Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Lý thuyết và 50 bài tập vận dụng

Tải xuống 14 13 K 187

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Toán lớp 7, tài liệu bao gồm 14 trang, tuyển chọn bài tập Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA TAM GIÁC

A. Lý thuyết Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

1. Đường trung tuyến của tam giác 

Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng có một đầu là đỉnh của tam giác đầu kia là trung điểm của cạnh đối diện với đỉnh đó.

Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.

Ví dụ: Tam giác ABC có D là trung điểm cạnh BC thì AD là một đường trung tuyến của tam giác ABC 

Như vậy, nếu D,E,F lần lượt là trung điểm của ba cạnh BC,AC,AB thì AD,BE,CF là ba đường trung tuyến của tam giác ABC

Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Lý thuyết và 50 bài tập vận dụng (ảnh 1)

2. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Định lý: Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đỉnh một khoảng bằng 23 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Giao điểm của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm.

Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Lý thuyết và 50 bài tập vận dụng (ảnh 2)

GT : ABC có D,E,F lần lượt là trung điểm của ba cạnh BC,AC,AB và G là trọng tâm

KL AGAD=BGBE=CGCF=23

3. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm các tỉ lệ giữa các cạnh, tính độ dài đoạn thẳng

Phương pháp:

Chú ý đến vị trí trọng tâm của tam giác.

Với G là trọng tâm của ΔABC và AD,BE,CF là ba đường trung tuyến ta có

AG=23AD; BG=23BE; CG=23CF.

Dạng 2: Đường trung tuyến với các tam giác đặc biệt (tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông)

Phương pháp:

Chú ý rằng trong tam giác cân ( hoặc tam giác đều) đường trung tuyến ứng với cạnh đáy chia tam giác thành hai tam giác bằng nhau.

Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Trên tia GB và GC lấy các điểm F và E sao cho G là trung điểm của FM đồng thời là trung điểm của EN. Chứng minh rằng ba đường thẳng AG, BE và CF đồng quy.

Giải (h.18.2)

Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 3)

* Tìm cách giải.

Để chứng minh ba đường thẳng AG, BE và CF đồng quy ta có thể chứng minh chúng là ba đường trung tuyến của tam giác GBC.

* Trình bày lời giải.

Gọi D là giao điểm của AG và BC. Vì G là trọng tâm của ΔABC nên AD là đường trung tuyến, suy ra DB=DC.

Ta có GF=GM=13BM;GE=GN=13CN.

Do đó GF=FB=13BM;GE=EC=13CN.

Xét ΔGBC có GD, BE, CF là ba đường trung tuyến nên chúng đồng quy suy ra ba đường thẳng AD, BE, CF đồng quy.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa C vẽ tia Bx // AC. Lấy điểm DBx và điểm E thuộc tia đối của tia CA sao cho BD = CE. Chứng minh rằng ΔABC và ΔADE có cùng một trọng tâm.

Giải (h.18.3)

Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 4)

* Tìm cách giải

Tam giác ABC và ADE có chung đỉnh A nên muốn chứng minh chúng có cùng một trọng tâm, chỉ cần chứng minh chúng có chung một đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A.

* Trình bày lời giải.

Vì Bx // AC nên CBx^=BCE^ (so le trong).

Gọi M là trung điểm của BC.

Ta có ΔBMD=ΔCME (c.g.c).

Suy ra MD=ME  1 và BMD^=CME^.

Ta có BME^+CME^=180o (kề bù).

Do đó BME^+BMD^=180o D, M, E thẳng hàng. (2)

Từ (1) và (2) suy ra M là trung điểm của DE.

ΔABCΔADE chung đỉnh A, chung đường trung tuyến AM nên trọng tâm G của hai tam giác này trùng nhau.

* Nhận xét: Để chứng minh hai tam giác có cùng trọng tâm ta có thể chứng minh chúng có chung một đỉnh và chung đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Ví dụ 3: Cho ΔABC, trên cạnh BC lấy điểm T sao cho TB = 2/3 BC. Trên tia đối của tia CA lấy điểm D sao cho CD = CA. Đường thẳng DT cắt AB tại E. Chứng minh EA = EB

Lời giải:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Trong ΔABD có: BC là trung tuyến vì CD = CA

Và TB = 2/3 BC, do đó T là trọng tâm của ΔABD

Suy ra DT là đường thẳng chứa trung tuyến xuất phát từ D

Nên phải qua trung điểm E của cạnh AB.

Vậy EA = EB

C. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O. Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho A nằm giữa O và B, AB = 2OA. Trên yy' lấy hai điểm L và M sao cho O là trung điểm của LM. Nối B với L, B với M và gọi P là trung điểm của đoạn MB, Q là trung điểm của đoạn LB. Chứng minh rằng các đoạn thẳng LP và MQ đi qua A.

Lời giải:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Ta có O là trung điểm của đoạn LM

Suy ra BO là đường trung tuyến của ΔBLM   (1)

Mặt khác BO = BA + AO vì A nằm giữa O và B hay OB = 2OA + OA = 3OA

Suy ra AO = (1/3)OB hay BA = (2/3)BO    (2)

Từ (1) (2) suy ra A là trọng tâm của ΔBLM (tính chất trọng tâm)

Mà LP và MQ là các đường trung tuyến của ΔBLM vì P là trung điểm MB và Q là trung điểm của đoạn LB

Suy ra các đoạn thẳng LP và MQ đi qua A (theo tính chất 3 đường trung tuyến)

Bài 2: Cho ΔABC, BC = a, CA = b, AB = c. Kẻ trung tuyến AM. Đặt AM = ma. Chứng minh rằng

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Lời giải:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Bài 3: Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AD. Trên tia đối của tia DA lấy điểm K sao cho DK=13AD. Qua B vẽ một đường thẳng song song với CK cắt AC tại M. Chứng minh rằng M là trung điểm của AC.

Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A có đường phân giác AD.

a) Chứng minh: ΔADB=ΔADC. Điểm D là gì?

b) Chứng minh đường phân giác AD và 2 đường trung tuyến BE, CF của tam giác ABC đồng qui tại một điểm.

Bài 5: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau ở G. D là trung điểm BC. Đường AD là đường gì và điểm G là điểm gì trong tam giác ABC? Chứng minh: A, G, D thẳng hàng.

Bài 6: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau ở G. AG kéo dài cắt BC tại M. Chứng minh: MB=MC. 

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống