Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt cạnh AC tại điểm M. Kẻ MD⊥BC (D∈ BC)

29

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Toán gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 Bài tập thường gặp môn Toán có đáp án (Phần 94)

Đề bàiCho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt cạnh AC tại điểm M. Kẻ MDBC (D BC).

a) Chứng minh BA = BD.

b) Gọi E là giao điểm của hai đường thẳng DM và BA. Chứng minh ΔABC = ΔDBE

c) Kẻ DH MC (H MC) và AK ME (K  ME). Gọi N là giao điểm của hai tia DH và AK. Chứng minh MN là tia phân giác gócHMK^.

d) Chứng minh ba điểm B, M, N thẳng hàng.

Lời giải:

a) Xét 2 tam giác vuông ΔABM và ΔDBM có:

BM chung

ABM^=DBM^(do BM là phân giác)

ΔABM = ΔDBM (cạnh huyền- góc nhọn)

 BA = BD (hai cạnh tương ứng)

b) Xét 2 tam giác vuông ΔABC và ΔDBE có:

BA = BD (chứng minh ở câu a)

B^chung

 ΔABC = ΔDBE (cạnh góc vuông- góc nhọn)

c) Xét 2 tam giác vuông ΔAMK và ΔDMH có:

AM = DM (hai cạnh tương ứng do ΔABM = ΔDBM)

AMK^=DMH^(đối đỉnh)

 ΔAMK = ΔDMH (cạnh huyền-góc nhọn)

 MK = MH (hai cạnh tương ứng)

Xét 2 tam giác vuông ΔMNK và ΔMNH có:

MK = MH (cmt)

MKN^=MHN^=90

MN chung

 ΔMNK = ΔMNH (c.g.c)

 MNK^=MNH^ (hai góc tương ứng)

 NM là tia phân giác của HMK^(đpcm) (1)

d) Do AK = DH (hai cạnh tương ứng ΔAMK = ΔDMH)

KN = HN (hai cạnh tương ứng ΔMNK = ΔMNH)

 AN = AK + KN = DH + HN = DN

Xét ΔABN và ΔDBN có:

AB = DB (cmt)

BN chung

AN = DN

ΔABN = ΔDBN (c.c.c)

 ANB^=DNB^ (hai góc tương ứng)

 NB là tia phân giác AND^ (2)

Từ (1) và (2) suy ra B, M, N thẳng hàng.

Đánh giá

0

0 đánh giá