1kg bằng bao nhiêu gam? Lý thuyết và bài tập về đơn vị đo khối lượng

144

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu về 1kg bằng bao nhiêu gam? Lý thuyết và bài tập về đơn vị đo khối lượng, chi tiết nhất, tài liệu gồm đầy đủ về lý thuyết Đơn vị đo khối lượng, các dạng bài tập và ví dụ minh họa, giúp các bạn củng cố kiến thức, học tốt môn Toán hơn.

1kg bằng bao nhiêu gam? Lý thuyết và bài tập về đơn vị đo khối lượng

A. Lý thuyết Đơn vị đo khối lượng

I. Đơn vị khối lượng

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

  + Một số đơn vị đo khối lượng khác:

       1 miligam (mg) = 0,001 g

       1 gam (g) = 0,001 kg

       1 héctôgam (1 lạng) = 100 g

       1 tạ = 100 kg

       1 tấn (1 t) = 1000 kg

II. Dụng cụ đo khối lượng

- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân đòn, cân Roberval,…

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Đo khối lượng

Cân đòn: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Đo khối lượng

III. Cách đo khối lượng 

1. Dùng cân đồng hồ

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

2. Dùng cân điện tử

Tùy vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau:

  - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp.

  - Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.

  - Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai lệch kết quả đo).

B. Bài tập về Đơn vị đo khối lượng

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: 1kg=...hg= … yến

A. 100;110

B. 10;1100

C. 10;0,1

D. 10;10

Câu 2:  1kg=.......g

A. 1000

B. 100

C. 110

D. 11000

Câu 3: Một cửa hàng trong ba ngày bán được 1 tấn đường. Ngày đầu bán được 300kg. Ngày thứ 2 bán được gấp 2 ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?

A. 10

B. 1

C. 100

D. 101

Câu 4:

Biết 4 con : gà, vịt, ngỗng, ngan , thỏ có cân nặng lần lượt là:

1,85kg ; 2,1kg ; 3,6kg ; 3000g.

Trong 4 con vật trên, con vật cân nặng nhất là:

A.con gà B.con vịt

C.con ngỗng D.con thỏ

Bài tập tự luyện

Câu 1:

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2,305kg = ….g

4,2 kg =….g

4,08 kg = ….g

b) 0,01kg =….g

0,009 kg =….g

0,052kg =….g

Câu 2:

Viết số thập phấn thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1 kg 725g = ….kg

3kg 45g = ….kg

12kg 5g =….kg

b) 6528g =….kg

789g = ….kg

64g =….kg

c) 7 tấn 125 kg= …. tấn

2 tấn 64 kg = …. tấn

177 kg = …. tấn

d) 1 tấn 3 tạ = …. tấn

4 tạ = …. tấn

4 yến = …..tấn

Câu 3:

Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm:

a) 4kg 20g ….4,2kg

b) 500g …. 0,5kg

c) 1,8 tấn …. 1 tấn 8 kg

d) 0,165 tấn ….16, 5 tạ

Câu 4:

Một cửa hàng đã bán đợc 40 bao gạo nếp , mỗi bao cân nặng 50kg.

Giá bán mỗi tấn gạo nếp là 5 000 000 đồng.

Hỏi cửa hàng đó bán số gạo nếp trên được bao nhiêu đồng?

Câu 5:

Một ô tô đi 54 km cần có 6 l xăng . Hỏi ôt ô đó đi hết quãng đường dài

216km thì cần có bao nhiêu lít xăng?

Câu 6: Bác Tư trồng lúa mì trên hai mảnh đất, cuối năm thu được 5795kg. Mảnh đất thứ hai thu kém mảnh đất thứ nhất 1125kg. Hỏi mảnh đất thứ hai thu được bao nhiêu yến lúa mì?

Câu 7: Một kho chứa 3 tấn gạo. Ngày thứ nhất xuất 800kg gạo, số gạo xuất trong ngày thứ hai bằng 32 số gạo xuất trong ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba kho xuất bao nhiêu tấn gạo?

Câu 8. Người ta cấy lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng 23 chiều dài. Trung bình 150m2 thu được 60kg lúa. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tạ lúa?

Câu 9: Một xe chở 12 tạ gạo tẻ và 80 yến gạo nếp. Tính khối lượng gạo xe đó chở được.

Câu10: Cửa hàng có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 1 tạ 50kg. Sau khi bán đi 25kg gạo mỗi loại thì còn lại lượng gạo nếp bằng   lượng gạo tẻ. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?

Câu 11: Một xe tải chở 30 bao gạo tẻ và 40 bao gạo nếp. Mỗi bao gạo tẻ cân nặng 40kg, mỗi bao gạo nếp cân nặng 20kg. Hỏi xe đó chở bao nhiêu tấn gạo?

Đánh giá

0

0 đánh giá