Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự năm 2024 mới nhất

187

Cập nhật Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự năm 2024 mới nhất, mời các bạn đón xem:

Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự năm 2024 mới nhất

A. Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự năm 2024

1. Xét điểm thi THPT
Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 1)

2. Xét điểm học bạ

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7220201 Ngôn ngữ Anh D01 28.598 TS Nam
2 7220202 Ngôn ngữ Nga D01; D02 27.679 TS Nam
3 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D01; D04 27.681 TS Nam
4 7310206 Quan hệ quốc tế D01 27.223 TS Nam
5 7860231 Trinh sát kỹ thuật A00; A01 27.52 TS Nam miền Bắc
6 7860231 Trinh sát kỹ thuật A00; A01 28.651 TS Nam miền Nam

3. Xét điểm ĐGNL QG HCM

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7220201 Ngôn ngữ Anh   16.925 TS Nam
2 7220201 Ngôn ngữ Anh   20.65 TS Nữ
3 7220202 Ngôn ngữ Nga   17.45 TS Nam
4 7220202 Ngôn ngữ Nga   21.025 TS Nữ
5 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc   19 TS Nam
6 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc   19.5 TS Nữ
7 7310206 Quan hệ quốc tế   21.125 TS Nam
8 7310206 Quan hệ quốc tế   23.825 TS Nữ
9 7860231 Trinh sát kỹ thuật   18.05 TS Nam miền Bắc
10 7860231 Trinh sát kỹ thuật   19.025 TS Nam miền Nam

4. Xét điểm ĐGNL QG HN

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7220201 Ngôn ngữ Anh   16.925 TS Nam
2 7220201 Ngôn ngữ Anh   20.65 TS Nữ
3 7220202 Ngôn ngữ Nga   17.45 TS Nam
4 7220202 Ngôn ngữ Nga   21.025 TS Nữ
5 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc   19 TS Nam
6 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc   19.5 TS Nữ
7 7310206 Quan hệ quốc tế   21.125 TS Nam
8 7310206 Quan hệ quốc tế   23.825 TS Nữ
9 7860231 Trinh sát kỹ thuật   18.05 TS Nam miền Bắc
10 7860231 Trinh sát kỹ thuật   19.025 TS Nam miền Nam

B. Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự năm 2023

Tài liệu VietJack

C. Phương án tuyển sinh Học viện Khoa học Quân sự năm 2024

CÁC THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024

I. PHƯƠNG THỨC, CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

1. Phương thức xét tuyển, gồm:

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (UTXT) và xét tuyển học sinh giỏi (HSG) bậc Trung học phổ thông (THPT).

 Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức.

– Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT.

– Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thực hiện xét tuyển lần lượt từ Phương thức 1 đến Phương thức 4, thí sinh được tham gia xét tuyển tất cả các phương thức tuyển sinh của Học viện; trong đó, thực hiện xét tuyển sớm từ Phương thức 1 đến Phương thức 3. Riêng đối tượng UTXT và xét tuyển HSG bậc THPT thực hiện xét tuyển ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đối với thí sinh nữ, Học viện thực hiện xét tuyển bằng 03 phương thức PT1, PT2, PT4 (Không thực hiện xét tuyển bằng PT3: Xét tuyển dựa vào Học bạ THPT).         

2. Chỉ tiêu theo phương thức tuyển sinh

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 1)

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 2)

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 3)

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 4)

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 5)

Lưu ý: Khi xét tuyển từ Phương thức 1 đến Phương thức 3, nếu không tuyển đủ chỉ tiêu được giao, số chỉ tiêu còn thiếu sẽ chuyển sang xét tuyển theo Phương thức 4.

II. ĐIỂM XÉT TUYỂN

1. Thang điểm xét tuyển

– Học viện sử dụng thang điểm 30 (tương ứng với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 10) để xét tuyển.

– Trường hợp Phương thức 2 sử dụng thang điểm 150 (bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội), thang điểm 1.200 (bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thì quy đổi về thang điểm 30 để xét tuyển (phương thức quy đổi quy định tại Phần 2 của Hướng dẫn này). – Điểm xét tuyển đối với các ngành xác định môn thi chính (môn ngoại ngữ, nhân hệ số 2 ở các Tổ hợp xét tuyển D01, D02, D04 của các Phương thức: PT1, PT3, PT4) được quy về thang điểm 30, cách tính như sau:

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 6)

(ĐXT: Điểm xét tuyển, ĐƯT: Điểm ưu tiên)

– Điểm ưu tiên của thí sinh = điểm ưu tiên khu vực + điểm đối tượng ưu tiên (được tính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2. Điểm ưu tiên (áp dụng cho tất cả các phương thức)

– Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7, Quy chế tuyển sinh đại học, đặc biệt là theo điểm d, Khoản 1, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) từ năm 2022 trở về trước không được hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực.

