Chuyên đề Phương trình nghiệm nguyên 2024 hay, chọn lọc

Tải xuống 24 7.3 K 64

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Phương trình nghiệm nguyên Toán lớp 8, tài liệu bao gồm 24 trang, tuyển chọn 4 dạng bài tập Phương trình nghiệm nguyên đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và 28 bài tập có lời giải, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN

I. Phương pháp giải

1. Phương trình nghiệm nguyên là phương trình có nhiều ẩn số, tất cả các hệ số của phương trình đều là số nguyên. Các nghiệm cần tìm cũng là số nguyên. (Phương trình nghiệm nguyên còn gọi là phương trình Diophantus - mang tên nhà toán học cổ Hy Lạp vào thế kỷ thứ II).

2. Phương trình nghiệm nguyên không có công thức giải tổng quát, chỉ có cách giải của một số dạng. Trong chuyên đề này được giới thiệu qua một số ví dụ và bài tập cụ thể.

3. Cách giải phương trình nghiệm nguyên rất đa dạng, đòi hỏi học sinh phân tích, dự đoán, đối chiếu và tư duy sáng tạo, lôgic để tìm nghiệm.

II. Một số ví dụ

1. Dạng phương trình bậc nhất 2 ẩn ax+by=c (a,b,cZ; a, b không đồng thời bằng 0).

Ta có định lý sau: Điều kiện cần và đủ để phương trình ax+by=c (a,b,c;a,b0) có nghiệm nguyên là ước số chung lớn nhất của a và b là ước của c. (tức là (a,b)|c).

Ví dụ 1: Tìm nghiệm nguyên của các phương trình:

a, x-3y=5 (1)                b, 2x-5y=20 (2)

c, 3x-7y=24 (3)             d, 20x-11y=-49 (4)

Tìm cách giải: Câu a) hệ số của ẩn x là 1, ta có thể tính ngay ẩn x theo y. Khi đó y lấy các giá trị nguyên thì chắc chắn x nguyên. Câu b); c) về giá trị tuyệt đối thì hệ số của x nhỏ hơn hệ số của y. Do đó ta tính x theo y. Ta tách phần nguyên, đặt phần phân số bằng ẩn số mới và đưa về phương trình mới có các hệ số nhỏ hơn hệ số của phương trình ban đầu. Tiếp tục cách giải như trên cho đến khi có một ẩn số có hệ số bằng 1 và được tính theo ẩn số kia có hệ số nguyên. Sau đó tính x, y theo ẩn số mới cuối cùng bằng cách tính ngược từ dưới lên.

d) Về giá trị tuyệt đối thì hệ số của y nhỏ hơn hệ số của x. Do đó ta tính y theo x. Tiếp tục làm như b).

Giải

a) Từ (1) ta có: x=5+3y. Nếu y=tZ thì xZ

Vậy phương trình (1) có nghiệm nguyên tổng quát là x=5+3ty=t(tZ)

Muốn tìm các nghiệm nguyên bằng số cụ thể thì ta chỉ việc cho t các giá trị nguyên cụ thể:

Thí dụ với t = 2 thì (x = 11; y = 2); vói t = - 3 thì (x = - 9; y = - 3),...)

b) Từ (2) ta có

\[2x = 5y + 20 \Leftrightarrow x = 10 + 2y + \frac{y}{2}\]

Để \(x \in \mathbb{Z}\)thì \(y \in \mathbb{Z}\)và \(\frac{y}{2} \in \mathbb{Z}\).

Do đó đặt \(\frac{y}{2} = t\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

ta sẽ có \(y = 2t\) và \[x = 10 + 2.\left( {2t} \right) + t = 10 + 5t\]

Vậy phương trình (2) có nghiệm nguyên tổng quát là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 10 + 5t\\y = 2t\end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

c) Cách 1: Tương tự b)

Cách 2: Nhận xét:

 ƯCLN(3;24) = 3 nên đặt \(y = 3t\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có

 \[\begin{array}{l}3x - 7y = 24 \Leftrightarrow 3x - 21t = 24\\ \Leftrightarrow x - 7t = 8 \Leftrightarrow x = 8 + 7t\end{array}\]

Do đó phương trình (3) có nghiệm tổng quát là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 8 + 7t\\y = 3t\end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

d)

\[\begin{array}{l}20x - 11y =  - 49\\ \Leftrightarrow 11y = 20x + 49\\ \Leftrightarrow y = \frac{{20x + 49}}{{11}}\end{array}\]

Tách phần nguyên ta có: \(y = x + 4 + \frac{{9x + 5}}{{11}}\)

Để \(y \in \mathbb{Z}\)thì \(x \in \mathbb{Z}\)và \(\frac{{9x + 5}}{{11}} \in \mathbb{Z}\).

