Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Toán gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Toán. Mời các bạn đón xem:
Top 1000 Bài tập thường gặp môn Toán có đáp án (Phần 19)
Câu 27: Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thang có đáy lớn là AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB.
a) Chứng minh MN // CD.
b) Tìm giao điểm P của SC và (AND).
c) Gọi I là giao điểm của AN và DP. Chứng minh SI // AB // CD.
Lời giải:
a) Xét tam giác SAB có M là trung điểm của SA, N là trung điểm của SB
Suy ra MN là đường trung bình của tam giác
Do đó MN // AB (tính chất đường trung bình của tam giác)
Mà AB // CD (do ABCD là hình thang).
Suy ra MN // CD.
b) Trong mp(ABCD), gọi E là giao điểm của BC và AD.
Khi đó E ∈ AD ⊂ (AND) nên mp(AND) chính là mp(ANE);
E ∈ BC ⊂ (SBC) nên mp(SBC) chính là mp(SBE).
Trong mp(SBE), gọi P là giao điểm của EN và SC.
Ta có: (ANE) ∩ (SBE) = NE;
NE ∩ SC = P
Suy ra SC ∩ (ANE) = P.
Do đó P là giao điểm của SC và (AND).
c) Do AN ∩ DP = {I} nên ta có:
• I ∈ DP, DP ⊂ (SCD) do đó I ∈ (SCD).
• I ∈ AN, AN ⊂ (SAB) do đó I ∈ (SAB).
Ta có: S ∈ (SAB) và S ∈ (SCD) nên (SAB) ∩ (SCD) = S;
I ∈ (SAB) và I ∈ (SCD) nên (SAB) ∩ (SCD) = I.
Do đó (SAB) ∩ (SCD) = SI.
Lại có AB // CD; AB ⊂ (SAB) và CD ⊂ (SCD)
Suy ra SI // AB // CD.
Xem thêm các bài tập thường gặp môn Toán hay, chọn lọc khác:
Câu 1: Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Chứng minh rằng...
Câu 3: Cho bảng biến thiên hàm số y = f(x) như sau:..
Câu 4: Cho hàm số y = f(x) = – 3x....
Câu 5: Tìm m để hàm số y = có tập xác định là ℝ....
Câu 7: Tìm đa thức M biết (x3 – 5x2 + x – 5) = (x – 5).M...
Câu 8: Cho a, b, c > 0. Chứng minh ...
Câu 9: Cho tam giác ABC có a = 8, b = 10, . Độ dài cạnh c là...
Câu 10: Cho các điểm A(1; – 2), B(– 2; 3) và C(0; 4). Diện tích tam giác ABC bằng bao nhiêu?...
Câu 11: Cho tập hợp A = (– ∞; 2023), B = [4 – 3m; + ∞). Tìm m để CRB ⊂ A....
Câu 13: Cho số phức z thỏa mãn + z = 3 + 4i. Mô đun của z bằng?...
Câu 14: Đồ thị hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d có hai điểm cực trị là A(1; – 7) và B (2; – 8). Tính y(– 1)....
Câu 16: Tìm điểm thuộc đồ thị y = – x + 2 có hoành độ gấp 3 lần tung độ.....
Câu 17: Cho a và b là hai số dương khác nhau thỏa mãn .....
Câu 18: Cho A (– 1; 2); B(2; 0); C(3; 4)....
Câu 19: Cho tam giác đều cạnh a, trọng tâm G . Tính ......