Phương sai và độ lệch chuẩn: Lý thuyết và bài tập ví dụ

Tải xuống 2 8.1 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Phương sai và độ lệch chuẩn: Lý thuyết và bài tập ví dụ, tài liệu bao gồm phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Phương sai và độ lệch chuẩn: Lý thuyết và bài tập ví dụ

1. Phương sai: Kí hiệu sx2

Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Trong đó lần lượt là tần số, tần suất, giái trị đại diện của lớp thứ i; n là số các số liệu thống kê; là số trung bình cộng của các số liệu thống kê đã cho

Chú ý:Có thể tính theo công thức sau: Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Trong đó Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

(đối với bảng phân bố tần số, tần suất)

hoặc Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

(đối với bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp)

Ý nghĩa phương sai

Phương sai được sử dụng để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê (so với số trung bình).

Khi hai dãy số liệu thống kê có cùng đơn vị đo và có số trung bình bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, dãy có phương sai càng nhỏ thì mức độ phân tán (so với số trung bình) của các số liệu thống kê càng bé.

2. Độ lệch chuẩn:

Khi chú ý đơn vị đo ta thấy phương sai sx2 có đơn vị đo là bình phương của đơn vị đo được nghiên cứu ( đơn vị đo nghiên cứu là cm thì sx2 là cm2), để tránh tình trạng này ta dùng căn bậc hai của phương sai gọi là độ lệch chuẩn.

Độ lệch chuẩn, kí hiệu là sx

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Ý nghĩa độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn cũng dùng đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê (so với số trung bình). Khi cần chú ý đến đơn vị đo ta dùng độ lệch chuẩn để đánh giá vì độ lệch chuẩn có cùng đơn vị đó với dấu hiệu X được nghiên cứu.

3. Phương pháp giải

- Phương pháp tính phương sai, độ lệch chuẩn:

- Lập bảng phân bố tần số, tần suất

+ Tính trung bình cộng

+ Tính độ lệch của mỗi số liệu thống kê

+ Áp dụng các công thức:sx=sx2

Đối với bảng phân bố tần số, tần suất:

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Đối với bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp:

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

4. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Người ta tiến hành phỏng vấn một số người về chất lượng của một loại sản phẩm mới. người điều tra yêu cầu cho điểm sản phẩm ( thang điểm 100) kết quả như sau:

80      65      51      48      45      61      30      35      84      83      60      58      75      72

68      39      41      54      61      72      75      72      61      58      65

Tìm phương sai và độ lệch chuẩn. Nhận xét gì về các kết quả nhận được.

Giải

Ta lập bảng phân bố tần số như sau:

Điểm

30   35   39   41   45   48   50   51   54   58   60   61   65   68   72   75   80   83   84

Tần số

1     1     1     1     1     1     1     1     1     1     1     3     2     1     3     2     1      1    1

Ta có: 

x¯=1nn1x1+n2x2+...+nkxk    =1251.30+1.35+1.39+1.41+1.45+1.48+1.50+1.51+1.54+1.58+1.60+3.61+2.65+1.68+3.72+2.75+1.80+1.83+1.84=60,2

Phương sai: sx2=1nn1(x1x¯)2+n2(x2x¯)2+...+nk(xkx¯)2=216,8

Độ lệch chuẩn sx=sx2=216,8=14,724

Nhận xét: mức độ chênh lệch điểm giữa các giá trị là khá lớn

Bài tập 2: Sản lượng lúa ( đv tạ) của 40 thửa ruộng thí nghệm có cùng diện tích được trình bày trong bảng tần số sau đây:

Sản lượng

20                     21                   22                      23                     24

Tần số

5                       8                          11                      10                            6

a) Tìm sản lượng trung bình của 40 thửa ruộng

b) Tìm phương sai và độ lệch chuẩn.