Đặt \(\frac{{9x + 5}}{{11}} = t\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có

 \(\begin{array}{l}9x + 5 = 11t\\ \Leftrightarrow x = \frac{{11t - 5}}{9} = t + \frac{{2t - 5}}{9}\end{array}\).

Đặt \(\frac{{2t - 5}}{9} = u,\left( {u \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có

 \(\begin{array}{l}2t - 5 = 9u\\ \Leftrightarrow t = \frac{{9u + 5}}{2} = 4u + 2 + \frac{{u + 1}}{2}\end{array}\)

 Đặt \(\frac{{u + 1}}{2} = v,\left( {v \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có \(u + 1 = 2v \Leftrightarrow u = 2v - 1\)

Ta thấy \(v \in \mathbb{Z};u \in \mathbb{Z}\) và \(t \in \mathbb{Z}\) .

Từ đó \(x \in \mathbb{Z}\)và \(y \in \mathbb{Z}\).

Tính ngược từ dưới lên ta đượ \[t = 4\left( {2v - 1} \right) + 2 + v = 9v - 2\] .

\[x = t + u = \left( {9v - 2} \right) + \left( {2v - 1} \right) = 11v - 3\]

\[\begin{array}{l}y = x + 4 + t\\ = \left( {11v - 3} \right) + 4 + \left( {9v - 2} \right)\\ = 20v - 1\end{array}\] .

Vậy nghiệm nguyên tổng quát của phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 11v - 3\\y = 20v - 1\end{array} \right.\left( {v \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chú ý: Qua bốn thí dụ trên ta có thể rút ra phương pháp giải sau:

Bước 1. Tính ẩn có giá trị tuyệt đối của hệ số nhỏ hơn theo ẩn kia.

Bước 2. Ta tách phần nguyên, đặt phần phân số bằng ẩn số mới và đưa về phương trình mới có các hệ số nhỏ hơn hệ số của phương trình ban đầu. Tiếp tục cách giải như trên cho đến khi có một ẩn số có hệ số bằng 1 và được tính theo ẩn số kia có hệ số nguyên. (Việc tách phần nguyên cần linh hoạt sao cho giá trị tuyệt đối của hệ số của ẩn trong phần phân số nhỏ nhất)

Bước 3. Sau đó tính x, y theo ẩn số mới cuối cùng bằng cách tính ngược từ dưới lên.

(Nếu một trong hai hệ số và hệ số tự do có ƯSCLN = k > 1; \(k \in \mathbb{Z}\) thì ta có thể đặt một ẩn bằng ẩn mới \[kt{\rm{ }}\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\] - (xem ví dụ 1c) để rút ngắn các bước giải phương trình.)

Ví dụ 2. Tìm nghiệm nguyên dương của các phương trình:

a) \[7x + 3y = 65\] .(1);

b) \[5x + 4y = 12\] . (2);

c) \[3x - 8y = 13\] .(3).

* Tìm cách giải: Trước hết ta tìm nghiệm nguyên tổng quát của các phương trình. Sau đó dựa vào biểu thức nghiệm, lý luận, giải tìm ra giá trị nguyên của ẩn số mới cuối cùng để x > 0 và y > 0.

Giải

a)\[\left( 1 \right) \Leftrightarrow 3y = 65 - 7x\] hay \(y = \frac{{65 - 7x}}{3}\)

Tách phần nguyên \(y = 21 - 2x + \frac{{2 - x}}{3}\) .

Đặt \(\frac{{2 - x}}{3} = t,\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có \(x = 2 - 3t\) và \(y = 21 - 2\left( {2 - 3t} \right) + t = 17 + 7t\)

Do đó phương trình (1) có nghiệm nguyên tổng quát là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 - 3t\\y = 17 + 7t\end{array} \right.,\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

Để x>0 và y>0 ta phải có

\(\left\{ \begin{array}{l}2 - 3t > 0\\17 + 7t > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow  - \frac{{17}}{7} < t < \frac{2}{3}\)

Từ đó có t = 0; - 1; - 2 ta có các nghiệm nguyên dương của phương trình (1) là:

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 17\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = 5\\y = 10\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = 8\\y = 3\end{array} \right.\)

b) Do ƯCLN(4; 12) = 4.

Do đó ta đặt \[x = 4t,\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\]

Ta có

 \[\begin{array}{l}20t + 4y = 12 \Leftrightarrow 5t + y = 3\\ \Leftrightarrow y = 3 - 5t\end{array}\]

Do đó phương trình (3) có nghiệm nguyên tổng quát là \[\left\{ \begin{array}{l}x = 4t\\y = 3 - 5t\end{array} \right.,\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\]

Để x > 0 và y > 0 ta phải có \[\left\{ \begin{array}{l}4t > 0\\3 - 5t > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 < t < \frac{3}{5}\] không có giá trị nguyên nào của t thỏa mãn.

Vậy phương trình (2) không có nghiệm nguyên dương.

c) Ta có:

 \[\begin{array}{l}3x - 8y = 13 \Leftrightarrow 3x = 8y + 13\\ \Leftrightarrow x = \frac{{8y + 13}}{3}\end{array}\]

Tách phần nguyên được \(x = 3y + 4 + \frac{{1 - y}}{3}\) .

Đặt \(\frac{{1 - y}}{3} = t,\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có \[y = 1 - 3t\] và \[x = 3\left( {1 - 3t} \right) + 4 + t = 7 - 8t\].

Nghiệm nguyên tổng quát của phương trình là \[\left\{ \begin{array}{l}x = 7 - 8t\\y = 1 - 3t\end{array} \right.,\left( {t \in \mathbb{Z}} \right)\]

Để x > 0 và y > 0 ta phải có: \[\left\{ \begin{array}{l}7 - 8t > 0\\1 - 3t > 0\end{array} \right.\]

Với \[7 - 8t > 0 \Leftrightarrow t < \frac{7}{8}\] và \(1 - 3t > 0 \Leftrightarrow t < \frac{1}{3}\)

Kết hợp được \(t < \frac{1}{3}\)(*). Lần lượt cho t lấy các giá trị nguyên 0; - 1; - 2; - 3... thỏa mãn (*) ta tìm được các giá trị tương ứng của x và y là nghiệm của phương trình (3). Vậy phương trình (3) có vô số nghiệm nguyên dương.

2. Dạng phương trình bậc nhất nhiều ẩn \[{a_1}{x_1} + {a_2}{x_2} + ... + {a_n}{x_n} = c\] (\[{a_1};{a_2};...;{a_n};c \in \mathbb{Z};\] \[{\rm{ }}{a_1};{a_2};...;{a_n}\]không đồng thời bằng 0).

Ta có định lý sau: Điều kiện cần và đủ để phương trình \[{a_1}{x_1} + {a_2}{x_2} + ... + {a_n}{x_n} = c\](\[{a_1};{a_2};...;{a_n};c \in \mathbb{Z};\] \[{\rm{ }}{a_1};{a_2};...;{a_n} \ne 0\]) có nghiệm nguyên là ước số chung lớn nhất của a1; a2;...; an là ước của c. (Tức là \[\left. {\left( {{a_1},{\rm{ }}{a_2},...,{\rm{ }}{a_n}} \right)} \right|c\]).

Ví dụ 3. Giải phương trình trên tập số nguyên:

\[9x + 13y + 5z = 6\] .     (1)

Giải

\[\left( 1 \right) \Leftrightarrow x + 5\left( {y + z} \right) + 8\left( {x + y} \right) = 6\]

Đặt \[u = y + z;{\rm{ }}v = x + y\] khi đó

\[\left( 1 \right) \Leftrightarrow x + 5u + 8v = 6\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow x = 6 - 5u - 8v;\\{\rm{ }}y = v - x = v - 6 + 5u + 8v\\ = 5u + 9v - 6\end{array}\]

Và \[z = u - y = u - 5u - 9v + 6 = 6 - 4u - 9v\]

Vậy nghiệm tổng quát của (1) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 6 - 5u - 8v\\y =  - 6 + 5u + 9v\\z = 6 - 4u - 9v\end{array} \right.,\left( {u \in \mathbb{Z};v \in \mathbb{Z}} \right)\)

3. Dạng phương trình bậc cao một ẩn

Ví dụ 4. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình:

a) \[2{x^2} + x - 21 = 0\]. (1);

b) \[{x^3} - 5x = 2\left( {x - 3} \right)\] .(2);

c) \[{x^4} + 2{x^3} - {x^2} - 8x = 12\] . (3). 

* Tìm cách giải: Ta chuyển vế đưa về dạng \[A\left( x \right) = 0\] sau đó phân tích \[A\left( x \right)\] thành nhân tử.

Giải

a)

 \[\begin{array}{l}2{x^2} + x - 21 = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 6x + 7x - 21 = 0\\ \Leftrightarrow 2x(x - 3) + 7(x - 3) = 0\\ \Leftrightarrow (x - 3)(2x + 7) = 0\end{array}\]

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + 7 = 0\\x - 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 3,5(loa\"i i)\\x = 3\end{array} \right.\)

Nghiệm nguyên của (1) là x = 3

b) \[{x^3} - 5x = 2\left( {x - 3} \right) \Leftrightarrow {x^3} - 7x + 6 = 0\]

\[ \Leftrightarrow {x^2}\left( {x - 1} \right) + x\left( {x - 1} \right) - 6\left( {x - 1} \right) = 0\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {{x^2} + x - 6} \right)\left( {x - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x + 3} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 1} \right) = 0\end{array}\]

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 3 = 0\\x - 2 = 0\\x - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 3\\x = 2\\x = 1\end{array} \right.\)

Tập nghiệm nguyên của (2) là \(S = \left\{ { - 3;1;2} \right\}\)

c) \[{x^4} + 2{x^3} - {x^2} - 8x = 12\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow {x^4} - 4{x^2} + 2{x^3} - 8x + 3{x^2} - 12 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {{\rm{x}} - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 3} \right) = 0\end{array}\] .

Do \[{x^2} + 2x + 3 = {\left( {x + 1} \right)^2} + 2 > 0,\forall x\]nên nghiệm nguyên của phương trình (3) là \[x =  \pm 2\] .

Ví dụ 5. Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

a) \(\frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{{x^2} + 4x + 5}} + \frac{{{x^2} + 4x + 5}}{{{x^2} + 4x + 6}} = \frac{7}{6}\)         (1)

b) \[{\left( {x + 3} \right)^3} + {\left( {x + 4} \right)^3} + {\left( {x + 5} \right)^3} = {\left( {x + 6} \right)^3}\] .       (2)

III. Phương pháp giải phương trình nghiệm nguyên

1. PHƯƠNG PHÁP DÙNG TÍNH CHIA HẾT

Dạng 1: Phát hiện tính chia hết của một ẩn

Bài toán 1. Giải phương trình nghiệm nguyên 3 x+17 y=159 (1)

Hướng dẫn giải

Giả sử x, y là các số nguyên thỏa mãn phương trình (1). Ta thấy 159 và 3 x đều chia hết cho 3 nên 17 y \vdots 3 \Rightarrow y \vdots 3 (do 17 và 3 nguyên tố cùng nhau).

Đặt \mathrm{y}=3 \mathrm{t}(\mathrm{t} \in \mathrm{Z}) thay vào phương trình ta được 3 \mathrm{x}+17.3 \mathrm{t}=159 \Leftrightarrow \mathrm{x}+17 \mathrm{t}=53.

Do đó: \left\{\begin{array}{c}\mathrm{x}=53-17 \mathrm{t} \\ \mathrm{y}=3 \mathrm{t}\end{array}(\mathrm{t} \in \mathrm{Z})\right.. Thử lại ta thấy thỏa mãn phương trình đã cho

Vậy phương trình có nghiệm (x, y)=(53-17 t, 3 t) với t là số nguyên tùy ý.

Bài toán 2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 2 x+13 y=156 (1).

Hướng dẫn giải

- Phương pháp 1: Ta có 13y:13 và 156:13 nên 2x\vdots13 \Rightarrow x\vdots13 ( vì (2,3)=1).