– Khi thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (sau khi quy đổi về thang điểm 30), thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, điểm ưu tiên được xác định theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

Trong đó:

– Tổng điểm đạt được theo thang điểm 30.

– Mức điểm ưu tiên là tổng điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng của thí sinh (quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học).

3. Điểm xét tuyển:

– Điểm xét tuyển là tổng điểm đạt được cộng với điểm ưu tiên của thí sinh.

– Học viện thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật; Tổ hợp D01 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ Quốc tế; Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; Tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

– Điểm trúng tuyển: Các ngành đào tạo ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc cùng một đối tượng thí sinh nữ trong cả nước. Ngành Trinh sát Kỹ thuật: Theo chỉ tiêu của khu vực phía Nam và khu vực phía Bắc.

– Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào), thời gian có hộ khẩu thường trú phía Nam (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên, có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.

Lưu ý: Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào Học viện theo kế hoạch xét tuyển sớm, nếu được Học viện thông báo đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển cao nhất (nguyện vọng 1) trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT vào ngành trúng tuyển sớm trong thời gian từ ngày 18/7 đến 17h00 ngày 30/7/2024 để được xét tuyển theo quy định. Nếu thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm nhưng không đăng ký vào ngành trúng tuyển sớm hoặc đăng ký không phải là nguyện vọng xét tuyển cao nhất (nguyện vọng 1) trên Hệ thống của Bộ GD&ĐT theo quy định, Học viện coi như thí sinh từ chối quyền và kết quả xét tuyển sớm.

TỔ CHỨC XÉT TUYỂN

I. XÉT TUYỂN THẲNG, ƯU TIÊN XÉT TUYỂN VÀ XÉT TUYỂN HỌC SINH GIỎI BẬC THPT

1. Đối tượng xét tuyển

a) Đối tượng xét tuyển thẳng

Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và điểm a Khoản 2, Điều 8 theo Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, được đăng ký xét tuyển thẳng, cụ thể như sau:

– Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng (thí sinh được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài đoạt giải).

– Năm 2024, Học viện chưa thực hiện tuyển thẳng các đối tượng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 4, Điều 8 trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

b) Đối tượng ưu tiên xét tuyển

Đối tượng ưu tiên xét tuyển theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học (thí sinh được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT), gồm:

+ Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào các ngành theo nguyện vọng.

+ Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

c) Đối tượng xét tuyển HSG bậc THPT

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo Thông tư số 31/2023/TT-BQP ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và có một trong các điều kiện sau:

– Tham gia kỳ thi HSG bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải nhất, nhì, ba thuộc một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của Học viện (Toán, Lý, Hóa hoặc Tiếng Anh vào ngành Trinh sát Kỹ thuật; Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh vào ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ Quốc tế; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh hoặc Tiếng Nga vào ngành Ngôn ngữ Nga; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung Quốc vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc). Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT (chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau không còn giá trị xét tuyển).

– Có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5.5 điểm hoặc TOEFL iBT 55 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).

– Có kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực quốc tế SAT từ 1068 điểm trở lên hoặc có tổng điểm trung bình bài thi ACT từ 18 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).

– Đạt chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nga TRKI-2 trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển), đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Nga tại Học viện Khoa học quân sự.

– Đạt chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung Quốc HSK-4 trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển), đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Học viện Khoa học quân sự.

2.  Môn đoạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

Tên trường, Ngành học.

Ký hiệu trường

 ngành

Môn đoạt giải

HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

NQH

 

 

Ngành Trinh sát Kỹ thuật

 

7860231

Toán, Tin học

Ngành Ngôn ngữ Anh

 

7220201

Tiếng Anh

Ngành Ngôn ngữ Nga

 

7220202

Tiếng Nga

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

 

7220204

Tiếng Trung Quốc

Ngành Quan hệ Quốc tế

 

7310206

Tiếng Anh

3. Đăng ký xét tuyển

Học viện chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào Học viện và được Học viện thông báo đủ điều kiện sơ tuyển. Thí sinh đăng ký sơ tuyển vào trường khác, không được tham gia đăng ký xét tuyển vào Học viện. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng (hoặc ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT).

a) Hồ sơ sơ tuyển

Thực hiện theo khoản 1, Điều 18 Thông tư số 31 của Bộ Quốc phòng. Thí sinh đăng ký và làm hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện) nơi thí sinh đăng ký thường trú trước ngày 15/6/2024. Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban TSQS cấp tỉnh) gửi hồ sơ và danh sách về các trường trước ngày 20/6/2024.

