Điểm chuẩn Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024 mới nhất

330

Cập nhật Điểm chuẩn Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024 mới nhất, mời các bạn đón xem:

Điểm chuẩn Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024 mới nhất

A. Điểm chuẩn Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (DMT): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 1)

B. Điểm chuẩn Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2023

Xét điểm thi THPT

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

C. Phương án tuyển sinh Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024

1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT Việt Nam) ở nước ngoài hoặc Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong phạm vi toàn quốc

3. Phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024

-  Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

-  Phương thức 2: Xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đối với thí sinh đáp ứng một trong các điều kiện sau: 

+ Thí sinh học ba năm và tốt nghiệp bậc THPT tại các Trường THPT chuyên. 

+ Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL IBT từ 64/120 điểm hoặc IELTS từ 5.0/9.0 trở lên do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ ĐKXT. 

+ Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt học lực giỏi ba năm: Lớp 10, lớp 11, lớp 12. 

-  Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. 

-  Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (Học bạ THPT). 

-  Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024. 

-   Phương thức 6: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024. 

4. Căn cứ xét tuyển (trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ xét tuyển nguyện vọng của thí sinh theo thứ tự như sau: 

-  Căn cứ xét tuyển 01: Phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

-  Căn cứ xét tuyển 02: Phương thức xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 

-  Căn cứ xét tuyển 03: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. 

-  Căn cứ xét tuyển 04: Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (Học bạ THPT). 

-   Căn cứ xét tuyển 05: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024. 

-  Căn cứ xét tuyển 06: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024. 

5. Chỉ tiêu tuyển sinh

Mã phương thức xét tuyển: 100 (Thi TN THPT) ; 200 (Học bạ THPT) ; 402 (Đánh giá năng lực) ; 301 (Tuyển thẳng, ƯTXT) ; 303 (Đặc cách) 

a)   Tổng chỉ tiêu đại học chính quy tại Trụ sở chính Hà Nội: 3280 chỉ tiêu

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (DMT): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 1)

b) Tổng chỉ tiêu Đại học chính quy tại Phân hiệu tỉnh Thanh Hóa: 70 chỉ tiêu

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (DMT): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 2)

Lưu ý: Thí sinh ĐKXT các mã ngành thuộc trụ sở chính (Hà Nội) sẽ học tại Hà Nội và các mã ngành thuộc phân hiệu Thanh Hóa sẽ học tại tỉnh Thanh Hóa. Nhà trường không phân ngành học theo nơi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

6. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Nhà trường công bố điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo tổ hợp, đối với thí sinh xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh phải đạt điều kiện điểm tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển không nhỏ hơn 5,00/ thang điểm 10 (tối thiểu ≥ 5,00/10).

- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải đạt điều kiện tổng điểm bài thi đánh giá năng lực (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính) không nhỏ hơn 75/ thang điểm 150 (tối thiểu ≥ 75/150).

- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải đạt điều kiện tổng điểm bài thi đánh giá năng lực (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính) không nhỏ hơn 50/ thang điểm 100 (tối thiểu ≥ 50/100).

- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ) như sau:

•  Ngành ngôn ngữ Anh: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm trung bình cộng của các đầu điểm gồm điểm TB cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân không nhỏ hơn 18,00 điểm (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính) trong đó điều kiện bắt buộc điểm môn tiếng Anh (Môn chính) là điểm trung bình cộng các đầu điểm TB năm lớp 11; HK1 lớp 12 không nhỏ hơn 7,00/ thang điểm 10 (điểm tối thiểu ≥ 7,00/10).

•  Các ngành đào tạo khác: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm trung bình cộng của các đầu điểm gồm điểm TB cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân không nhỏ hơn 18,00 điểm (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính).

-   Đối với thí sinh đủ điều kiện xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường: Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 hoặc theo kết quả học tập THPT (Học bạ) đối với ngành có nguyện vọng xét tuyển đặc cách.

7. Chi tiết các phương thức tuyển sinh đợt 1 năm 2024

a) Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo

-  Thí sinh thuộc diện được Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định trong Đề án tuyển sinh (mục 1.10) phải thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó nộp hồ sơ ĐKXT trực tiếp tại Trường theo quy định như sau:

+ Hồ sơ ĐKXT thẳng, ưu tiên xét tuyển bao gồm:

•  01 phiếu đăng ký xét tuyển thẳng hoặc phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển đầy đủ các thông tin xét tuyển theo mẫu quy định của BGD&ĐT có chữ ký của thí sinh;

•  01 phong bì ghi rõ họ tên người nhận, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh và phụ huynh để nhà trường gửi giấy báo kết quả thí sinh trúng tuyển;

•  01 bộ hồ sơ công chứng giấy tờ chứng minh diện xét tuyển như sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế hoặc các loại giấy tờ chứng nhận thuộc các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác theo đúng quy định;

•  01 bản sao có công chứng học bạ THPT hoặc bản xác nhận kết quả, quá trình học tập có đủ thông tin để ĐKXT và dấu xác nhận của trường THPT theo học;

•  01 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);

•  01 bản sao Căn cước công dân;

-  Sau khi trúng tuyển, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải hoặc các loại giấy tờ khác theo yêu cầu trong Quyết định trúng tuyển để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).

b) Phương thức 2: Xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội áp dụng đối với các thí sinh sau:

•   Thí sinh học ba năm và tốt nghiệp THPT tại các Trường THPT chuyên.