Đặt x=13 k(k \in Z) thay vào (1) ta được: y=-2 k+12

Vậy nghiệm nguyên của phương trình là:\left\{\begin{array}{l}x=13 k \\ y=-2 k+12\end{array}(k \in Z)\right..

- Phương pháp 2: Từ (1) \Rightarrow x=\frac{156-13 y}{2}=78-\frac{13 y}{2},

Để x \in Z \Rightarrow \frac{13 y}{2} \in Z Mà (13,2)=1 \Rightarrow y \vdots 2 Đặt y=2 t(t \in Z) \Rightarrow x=78-13 t

Vậy nghiệm nguyên của phương trình là: \left\{\begin{array}{l}x=78-13 t \\ y=-2 t\end{array} \quad(t \in Z)\right..

Chú ý: Phương trình có dang ax + by = c với a,b,c là các số nguyên.

* Phương pháp giải:

- Phương pháp 1: Xét tính chia hết của các hang tủ.

- Phương pháp 2: Thủ ẩn, sử dụng tính chia hết tìm đî̀u kiện để một phân số trở thành số nguyên.

Bài toán 3. Giải phương trình nghiệm nguyên 23 x+53 y=109.

Hướng dẫn giải

Ta có x=\frac{109-53 y}{23}=\frac{23(4-2 y)+17-7 y}{23}=4-2 y+\frac{17-7 y}{23}

Ta phải biến đổi tiếp phân số \frac{17-7 \mathrm{y}}{23} để sao cho hệ số của biến y là 1 .

Phân tích: Ta thêm, bớt vào tử số một bội thích hợp của 23

\frac{17-7 \mathrm{y}}{23}=\frac{17-7 \mathrm{y}+46-46}{23}=\frac{7(9-\mathrm{y})-46}{23}=-2+\frac{7(9-\mathrm{y})}{23}

Từ đó x=2-2 y+\frac{7(9-y)}{23}, Để x \in Z \Rightarrow \frac{9-y}{23} \in Z, do (7,23)=1.

Đặt 9-\mathrm{y}=23 \mathrm{t}(\mathrm{t} \in \mathrm{Z}) \Rightarrow \mathrm{y}=9-23 \mathrm{t}

Vậy nghiệm nguyên của phương trình là: \left\{\begin{array}{l}x=9-23 t \\ y=53 t-16\end{array}(t \in Z)\right..

Bài toán 4 . Tìm nghiệm nguyên của phương trình 11 x+18 y=120

Hướng dẫn giải

Ta thấy 11 x \vdots 6 \Rightarrow x \vdots 6 suy ra x=6 k(k \in Z) thay vào (1) rút gọn ta được: 11 k+3 y=20

Biểu thị ẩn mà hệ số của nó có giá trị tuyệt đối nhỏ (là y) theo k ta được: y=\frac{20-11 k}{3}

Tách riêng giá trị nguyên của biểu thức này: \mathrm{y}=7-4 \mathrm{k}+\frac{\mathrm{k}-1}{3}

Lại đặt: \frac{\mathrm{k}-1}{3}=\mathrm{t}(\mathrm{t} \in \mathrm{Z}) \Rightarrow \mathrm{k}=3 \mathrm{t}+1.

Do đó: \mathrm{y}=7-4(3 \mathrm{t}+1)+\mathrm{t}=3-11 \mathrm{t} ; \quad \mathrm{x}=6 \mathrm{k}=6(3 \mathrm{t}+1)=18 \mathrm{t}+6

Thay các biểu thức trên vào phương trình (1) thấy thỏa mãn

Vậy nghiệm của phưng trình là (x, y)=(18 t+6 ; 3-11 t) với t \in Z

Chú ý: a) Nếu đề bài yêu cầu tìm nghiệm nguyên dương của phương trình (1) thì sau khi tìm được nghiệm tông quát ta có thể giải điêu kiện:

\left\{\begin{array}{l}
18 \mathrm{t}+6>0 \\
3-11 \mathrm{t}>0
\end{array} \Leftrightarrow-\frac{1}{3}<\mathrm{t}<\frac{3}{11}\right.

Do đó t=0 do t là số nguyên. Nghiệm nguyên dương của (1) là (x, y)=(6,3).