Trường hợp thí sinh đã làm hồ sơ sơ tuyển vào Học viện và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Ban TSQS cấp tỉnh gửi Danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT về Học viện

Thí sinh không qua sơ tuyển, không có hồ sơ sơ tuyển tại Học viện hoặc không được Học viện thông báo đủ điều kiện sơ tuyển thì không được tham gia xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT vào Học viện..

b) Đăng ký xét tuyển thẳng

Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ xét tuyển thẳng nộp về Ban TSQS cấp huyện (cùng với hồ sơ sơ tuyển) trước ngày 20/6/2024; Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) thẩm định, gửi hồ sơ và danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng đủ tiêu chuẩn về Học viện trước ngày 30/6/2024.

– Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (Phụ lục I).

+ Bản sao hợp lệ học bạ 03 năm học THPT.

+ Ít nhất một trong các bản photocopy Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia, quốc tế; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ

Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh; sau khi có thông báo trúng tuyển của Học viện, phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).

c) Đăng ký ưu tiên xét tuyển

Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển phải đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định và phải nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển (cùng với hồ sơ sơ tuyển) tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 20/6/2024; Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định và gửi hồ sơ của đăng ký ưu tiên xét tuyển đủ tiêu chuẩn về Học viện trước ngày 30/6/2024. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm:

+ Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (Phục lục I)

+ Ít nhất một trong các bản photocopy Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 03 năm học THPT.

+ Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.

d) Đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT

Thí sinh đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT phải đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định và phải nộp hồ sơ xét HSG bậc THPT (cùng với hồ sơ sơ tuyển) về Ban TSQS cấp huyện trước ngày 20/6/2024; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định và gửi hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển diện HSG bậc THPT đủ tiêu chuẩn về Học viện trước ngày 30/6/2024. Hồ sơ gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT (Phụ lục II)

+ Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển; chứng nhận kết quả điểm ngoại ngữ hoặc chứng nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực quốc tế và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.

4. Tổ chức xét tuyển

a) Trường hợp số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT cao hơn chỉ tiêu, Học viện thực hiện xét tuyển theo thứ tự:

– Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng.

– Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển.

– Thí sinh đăng ký xét tuyển diện HSG bậc THPT.

b) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu quy định, Học viện tuyển theo thứ tự như sau:

– Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại Khoản 1, Điều 8 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD & ĐT.

– Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD & ĐT. Đối với thí sinh đạt giải HSG, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

c) Thí sinh đề nghị ưu tiên xét tuyển, Học viện căn cứ vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của thí sinh để xét tuyển:

– Thí sinh có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí quy định về ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng của Học viện thì xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi và điểm ưu tiên theo tổ hợp các môn xét tuyển vào Học viện (theo đăng ký của thí sinh) từ cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

– Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển từ thí sinh đạt giải cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

d) Xét tuyển HSG bậc THPT

– Thí sinh đăng ký xét tuyển, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định; Giám đốc Học viện xem xét, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định nhận vào học.

– Xét tuyển thực hiện như thí sinh diện ưu tiên xét tuyển (quy định tại điểm c, khoản 4, mục I, phần 3 Đề án này).

– Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường tuyển theo thứ tự: Tuyển thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) trước, sau đó đến thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế và đến thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Trong trường hợp các thí sinh có cùng điều kiện về điểm xét tuyển, thực hiện như sau:

+ Đối với thí sinh đoạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống (không phân biệt môn đoạt giải trong tổ hợp xét tuyển).

+ Đối với thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế  hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt kết quả cao nhất trở xuống.

5. Tiêu chí phụ

Trường hợp có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT như nhau, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, Học viện tổ chức xét theo các tiêu chí phụ như sau:

– Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

– Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển (không phân biệt môn đoạt giải); đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế, thí sinh có kết quả chứng chỉ cao hơn sẽ trúng tuyển (không phân biệt loại chứng chỉ).

– Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển (không phân biệt môn đoạt giải nếu trường có nhiều môn xét tuyển thẳng); đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế, thí sinh có điểm tổng kết năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

6. Thời gian xét tuyển

Học viện tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024. Riêng đối tượng ưu tiên xét tuyển và đối tượng HSG bậc THPT Học việnbáo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 20/7/2024.