•   Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL IBT từ 64/120 điểm hoặc IELTS từ 5.0/9.0 trở lên do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ ĐKXT.

•   Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt học lực giỏi cả 3 năm THPT: Lớp 10, lớp 11, lớp 12.

-   Thí sinh được xét trúng tuyển đặc cách khi đạt đủ điều kiện ĐKXT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (theo điểm thi hoặc điểm Học tập THPT). Trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu, Nhà trường xét từ cao xuống thấp theo điểm kết quả học tập môn Toán năm lớp 12 trong Học bạ THPT.

-  Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh ĐKXT Đặc cách phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:

•  Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;

•   Học bạ THPT hoặc bản xác nhận kết quả, quá trình học tập có đủ thông tin để ĐKXT và dấu xác nhận của trường THPT theo học;

•  Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);

•  Chứng chỉ tiếng Anh hoặc xác nhận chứng chỉ có giá trị tương đương của đơn vị cấp chứng chỉ còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ ĐKXT (đối với thí sinh xét tuyển đặc cách theo chứng chỉ tiếng Anh);

•  Căn cước công dân;

c) Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thí sinh thực hiện ĐKXT qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức, thời gian tổ chức tuyển sinh, nhập học theo quy định và lịch tổ chức công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ) sử dụng kết quả học tập lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.

-  Thí sinh được xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp. Trường hợp cuối danh sách nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn. Nếu số trúng tuyển vẫn còn vượt chỉ tiêu thì sẽ lấy từ cao xuống thấp theo điểm môn chính trong tổ hợp môn xét tuyển có điểm cao nhất.

-  Thí sinh kiểm tra thông tin xét tuyển (thông tin cá nhân, điểm, diện ưu tiên..) và đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:

•  Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;

•   Học bạ THPT hoặc bản xác nhận kết quả, quá trình học tập có đủ thông tin để ĐKXT và dấu xác nhận của trường THPT theo học;

•   Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);

•  Căn cước công dân;

-   Cách tính điểm xét tuyển theo kết quả Học bạ THPT:

Điểm xét tuyển được tính theo thang điểm 30 là tổng điểm trung bình cộng điểm các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả học tập THPT (tổng các điểm trung bình cộng điểm TB cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên tuyển sinh (nếu có).

ĐXT = ĐTB xét tuyển Môn 1 + ĐTB xét tuyển Môn 2 + ĐTB xét tuyển Môn 3 + ĐƯT

Trong đó:

-   ĐTB xét tuyển Môn 1/2/3 = (ĐTB môn cả năm lớp 11 + ĐTB môn kỳ 1 lớp 12)/2;

-   ĐƯT = Điểm KVƯT + Điểm ĐTƯT (nếu có)

Ví dụ: Thí sinh B thuộc KV2-NT, không thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh. Đăng ký xét tuyển: Công nghệ kỹ thuật môi trường - khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).

ĐXT thí sinh B = ĐTB Toán + ĐTB Hóa + ĐTB Vật lý + Điểm KVƯT

Môn

ĐTB cả năm lớp 11 (1)

ĐTB kỳ 1

lớp 12 (2)

ĐTB xét tuyển theo môn (3)

Điểm khu vực (4)

Điểm đối tượng ƯT (5)

Toán

7.8

7.9

(1)+(2) /2 = 7.85

 

0.5

 

0

Vật Lý

7,0

7.4

(1)+(2) /2 = 7.2

Hóa học

8.0

7.9

(1)+(2) /2 = 7.95

Điểm xét tuyển = [Toán (3) + Lý (3) + Hóa (3) ] + (4) + (5)= 23.5

Hoặc thí sinh có thể tính nhanh theo công thức: Cộng tất cả 06 đầu điểm ở cột (1) và (2) sau đó chia cho 2 và cộng với điểm ưu tiên ở cột (4) và cột (5) như sau:

ĐXT thí sinh B = (7.8 + 7.9 + 7.0 + 7.4 + 8.0 + 7.9)/2 + 0.5 = 23.5

 

e) Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024

-  Thí sinh được xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp (điểm xét tuyển là điểm thi Đánh giá năng lực không tính điểm ưu tiên). Trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

-   Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh ĐKXT theo kết quả thi Đánh giá năng lực phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:

•   Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;

•   Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024;

•   Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);

•   Căn cước công dân;

f) Phương thức 6: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024

-  Thí sinh được xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp (điểm xét tuyển là điểm thi Đánh giá tư duy không tính điểm ưu tiên). Trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

-   Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh ĐKXT theo kết quả thi Đánh giá tư duy phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:

•   Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;

(Thí sinh nhập thông tin, minh chứng theo hướng dẫn tại: tuyensinh.hunre.edu.vn)

•   Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024;

•  Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);

•   Căn cước công dân;

Đánh giá

0

0 đánh giá