Chứng minh rằng: A = n^3 + (n+1^)3 + (n+2)^3 chia hết cho 9

546

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các dạng bài tập môn Toán gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 Bài tập thường gặp môn Toán có đáp án (Phần 67)

Câu 4: Chứng minh rằng: A = n3 + (n+1)3 + (n+2)3 chia hết cho 9 với mọi n thuộc ℕ.

Lời giải:

Áp dụng hằng đẳng thức (a+b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 ta có

A = n3 + (n+1)3 + (n+2)3

= n3 + n3 + 3n2 + 3n + 1 + n3 + 6n2 + 12n + 8

= 3n3 + 9n2 + 15n + 9

= 3(n3 + 5n) + 9(n2 + 1)

Vậy để chứng minh A chia hết cho 9 thì ta sẽ chứng minh 3(n3 + 5n) chia hết cho 9 hay n3 + 5n3 chia hết cho 3.

Nếu n chia hết cho 3 thì hiển nhiên n3 + 5n = n(n2 + 5) chia hết cho 3. Do đó A chia hết cho 9.

Giả sử n chia 3 dư 1, khi đó tồn tại một số tự nhiên k sao cho n = 3k + 1. Thay vào ta có

n3 + 5n = n(n2 + 5)

= (3k + 1)[(3k + 1)2 + 5]

= (3k + 1)(9k2 + 6k + 1 + 5)

= (3k + 1)(9k2 + 6k + 6)

= (3k + 1).3.(3k2 + 2k + 2)

Vậy n3 + 5n chia hết cho 3, do đó 3(n3 + 5n) chia hết cho 9 nên A chia hết cho 9.

Với n chia 3 dư 2, tồn tại một số tự nhiên k sao cho n = 3k + 2. Thay vào ta có

n3 + 5n = n(n2 + 5)

= (3k + 2)[(3k + 2)2 + 5]

= (3k + 2)(9k2 + 12k + 4 + 5)

= (3k + 2)(9k2 + 12k + 9)

= (3k + 2).3.(3k2 + 4k + 3)

Vậy n3 + 5n chia hết cho 3, do đó 3(n3 + 5n) chia hết cho 9 nên A chia hết cho 9.

Vậy trong mọi trường hợp với n, A đều chia hết cho 9.

Đánh giá

0

0 đánh giá