông góc với nó và có chiều dài 4cm, ta được hình chữ nhật thoả mãn.

d) B1: Vẽ đoạn thẳng 3cm

B2: Vẽ 2 đường tròn đường kính 3cm và 6cm lần lượt từ hai đầu mút của đoạn thẳng vẽ ở bước 1. Hai đường tròn cắt nhau tại 2 điểm, nối một trong 2 điểm với các điểm còn lại ta được một tam giác

B3: Vẽ 2 đường tròn đường kính 3cm lần lượt từ hai đầu mút của đoạn thẳng 6cm. Hai đường tròn cắt nhau tại 2 điểm trong đó có 1 điểm trùng với điểm đã có. Nối điểm còn lại với hai đầu mút của đoạn thẳng 6cm ta được hình thoi thoả mãn.

Đánh giá

0

0 đánh giá