Giải

a)     Sản lượng trung bình của 40 thửa ruộng là:

     x¯=1405.20+8.21+11.22+10.23+6.24=22,1 ( tạ)

b)    Phương sai: sx2=1nn1(x1x¯)2+n2(x2x¯)2+...+nk(xkx¯)2=1,54

c)     Độ lệch chuẩn: sx=sx2=1,54=1,24(ta)

Bài tập 3: Bảng phân bố sau đây cho biết chiều cao ( tính bằng cm) của 500 học sinh trong một trường THCS

Chiều cao

150;154      154;158   158;162     162;166       166;170                     

Tần số

      25                      50                     200                      175                      50

a)     Tính số trung bình

b)    Tính phương sai và độ lệch chuẩn

Giải

Lớp chiều cao

Giá trị đại diện

Tần số

150;154

152

25

154;158

156

50

158;162

160

200

162;166

164

175

166;170

168

50

a)     Số trung bình: x¯=1500152.25+156.50+160.200+164.175+168.50=161,4

b)    Phương sai: sx2=f1c1x¯2+f2c2x¯2+...+fkckx¯2     =25152161,42+50156161,42+200160161,42+175164161,42+50168161,42=14,48

      Độ lệch chuẩn:   sx=sx2=14,48=3,85

Bài tập 4: Trên 2 con đường A và B, trạm kiểm soát đã ghi lại tần số của 30 chiếc xe ô tô trên mỗi con đường như sau:

Con đường A:

60      65      70      68      62      75      80      83      82      69      73      75      85      72

67      88      90      85      72      63      75      76      85      84      70      61      60      65

73      76

Con đường B:

76      64      58      82      72      70      68      75      63      67      74      70      79      80

73      75      71      68      72      73      79      80      63      62      71      70      74      69

60      60

a) Tìm số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn của tốc độ trên mỗi con đường A, B

b) Theo em thì xe chạy trên con đường nào thì an toàn hơn.

Giải

a)     Số trung bình:

 xA¯=60+65+70+...+65+73+7630=73,63

xB¯=76+64+58+...+69+60+6330=70,7

sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

Giá trị

6

0

6

1

6

2

6

3

6

5

6

7

6

8

6

9

7

0

7

2

7

3

7

5

7

6

8

0

8

3

8

2

8

4

8

5

8

8

9

0

Tần số

2

1

1

1

2

1

1

1

2

2

2

3

2

1

1

1

1

3

1

1

con đường A:

con đường B:

Giá trị

58

60

62

63

64

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

79

80

81

Tần số

1

1

1

3

1

1

2

1

3

2

2

2

2

2

1

2

2

1

 

Số trung vị con đường A: do n=30 chẵn nên MeA=73+732=73

Số trung vị con đường B: do n=30 chẵn nên MeB=71+712=71

Phương sai: sA2=1nn1(x1x¯)2+n2(x2x¯)2+...+nk(xkx¯)2=77,14

sB2=1nn1(x1x¯)2+n2(x2x¯)2+...+nk(xkx¯)2=37,73

Độ lệch chuẩn:

 sA=sA2=77,14=8,78        

 sB=sB2=37,73=6,11        

b)    Nhận xét: chạy trên đường B an toàn hơn.

Bài tập 5: Điểm trung bình các môn học của học sinh được cho trong bảng sau:

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng phân bố tần số, tần suất.

Giải

Điểm trung bình của học sinh là:

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Phương sai:

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Bài tập 6: Cho bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp sau: Nhiệt độ trung bình của tháng 2 tại thành phố Vinh từ 1961 đến hết 1990 (30 năm)

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn.

Giải

Số trung bình cộng:

x¯=f1c1+f2c2+...+fkck=3,33100.13+10100.15+40100.17+30100.19+16,67100.2117,93

Phương sai:

sx2=f1(c1x¯)2+f2(c2x¯)2+...+f5(c5x¯)2=3,33100(1317,93)2+10100(1517,93)2+40100(1717,93)2+30100(1917,93)2+16,67100(2117,93)23,93

Độ lệch chuẩn: sx=sx21,98

Bài tập 7: Lớp 10C của một trường Trung học phổ thông đồng thời làm bài thi môn Ngữ văn theo cùng một đề thi. Kết quả thi được trình bày ở bảng phân bố tần số sau đây:

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hãy tính các số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.

Giải

Phương sai và độ lệch chuẩn và cách giải bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống