If it_____ convenient, let's go out for a drink tonight

23

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Tiếng Anh gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tiếng Anh. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Tiếng Anh có đáp án (phần 124)

Câu 30: If it_____ convenient, let's go out for a drink tonight.

a. be 

b. is  

c. was   

d. were

Lời giải:

Đáp án b. is

Giải thích:

Đây là một câu điều kiện loại 1 (câu điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai). Cấu trúc của câu điều kiện loại 1 là: If + present simple, will + verb. Tuy nhiên, trong câu này, thay vì "will" chúng ta sử dụng "let's" (mời hoặc gợi ý làm điều gì đó), vì vậy ta cần sử dụng "is" trong mệnh đề điều kiện.

"If it is convenient" có nghĩa là "nếu điều đó thuận tiện". Mệnh đề chính "let's go out for a drink tonight" là một lời đề nghị hoặc gợi ý.

Dịch câu:

Nếu thuận tiện, chúng ta đi uống gì tối nay nhé.

Các lựa chọn khác:

a. be: Không đúng vì thiếu chủ ngữ và không phù hợp với cấu trúc của câu điều kiện loại 1.

c. was: Không đúng vì câu điều kiện loại 1 phải sử dụng thì hiện tại (present simple), không dùng quá khứ (was).

d. were: Cũng không đúng vì "were" thường dùng trong câu điều kiện loại 2 (giả định hiện tại).

*Kiến thức: Câu điều kiện

- Câu điều kiện:

a)  Câu điều kiện loại 0

KHÁI NIỆM

“Zero conditional – Câu điều kiện Loại 0” - câu điều kiện luôn có thật ở Hiện tại

CÔNG THỨC

If + S + V (hiện tại), S + V (hiện tại)

If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì hiện tại đơn giản) => Khi muốn nhắn nhủ ai đó:

If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (mệnh lệnh thức) => Dùng khi muốn nhấn mạnh

Ví dụ: If you see Nam, you tell him I’m in Vietnam (Nếu bạn gặp Nam, you hãy nhắn anh ấy rằng tôi đang ở Việt Nam nhé).

Ví dụ: If you have any trouble, please telephone me though 115 (Nếu bạn có bất kỳ rắc rối nào, xin hẫy gọi cho tôi qua số điện thoại 115).

 

CÁCH DÙNG

Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện thêm: often, usually, or always. Dùng để miêu tả sự thật hiển nhiên.

Ví dụ: If water is frozen, it expands. (Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.)

If you heat ice, it turns to water. (Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ chảy ra.)

 

 b)  Câu điều kiện loại 1

KHÁI NIỆM

Câu điều kiện loại I  là câu điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

CÔNG THỨC

If + S + V-s(es), S + will/can/may (not) + V

CÁCH DÙNG

- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề If và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.

- Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.

e.g: If I have the money, I will buy a Ferrari

 c)  Câu điều kiện loại 2

KHÁI NIỆM

Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một hành động, sự việc không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai dựa vào một điều kiện không có thật ở hiện tại.

CÔNG THỨC

If + S + V (past simple),S + would/ could + V-inf

LƯU Ý

- Động từ “to be” ở mệnh đề if luôn được chia là were ở tất cả các ngôi.

- Trong mệnh đề chính, would/wouldn’t được dùng để giả định chung chung một kết quả trái ngược với hiện tại còn could/ couldn’t được dùng để nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại.

- Ngoài would và could, chúng ta có thể sử dụng các trợ động từ khác như might, should, had to, ought to trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2.

CÁCH DÙNG

Dùng để diễn tả một hành động, sự việc có thể sẽ không xảy ra trong tương lai

Dùng để khuyên bảo, đề nghị hoặc yêu cầu

E.g: If I were rich, I would buy that car. (Nếu tôi giàu có, tôi sẽ mua chiếc xe đó.

E.g: I wouldn’t buy it if I were you. (Tôi sẽ không mua nó nếu tôi là bạn.)

 d) Câu điều kiện loại 3

KHÁI NIỆM

Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.

CÔNG THỨC

If + S + had + Vp2, S + would/could/should (not) + have + Vp2

LƯU Ý

Thông thường, cả would và had đều có thể viết tắt thành ‘d trong câu. Tuy nhiên, nếu ‘d xuất hiện ở mệnh đề if, chúng ta hiểu đây là cách viết tắt cho từ had.

CÁCH DÙNG

Diễn tả giả thiết về một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ

Sử dụng might để diễn tả một hành động, sự việc đã có thể xảy ra trong quá khứ những không chắc chắn

Sử dụng could để diễn tả một hành động, sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới xảy ra

If I had seen you then, I would have invited you to dinner. (Nếu tôi nhìn thấy bạn lúc đó, tôi đã mời bạn ăn tối.

If I had played better, I might have won. (Nếu tôi chơi tốt hơn, tôi có thể đã thắng.)

If I had enough money, I could have bought the phone. (Nếu tôi có đủ tiền, tôi đã có thể mua điện thoại.

Đánh giá

0

0 đánh giá