Trong trường hợp tìm nghiệm nguyên dương của (1) ta còn có thể giải như sau: 11 x+18 y=120

Do \mathrm{y} \geq 1 nên 11 \mathrm{x} \leq 120-18.1=102.

Do x nguyên nên \mathrm{x} \leq 9. Mặt khác \mathrm{x} \vdots 6 và x nguyên dương nên x=6 \Rightarrow \mathrm{y}=3

Bài toán 5. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: 6 \mathrm{x}^{2}+5 \mathrm{y}^{2}=74

Hướng dẫn giải

Ta có:6 \mathrm{x}^{2}+5 \mathrm{y}^{2}=74 \Leftrightarrow 6\left(\mathrm{x}^{2}-4\right)=5\left(10-\mathrm{y}^{2}\right)(2)

Từ (2) suy ra 6\left(\mathrm{x}^{2}-4\right): 5, mặt khác (6,5)=1 \Rightarrow\left(\mathrm{x}^{2}-4\right) \vdots 5 \Rightarrow \mathrm{x}^{2}=5 \mathrm{t}+4(\mathrm{t} \in \mathrm{N})

Thay \mathrm{x}^{2}-4=5 \mathrm{t} vào (2) ta có: 30 \mathrm{t}=5\left(10-\mathrm{y}^{2}\right) \Leftrightarrow \mathrm{y}^{2}=10-6 \mathrm{t}

Suy ra:t \in\{0 ; 1\}

Với t=0 không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Với t=1 ta có: \left\{\begin{array}{l}x^{2}=9 \\ y^{2}=4\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x=\pm 3 \\ y=\pm 2\end{array}\right.\right..

Mặt khác x, y nguyên dương nên x=3, y=2.

Vậy phương trình có nghiệm (x, y)=(3,2).

Dạng 2: Phương pháp đưa về phương trình ước số

* Cơ sở phương pháp:

Ta tìm cách đưa phương trình đã cho thành phương trình có một vế là tích các biểu thức có giá trị nguyên, vế phải là hằng số nguyên.

Thực chất là biến đổi phương trình về dạng: \mathrm{A}(\mathrm{x} ; \mathrm{y}) \cdot \mathrm{B}(\mathrm{x} ; \mathrm{y})=\mathrm{c} trong đó \mathrm{A}(\mathrm{x} ; \mathrm{y}), \mathrm{B}(\mathrm{x} ; \mathrm{y})

Dạng 3: Phương pháp tách ra các giá trị nguyên.

* Cơ sở phương pháp: Trong nhiều bài toán phương trình nghiệm nguyên ta tách phương trình ban đầu thành các phần có giá trị nguyên để dễ dàng đánh giá tìm ra nghiệm, đa số các bài toán sử dụng phương pháp này thường rút một ẩn (có bậc nhất) theo ẩn còn lại.

Bài toán 1. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình sau: x y-2 y-3 y+1=0

Hướng dẫn giải

Ta có x y-2 y-3 y+1=0 \Rightarrow y(x-3)=2 x-1.

Ta thấy x=3 không là nghiệm nên x \neq 3 do đó: y=\frac{2 x-1}{x-3}

Tách ra ở phân thức \frac{2 x-1}{x-3} các giá trị nguyên:

y=\frac{2 x-1}{x-3}=\frac{2(x-3)+5}{x-3}=2+\frac{5}{x-3}

Do y là số nguyên nên \frac{5}{x-3} cũng là số nguyên, do đó (x-3) là ước của 5 .

+) x-3=1 thì x=4, y=2+5=7

+) x-3=-1 thì x=2, y=2-5=-3 (loại)

+) x-3=5 thì x=8, y=2+1=3

+) x-3=-5 thì x=-2 (loại)

Vậy nghiệm (x, y) là (4,7),(8,3).

Bài toán 2 . Tìm các số nguyên x và y thỏa mãn phương trình:\mathrm{x}^{2}+\mathrm{xy}-2 \mathrm{y}-\mathrm{x}-5=0

Hướng dẫn giải

Nhận xét: trong phương trình này ẩn y có bậc nhất nên rút y theo x

Ta có: x^{2}+x y-2 y-x-5=0 \Leftrightarrow y(x-2)=-x^{2}+x+5 \quad(*)

Với x=2 thì: (*) \Leftrightarrow 0=3 (vô lý)

 

Tài liệu có 24 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống