Cho ΔABC cân tại A có AB = 5cm; BC = 6cm. Kẻ phân giác trong AM (M ∈ BC)

118

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Toán gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 Bài tập thường gặp môn Toán có đáp án (Phần 89)

Đề bài. Cho ΔABC cân tại A có AB = 5cm; BC = 6cm. Kẻ phân giác trong AM (M BC). Gọi O là trung điểm của AC và K là điểm đối xứng của M qua O.

a) Tính diện tích tam giác ABC.

b) Tứ giác ABMO là hình gì? Vì sao?

c) Để tứ giác AMCK là hình vuông thì tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì?

Lời giải:

15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án (Phần 99) (ảnh 1)

a) Vì M là trung điểm của BC nên:

BM = 12BC=12.6=3cm

Tam giác ABC cân tại A, lại có AM là đường phân giác nên AM cũng là đường cao. Do đó tam giác AMB vuông tại M.

Suy ra: AM2 = AB2 - BM2 (Định lí Pytago)

= 52 - 32 = 16(cm)

Suy ra AM = 4cm

SABC = 12.AM.BC=12.4.6=12cm2

ΔAMC vuông tại M có MO là đường trung tuyến nên OM = OA.

Suy ra OAM^=OMA^( ΔAMO cân tại O)

Lại có OAM^=MAB^(AM là tia phân giác góc BAC)

Suy ra OMA^=MAB^

Mà đây là 2 góc ở vị trí so le trong

Suy ra OM // AB

Vậy tứ giác ABMO là hình thang.

c) Tứ giác AMCK có OA = OC; OM = OK nên tứ giác AMCK là hình bình hành .

Lại có AMC^=90° (chứng minh trên) nên tứ giác AMCK là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật AMCK là hình vuông

AM = MC = BM

AM = 12BC

Suy ra tam giác ABC vuông cân tại A.

Đánh giá

0

0 đánh giá