II.  XÉT TUYỂN TỪ KẾT QUẢ CÁC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

1. Đối tượng

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

– Năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm).

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm).

2. Đăng ký xét tuyển:

Học viện chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào Học viện và được Học viện thông báo đủ điều kiện sơ tuyển. Thí sinh không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển.

Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

a) Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo định tại điểm a khoản 3 mục I Phần 3 của Đề án này.

b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển

– Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục III).

– Bản photocopy có công chứng Giấy chứng nhận điểm Kỳ thi đánh giá năng lực.

– Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

– Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

– Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.

– Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường chuyển phát nhanh hoặc qua bưu điện trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện) và gửi trước file hồ sơ về địa chỉ mail: hocvienkhqs@gmail.com.

3. Điểm xét tuyển

Thực hiện tính Điểm xét tuyển thống nhất bằng cách quy đổi kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về thang điểm 30. Sau khi xét tuyển xong sử dụng điểm kết quả thi Đánh giá năng lực tương ứng của các trường để công bố điểm. Điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm quy đổi từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của 2 đại học Quốc gia về thang điểm 30, cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm quy đổi và tổng điểm xét tuyển được làm tròn đến 3 số thập phân. Phương pháp quy đổi điểm, điểm ưu tiên, điểm xét tuyển như sau:

a) Phương pháp quy đổi điểm từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (từ thang điểm 150 về thang điểm 30) và tính điểm xét tuyển

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 7)

– Ví dụ minh họa về phương pháp quy đổi, tính điểm xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 125 điểm; đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30).

+ Điểm quy đổi = 125/5 = 25,000 điểm.

+ Điểm ưu tiên = [(30 -25,000)/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,167 điểm.

+ Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi + Điểm ưu tiên = 25,000 + 1,167 = 26,167 điểm.

b) Phương pháp quy đổi điểm từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố  Hồ Chí Minh và tính điểm xét tuyển

Học viện Khoa học Quân sự (NQH): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 8)

– Ví dụ minh họa về phương pháp quy đổi, tính điểm xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 1.000 điểm; đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30).

+ Điểm quy đổi = 1.000/40 = 25,000 điểm.

+ Điểm ưu tiên = [(30 -25,000)/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,167 điểm.

+ Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi + Điểm ưu tiên = 25,000 + 1,167 = 26,167 điểm.

4. Nguyên tắc xét tuyển

Thực hiện xét tuyển theo Điểm xét tuyển của thí sinh sau khi đã được quy đổi, xét từ thí sinh đạt điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu của từng đối tượng nam, nữ, miền Bắc, miền Nam…, không phân biệt kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

5. Tiêu chí phụ

Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển..

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

III. XÉT TUYỂN TỪ KẾT QUẢ HỌC BẠ THPT

1. Đối tượng

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt được các điều kiện sau:

+ Có điểm tổng kết chung từng năm học THPT đạt từ 7,0 trở lên.

+ Điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên.

2. Đăng ký xét tuyển

Học viện chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào Học viện và được thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, thí sinh không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển.

Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

a) Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 mục I Phần 3 của Đề án này.

b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (Phụ lục III).

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.

– Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường chuyển phát nhanh hoặc qua bưu điện trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện) và gửi file hồ sơ về địa chỉ mail: hocvienkhqs@gmail.com.

3. Điểm xét tuyển

– Sử dụng điểm tổng kết các môn trong học bạ THPT theo các tổ hợp xét tuyển của từng trường để xét tuyển (thang điểm 30); xét tuyển theo 05 tổ hợp xét tuyển, gồm:

+ Tổ hợp xét tuyển A00 gồm các môn: Toán, Lý, Hóa

+ Tổ hợp xét tuyển A01 gồm các môn: Toán, Lý, Tiếng Anh

+ Tổ hợp xét tuyển D01 gồm các môn: Tiếng Anh, Toán, Văn

+ Tổ hợp xét tuyển D02 gồm các môn: Tiếng Nga, Toán, Văn

+ Tổ hợp xét tuyển D04 gồm các môn: Tiếng Trung Quốc, Toán, Văn

– Tổng điểm xét tuyển của thí sinh được tính như sau: Tổng điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT (theo tổ hợp xét tuyển) cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm trung bình tổng kết từng môn và tổng điểm xét tuyển được làm tròn đến 3 số thập phân.

– Các tổ hợp D01, D02, D04, môn ngoại ngữ nhân hệ số 2 và quy đổi theo thang điểm 30 để xét tuyển.

– Ví dụ minh họa:

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa); đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30); có kết quả 3 môn như sau:

Năm học

Môn Toán

Môn Lý

Môn Hóa

Lớp 10

8,20

8,30

8,40

Lớp 11

8,50

8,60

8,70

Lớp 12

8,50

8,50

8,50

+ Điểm TB Môn Toán = (Điểm TB môn Toán năm lớp 10 + Điểm TB môn Toán năm lớp 11 + Điểm TB môn Toán năm lớp 12)/3 = (8,20 + 8,50 + 8,50)/3 = 8,400

+ Điểm TB Môn Lý = (Điểm TB môn Lý năm lớp 10 + Điểm TB môn Lý năm lớp 11 + Điểm TB môn Lý năm lớp 12)/3 = (8,30 + 8,60 + 8,50)/3 = 8,467

+ Điểm TB Môn Hóa = (Điểm TB môn Hóa năm lớp 10 + Điểm TB môn Hóa năm lớp 11 + Điểm TB môn Hóa năm lớp 12)/3 = (8,40 + 8,70 + 8,50)/3 = 8,533

+ Tổng điểm đạt được = Điểm TB Môn Toán + Điểm TB Môn Lý + Điểm TB Môn Hóa = 8,400 + 8,467 + 8,533 = 25,400.

+ Điểm ưu tiên = [(30 -25,400/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,073 điểm.

+ Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 25,400 + 1,073 = 26,473 điểm.

4. Nguyên tắc xét tuyển

Căn cứ vào tổng điểm xét tuyển của từng thí sinh và tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển, các thí sinh được xếp loại từ cao xuống thấp; xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.

5. Tiêu chí phụ

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, trong đó sử dụng điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT (theo tổ hợp xét tuyển) thay thế cho điểm thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 làm tiêu chí phụ, cụ thể như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật có điểm trung bình môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế có điểm thi môn thi chính cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát Kỹ thuật có điểm trung bình môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế có điểm trung bình môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật có điểm trung bình môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế có điểm trung bình môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.

– Trên cơ sở đảm bảo chất lượng đầu vào, khi tuyển đến một mức độ điểm nhất định, vẫn còn chỉ tiêu hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ hoặc đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu của Bộ Quốc phòng giao, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện sẽ báo cáo và đề nghị Ban TSQS Bộ Quốc phòng phê duyệt cho phép tuyển nguyện vọng bổ sung.

IV. XÉT TUYỂN TỪ KẾT QUẢ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

1. Đối tượng

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2024, tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy điểm xét tuyển và có đủ các điều kiện:

– Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu theo quy định.

– Đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc trường thuộc nhóm điều chỉnh nguyện vọng.

– Đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường thuộc Nhóm 2 (Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật Quân sự) và được các trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển.

2. Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển:

Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, ngành đào tạo, tổ hợp xét tuyển trong các trường Nhóm 2: Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật Quân sự, không được điều chỉnh nguyện vọng sang các trường thuộc nhóm khác

Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 18/7/2024 đến trước 17h00 ngày 30/7/2024.

3. Tổ chức xét tuyển:

– Học viện thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật; Tổ hợp D01 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ Quốc tế; Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; Tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

– Điểm trúng tuyển: Các ngành đào tạo ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc cùng một đối tượng thí sinh nữ trong cả nước. Ngành Trinh sát Kỹ thuật: Theo chỉ tiêu của khu vực phía Nam và khu vực phía Bắc.

Thí sinh được tính điểm trúng tuyển theo hộ khẩu thường trú phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào), thời gian có hộ khẩu thường trú phía Nam (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên, có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.

4. Tiêu chí phụ:

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế có điểm thi môn thi chính cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát Kỹ thuật có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.

– Trên cơ sở đảm bảo chất lượng đầu vào, khi tuyển đến một mức độ điểm nhất định, vẫn còn chỉ tiêu hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ hoặc đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu của Bộ Quốc phòng giao, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện sẽ báo cáo và đề nghị Ban TSQS Bộ Quốc phòng phê duyệt cho phép tuyển nguyện vọng bổ sung.

IV. THỜI GIAN DỰ KIẾN TUYỂN SINH CÁC ĐỢT BỔ SUNG TRONG NĂM

1. Tuyển sinh bổ sung đợt 1: Tháng 9/2024 (nếu thiếu chỉ tiêu).

2. Tuyển sinh bổ sung đợt 2: Tháng 10/2024 (nếu thiếu chỉ tiêu).

Đánh giá

0

0 đánh giá