Diện tích hình bình hành: Công thức tính và các dạng bài tập

63

Tailieumoi.vn xin giới thiếu tới bạn đọc tài liệu về Diện tích hình bình hành: Công thức tính và các dạng bài tập, chi tiết nhất, tài liệu gồm đầy đủ về lý thuyết Hình bình hành, các dạng bài tập và ví dụ minh họa, giúp các bạn củng cố kiến thức, học tốt môn Toán hơn.

Diện tích hình bình hành: Công thức tính và các dạng bài tập

A. Lý thuyết Hình bình hành

1. Định nghĩa

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song

Tứ giác ABCD là hình bình hành ⇔Lý thuyết Hình bình hành | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Lý thuyết Hình bình hành | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chú ý đặc biệt: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)

2. Tính chất hình bình hành

Định lí: Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau.

+ Các góc đối bằng nhau.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

4. Diện tích hình bình hành

Diện tích của hình bình hành được tính bằng độ lớn bề mặt của hình. Đây là phần mặt phẳng mà mọi người nhìn thấy bên ngoài.

Công thức tính diện tích của hình bình hành sẽ bằng tích của cạnh đáy và chiều cao

S = a x h

Trong đó:

  • S là diện tích của hình bình hành.
  • a là cạnh đáy của hình bình hành.
  • h là chiều cao, nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.

B. Bài tập Hình bình hành

Các dạng bài tập Diện tích Hình bình hành

Dạng 1: Tính diện tích khi biết độ dài đáy và chiều cao

Phương pháp giải: Áp dụng đúng công thức chuẩn S=a x h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao) để tính diện tích hình chính xác.

Bài tập minh họa

Tính diện tích của hình bình hành có độ dài đáy bằng 6 cm và chiều cao bằng 10 cm.

Giải:

Sử dụng công thức S = a x h:

S = 6 cm x 10 cm = 60 cm²

Vậy diện tích của hình bình hành là 60 cm².

Dạng 2: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao hình bình hành

Phương pháp giải: Từ công thức chuẩn S = a x h, ta suy ra công thức tính độ dài đáy như sau: a = S : h.

Bài tập minh họa: Tính độ dài đáy của hình bình hành có diện tích bằng 48 cm² và chiều cao bằng 6 cm.

Giải:

Từ công thức S = a x h, ta suy ra công thức tính độ dài đáy: a = S : h.

Thay vào đó:

S = 48 cm²

h = 6 cm

Ta có:

a = S : h = 48 cm² : 6 cm = 8 cm

Vậy độ dài đáy của hình bình hành là 8 cm

Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy hình bình hành

Phương pháp giải: Từ công thức S = a x h, ta suy ra công thức tính chiều cao của hình là h = S : a

Bài tập minh họa: Tính độ dài đáy của hình bình hành có diện tích bằng 60 cm² và chiều cao bằng 5 cm.

Giải:

Từ công thức S = a x h, ta suy ra công thức tính độ dài đáy: a = S : h.

Thay vào đó:

S = 60 cm²

h = 5 cm

Ta có:

a = S : h = 60 cm² : 5 cm = 12 cm

Vậy độ dài đáy của hình bình hành là 12 cm.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành?

Tài liệu VietJack

 

A. Hình B

B. Hình C

C. Hình D

D. Hình A

Câu 2: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 4cm, và chiều cao 3cm.

A. 16cm2

B. 14cm2

C. 12cm2

D. 10cm2

Câu 3: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành là:

A. S=a×h:2

B. S=a+h×2

C. S=a×h

D. S=a:h

Câu 4: Tính diện tích của hình sau:

Tài liệu VietJack

A. 140cm2

B. 35cm2

C. 70cm2

D. 90cm2

Câu 5: Tính chu vi của hình bình hành sau:

Tài liệu VietJack

A. 48m

B. 62m

C. 55m

D. 52m

Câu 6: Tính chu vi của miếng bìa sau:

Tài liệu VietJack

A. 80cm

B. 90cm

C. 92cm

D. 100cm

Câu 7: Tính diện tích của hình bình hành có chiều cao bằng 23 độ dài đáy. Biết rằng tổng độ dài đáy và chiều cao là 60m.

A. 864m2

B. 846m2

C. 844m2

D. 834m2

Câu 8: Một thửa ruộng hình bình hành có tổng độ dài đáy và chiều cao là 42m, độ dài đáy hơn chiều cao 8m. Tính diện tích của thửa ruộng đó.

A. 457m2

B. 452m2

C. 425m2

D. 475m2

Câu 9: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

Diện tích hình bình hành Toán lớp 4

Câu 10: Đúng ghi Đ, sai ghi

Trong hình bình hành ABCD:

Bài tập hình bình hành lớp 4

A. AB song song với CD …….

B. AB vuông góc với CD …….

C. AB = DC và AD = BC …….

D. AB = BC = CD = DAD…….

Câu 11: Vẽ thêm hai đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình chữ nhật hoặc hình bình hành :

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 12: Vẽ thêm hai đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình chữ nhật hoặc hình bình hành :

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 13: Trong hình vẽ dưới đây, biết GD = DC = CE.

Bài tập hình bình hành lớp 4

Chỉ ra các hình có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD.

Chỉ ra hình có diện tích lớn gấp đôi diện tích của hình chữ nhật ABCD

Câu 14: Viết tiếp vào ô trống:

Bài tập hình bình hành lớp 4

Bài tập tự luận

Câu 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 12cm, chiều cao 8m.

Câu 2: Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy là 35dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó.

Câu 3: Tính chu vi của hình bình hành ABCD:

Tài liệu VietJack

Câu 4: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 26m và có chiều cao gấp đôi độ dài đáy. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa đó.

Câu 5: Một tấm kính hình bình hành có chiều dài 280mm, chiều cao 12cm. Tính diên tích của tấm kính đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá