Biểu diễn mỗi tập hợp số chẵn lẻ sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó

175

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Toán gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 Bài tập thường gặp môn Toán có đáp án (Phần 76)

Câu 3: Biểu diễn mỗi tập hợp số chẵn lẻ sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {13; 15; 17; …; 29};

b) B = {22; 24; 26; …; 42};

c) C = {7; 11; 15; 19; 23; 27};

d) D = {4; 9; 16; 25; 36; 49}.

Lời giải:

a) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

A = {x | x là số tự nhiên lẻ, 12 < x < 30}.

b) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chẵn lớn hơn hoặc bằng 22 và nhỏ hơn hoặc bằng 42.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

B = {x|x là số tự nhiên chẵn, 22 ≤ x ≤ 42}.

c) Cách 1:

Ta có:

7 = 4.1 + 3; 11 = 4.2 + 3; 15 = 4.3 + 3; 19 = 4.4 + 3; 23 = 4.5 + 3; 27 = 4.6 + 3.

Ta nhận thấy các số trên đều có dạng 4.x + 3 với x {1,2,3,4,5,6} .

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

C = {4x + 3| x là số tự nhiên, 0 < x < 7}.

Cách 2:

Ta nhận thấy các phần tử trong tập hợp C là các số tự nhiên lẻ và cách nhau 4 đơn vị.

C = {xk| xk là số tự nhiên lẻ, xk+1 – xk = 4,k N }.

d) Ta thấy các phần tử của tập hợp D là các số chính phương lớn hơn 3 và nhỏ hơn 50.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

D = {x| x là số chính phương, 3 < x < 50}.

Đánh giá

0

0 đánh giá