Đại học Giao thông Vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển năm 2020

583

Đại học Giao thông Vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển năm 2020, mời các bạn đón xem:

Đại học Giao thông Vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển năm 2020

Năm 2020, ngoài sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, Đại học Giao thông Vận tải cũng tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp để tuyển 5.700 sinh viên.

So với phương án tuyển sinh dự kiến được Đại học Giao thông Vận tải công bố vào tháng 1, đề án chính thức ngày 9/5 không có quá nhiều khác biệt, chỉ bổ sung thêm hai phương thức là tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp.

Tại cơ sở Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh theo bốn phương thức gồm dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, xét học bạ, tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp.

Những thí sinh xét tuyển bằng kết quả học bạ sử dụng điểm trung bình trong ba năm của ba môn học để tạo thành tổ hợp xét tuyển. Trong ba môn, không có điểm trung bình môn nào dưới 5.

Ngoài ra, thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh có quy mô quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng. Những em sở hữu chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Pháp tương đương IELTS 5.0 trở lên và có tổng hai môn thi tốt nghiệp THPT từ 12 điểm đủ điều kiện xét tuyển kết hợp.

Đại học Giao thông Vận tải cơ sở Hà Nội tuyển 4.200 chỉ tiêu tại 30 ngành, nhiều hơn năm ngoái 4 ngành, trong đó Cầu đường bộ tuyển nhiều nhất 350 chỉ tiêu, kế đó là Công nghệ thông tin 300.

Chỉ tiêu cụ thể của các ngành tại cơ sở Hà Nội:

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 2

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 4

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 6

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 8

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 10

Với phân hiệu ở TP HCM, ngoài các phương thức tuyển sinh giống với cơ sở Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải còn sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức. Thí sinh sử dụng hình thức tuyển sinh này phải đạt tối thiểu 600 điểm trên thang 1.200, điểm ưu tiên của các khu vực 3, 2, 2-NT và 1 được quy đổi lần lượt là 0, 10, 20 và 30.

Đại học Giao thông Vận tải phân hiệu TP HCM tuyển 1.500 sinh viên tại 18 ngành, nhiều nhất là Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 240 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu cụ thể của các ngành tại phân hiệu TP HCM:

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 12

Đại học Giao thông vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển - 14

Cả hai cơ sở chấp nhận 9 tổ hợp xét tuyển gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), D03 (Toán, Văn, tiếng Pháp), D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh), V00 (Toán, Lý, Vẽ), V01 (Toán, Văn, Vẽ). Trường hợp thí sinh bằng điểm, em nào có điểm toán cao hơn được ưu tiên.

Năm 2019, điểm chuẩn của Đại học Giao thông Vận tải cả hai cơ sở từ 14,5 đến 21,5. Ngành Công nghệ thông tin đứng đầu với 21,5 điểm, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy có điểm chuẩn thấp nhất 14,5.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá