TOP 15 Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học lớp 5 SIÊU HAY

188

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học

Đề bài: Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.

TOP 10 bài Giới thiệu về truyện Chiếc lá cuối cùng 2024 SIÊU HAY

Dàn ý chung đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học

Bố cục của đoạn văn:

- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật.

+ Nhân vật em định giới thiệu là ai?

+ Đó là nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) nào?

- Thân đoạn: Nêu đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách của nhân vật và tình cảm của em đối với nhân vật đó (từ khóa).

- Kết đoạn: Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật.

Các dạng Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học

1. Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học: Đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong câu chuyện.

Bố cục đoạn văn:

- Mở đoạn: Giới thiệu tên nhân vật, tên câu chuyện.

- Thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hành động,…) trong câu chuyện.

- Kết đoạn: Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật.

2. Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học: Đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong bộ phim.

Bố cục đoạn văn:

- Mở đoạn: Giới thiệu tên nhân vật, tên bộ phim.

- Thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hành động,…) trong bộ phim.

- Kết đoạn: Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật.

3. Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học: Đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong vở kịch, tuồng, chèo,…

Bố cục đoạn văn:

- Mở đoạn: Giới thiệu tên nhân vật, tên vở kịch, tuồng, chèo,…

- Thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hành động,…) trong vở kịch, tuồng, chèo,…

- Kết đoạn: Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 1

Đề 1. Đoạn văn giới thiệu nhận vật Lan trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Lan.

- Trong truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và hoạt động:

- Ngoại hình: Đang ở độ tuổi mới lớn.

- Tính cách:

+ Yêu thương, nhân hậu, luôn thể hiện sự trắc ẩn với mọi người xung quanh.

+ Thể hiện tình yêu thương với em trai Sơn qua những hành động quan tâm như gọi dậy, an ủi và động viên.

+ Thân thiện với trẻ con trong xóm, luôn sẵn lòng giúp đỡ, như khi phát hiện Hiên và đưa áo bông cho em.

- Hoạt động:

+ Luôn giúp đỡ mẹ trong công việc gia đình, từ việc quạt hỏa lò đến lấy áo cho em.

+ Thể hiện sự đảm đang, tháo vát và chăm sóc chu đáo.

c. Kết đoạn:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Em rất yêu thích nhân vật Lan vì những phẩm chất tốt đẹp, lòng nhân ái và sự chu đáo của cô bé.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 2

Đề 2. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Xiu trong truyện Chiếc lá cuối cùng.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Xiu.

- Trong truyện: Chiếc lá cuối cùng.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về tính cách, hoạt động:

- Tính cách:

+ Có tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương sâu sắc.

+ Kiên trì, không ngại khó khăn để giúp đỡ người mình yêu quý.

- Hoạt động:

+ Sống cùng Giôn-xi trong khu trọ nghèo ở Oa-sinh-tơn.

+ Chăm sóc Giôn-xi khi cô bạn bị viêm phổi, luôn động viên và khuyên nhủ bạn.

+ Lo lắng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, biểu hiện sự gắn bó và tình cảm sâu sắc với Giôn-xi.

+ Tiết lộ bí mật về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-mơn, thể hiện sự chân thành.

c. Kết thúc:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Là hình mẫu của tình bạn và lòng nhân ái, khiến em cảm động và khâm phục trước những phẩm chất cao đẹp của cô.

Chiếc lá cuối cùng - Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 8

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 3

Đề 3. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Sơn.

- Trong truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về tính cách, hoạt động:

- Tính cách:

+ Tốt bụng, giàu tình cảm, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.

+ Đặc biệt nhạy cảm với hoàn cảnh của bé Hiên, thể hiện sự thương xót và ý chí muốn giúp đỡ.

+ Quyết định đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên, thể hiện lòng nhân ái và tình yêu thương.

- Hoạt động: Thường xuyên chơi cùng các bạn trẻ con trong xóm, không hề xa cách hay coi thường họ.

c. Kết thúc:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Em rất yêu thích nhân vật Sơn.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 4

Đề 4. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Zazu trong bộ phim hoạt hình Vua Sư Tử.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Zazu.

- Bộ phim truyền hình: Chip và Dale.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và hoạt động:

- Ngoại hình: Zazu là một con chim hồng hạc với màu sắc rực rỡ.

- Tính cách:

+ Nghiêm túc và kỉ luật, nhưng cũng đầy dí dỏm và châm biếm.

+ Trung thành và dũng cảm, luôn bảo vệ vương quốc và những người mình yêu quý.

+ Khả năng cân bằng giữa trách nhiệm và niềm vui tạo nên sức hấp dẫn riêng.

- Hoạt động:

+ Đóng vai trò là người giữ trật tự trong vương quốc của Mufasa, nhắc nhở Simba và Nala về trách nhiệm.

+ Thường xuyên xuất hiện trong các tình huống căng thẳng, dùng sự hài hước để xoa dịu không khí.

c. Kết đoạn:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Là một nhân vật đáng yêu, mang đến sự thú vị và ý nghĩa trong câu chuyện, khiến em cảm thấy gắn bó và yêu thích hơn với bộ phim.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 5

Đề 5. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Chip trong bộ phim hoạt thình Chip và Dale.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Chip.

- Bộ phim hoạt hình: Chip và Dale.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và hoạt động:

- Ngoại hình:

+ Chip là một chú sóc chuột dễ thương.

+ Có cái mũi đen, răng dài và tóc mượt mà.

- Tính cách:

+ Lanh lẹ, khôn ngoan, thận trọng và có trí óc sắc bén.

+ Có tính quyết đoán cao.

- Hoạt động:

+ Luôn nhanh nhạy và quyết tâm trong mọi tình huống.

+ Giúp Dale thoát khỏi những rắc rối bằng sự lập kế hoạch hợp lí và trí thông minh.

c. Kết thúc:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Chip là một nhân vật rất đáng yêu, luôn mang đến nhiều tiếng cười cho em.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 6

Đề 6. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Aladdin trong bộ phim truyền hình Aladdin và cây đèn thần.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Aladdin.

- Bộ phim truyền hình: Aladdin và cây đèn thần.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về tính cách, hoạt động:

- Tính cách:

+ Tốt bụng, thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm khi đối đầu với nguy hiểm.

+ Luôn sẵn sàng vượt qua thử thách để bảo vệ những người mình yêu thương.

- Hoạt động:

+ Aladdin bị lão phù thủy lừa dối vào hầm bí mật nhưng nhờ dũng cảm đã thoát khỏi và giữ cây đèn thần.

+ Sử dụng quyền năng của Thần đèn để theo đuổi tình yêu và giành được công chúa Badroulbadour.

c. Kết thúc:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Em rất yêu thích nhân vật Aladdin vì sự kiên cường, lòng tốt và tinh thần lạc quan của chàng.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 7

Đề 7. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Xi-ta trong trích đoạn Ra-ma buộc tội.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu nhân vật: Xi-ta.

- Đoạn trích: Ra-ma buộc tội.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về tính cách, hoạt động:

- Tính cách:

+ Thông minh, chung thủy, giàu lòng tự trọng, tự tin và vô cùng can đảm.

+ Dám thẳng thắn chỉ trích sự ngờ vực vô căn cứ.

+ Sáng suốt, bình tĩnh trong lúc bị cáo buộc, luôn nêu ra những bằng chứng hùng hồn để chứng minh lòng chung thủy.

- Hoạt động:

+ Xi-ta đấu tranh bảo vệ phẩm giá và tình yêu chân chính của mình, đứng vững trước sự nghi ngờ của Ra-ma và áp lực từ dư luận.

+ Hành động quyết liệt khi bước vào ngọn lửa, thể hiện sự tin tưởng vào tình yêu và sự trong sạch của mình.

c. Kết thúc:

- Tình cảm của em đối với nhân vật:

+ Cảm phục trước sự kiên cường và phẩm chất tốt đẹp của Xi-ta.

+ Là biểu tượng của sự trong sáng, kiên trung và đáng ngưỡng mộ.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 8

Đề 8. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Thơm.

- Vở kịch: Bắc Sơn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và hoạt động:

- Ngoại hình: Đẹp, giản dị, chân chất.

- Tính cách: Yêu nước, táo bạo, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cách mạng.

- Hoạt động:

+ Thơm đã dũng cảm đánh lừa Ngọc để bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.

+ Có những lúc Thơm đã thích thú với những cám dỗ vật chất mà Ngọc mang lại, nhưng khi nhận ra bộ mặt thật của chồng, cô đã thẳng thừng từ chối.

=> Là nhân vật đi từ từ nỗi đau cá nhân đến lòng căm thù bọn phản quốc, để rồi nhận ra và ủng hộ tính tốt đẹp của cách mạng.

c. Kết đoạn:

- Tình cảm của em đối với nhân vật: Đối với em, nhân vật Thơm là một người phụ nữ rất can đảm và dũng cảm.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 9

Đề 9. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Tom Sawyer trong tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer.

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật: Tom Sawyer.

- Tác phẩm: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của nhà văn Mark Twain.

b. Thân đoạn:

Nêu những đặc điểm nổi bật về tính cách, hoạt động:

- Tính cách:

+ Là một cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, nhưng cũng rất thông minh và sáng tạo.

+ Có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ người khác, thể hiện lòng dũng cảm và trung thành với bạn bè.

- Hoạt động: Thường xuyên bày trò quậy phá, trốn học, cùng bạn bè khám phá những cuộc phiêu lưu như đi chơi trên đảo hoang, truy tìm kho báu.

c. Kết đoạn:

- Tình cảm của em đối với nhân vật:

+ Cảm phục trước sự khao khát khám phá, lòng dũng cảm, sự trung thành của Tom.

+ Em cảm thấy rất yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật này.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 10

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
  • Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.

II. Thân bài

* Khái quát về công việc của anh thanh niên

  • Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
  • Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

  • Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
  • Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
  • Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
    • có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
    • “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

- Thái độ của anh với công việc:

  • Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
  • Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

  • Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
  • Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

  • Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
  • Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
  • Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
  • Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đờ, yêu cuộc sống say mê.

* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

  • Biếu bác lái xe củ tam thất
  • Tặng bó hoa cho cô gái
  • Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ

- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm

=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

  • Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy
  • Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

  • Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
  • Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

III. Kết bài

  • Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
  • Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 11

A. Mở bài: Nhà văn Nguyễn Quang Thiệu đã ghi dấu trong đó độc giả nhỏ tuổi bằng tác phẩm bầy chim chìa vôi và hình ảnh cậu bé Mon hiện lên với vẻ đẹp của tình yêu thương động vật với tấm lòng trân trọng sự sống

B. Thân bài

  • Sự nhân hậu của Mon được mở đầu bằng đoạn hội thoại giữa Mon và anh lúc 2:00 sáng
  • Mon lo sợ nước sông dâng cao sẽ nhấn chìm và làm chết bầy chim chìa vôi
  • Tâm trạng nôn nóng của cậu bé trong đêm mưa, dường như  trong tâm trí Mon dành hết bận tâm của mình cho an nguy của bầy chim.
  • Thậm chí cậu không để ý thời tiết ngoài kia thương xót bầy chim
  • Ta có thể thấy ở mon chứa đựng tình yêu thương động vật sâu sắc
  •  Vì vậy Mon quyết định cùng anh lấy đồ sang bờ sông
  • Càng nổi bật tấm lòng trân trọng sự sống của Mon
  • Mon vô cùng xúc động và hạnh phúc khi đã cứu được bầy chim, những giọt nước mắt ấy đều bật ra từ một tâm hồn trong trẻo, vô tư và tràn đầy yêu thương.

C. Kết bài: với ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh gần gũi, thân quen nhà văn đã khắc hoạ thành công nhân vật Mon với những phẩm chất tốt đẹp.

 Trên đây là dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Chúc các bạn học tốt.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 12

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
  • Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
  • Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai

2. Thân bài

a. Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai.

  • Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông
  • Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.
  • Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.

b. Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

  • Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư
  • Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”
  • Khi về đến nhà:
    • Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông
    • Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được
  • Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.
  • Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay gắt và để rồi, tình yêu nước đã lớn hơn tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”
  • Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:

  • Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”
  • Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người

3. Kết bài

  • Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 13

A. Mở bài: Qua tác phẩm Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận, ta không chỉ ấn tượng với khả năng lắng nghe của nhân vật tôi mà còn nhớ hình ảnh của người bố đầy dịu dàng, yêu thương. Nhân vật người bố chính là món quà của người con, là người đã khám phá dẫn dắt biết bao tài năng của con.

B. Thân bài:

  • Đoạn trích nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận nêu các đặc điểm, tính cách của người bố qua những hành động và lời nói
  • Nhưng qua một chi tiết cũng có thể cho ta thấy về ngoại hình của nhân vật này
  • Qua chi tiết cứu người, người  đọc cũng cảm nhận được sự dũng cảm, anh hùng của nhân vật người bố
  • Không chỉ dũng cảm, nhân vật tôi còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và yêu thương con cái từ nhân vật bố
  • Minh chứng là ở đầu câu chuyện tác giả đã kể về khu vườn nơi người bố trong rất nhiều hoa
  • Bố đã rủ con cùng tưới cây và chơi một trò chơi rất thú vị
  • Có thể nói người bố đã dẫn dắt và quan sát được khả năng đặc biệt của nhân vật tôi thông qua nhiều lần chơi và luyện tập
  • Cuối cùng người con cũng có thể đoán được hết vườn hoa ,ngoài đoán được tên các loài hoa người bố còn cùng con tham gia trò chơi đoán tìm đồ vật và khoảng cách
  • Nhờ được luyện tập khả năng này nhiều lần nên đôi tai của người con đã thính
  • Chính cậu bé đã lắng nghe được tiếng kêu của thằng Tín ngoài bờ sông và cứu mạng nó
  • Nhân vật người bố không chỉ là người chơi cùng con mà còn là người dạy cho con những bài học quý giá. Đó là việc biết trân trọng những âm thanh qua mỗi cái tên và những món quà khi được tặng
  • Qua câu chuyện ta còn cảm nhận được tình cảm của người con dành cho bố, một tình cảm ngây thơ và trong sáng.

C. Kết bài: Qua nhân vật người bố, được tác giả miêu tả  chân thực bằng nhiều hình ảnh, chi tiết khác nhau đã thể hiện đặc điểm của nhân vật thông qua các hành động của người bố thực hiện.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 14

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật: Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của bà ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn. Trong đó, nổi bật là nhân vật Phương Định – hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

- Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn – là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định

  • Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.
  • Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, “chạy trên cao điểm cả ban ngày”.

→ Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

Luận điểm 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Phương Định.

- Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng:

+ Tâm hồn trẻ trung, giàu mơ mộng:

  • Là cô gái trẻ người Hà Nội.
  • Có thời học sinh hồn nhiên, vô tư.
  • Hay nhớ về những kỉ niệm.

+ Nhạy cảm, hay quan tâm đến hình thức:

  • Tự đánh giá mình là một cô gái “khá”
  • Biết được mình được nhiều người để ý

+ Hay mơ mộng, tìm thấy điều thú vị trong cuộc sống và trong công việc hết sức nguy hiểm:

+ Hồn nhiên, yêu đời, thích hát:

  • Thích hát, thuộc nhiều bài hát, còn bịa cả lời mà hát.
  • Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”.

- Phương Định là một người có phẩm chất anh hùng:

+ Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

  • Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày.
  • Hành động chuẩn xác, thuần thục

+ Dũng cảm, gan dạ. Bình tĩnh, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ phá bom:

  • Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp.
  • Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo.

+ Rất tự trọng: Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn.

+ Thương yêu đồng đội:

  • Chăm sóc Nho chu đáo.
  • Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương.
  • Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ cách ăn nói.
  • Quý trọng, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp.

→ Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống mĩ cứu nước.

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định: Gấp lại trang sách người đọc càng khâm phục hơn nữa vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định: kiên cường, anh hùng, dũng cảm, mà cũng rất đỗi mơ mộng, tinh tế. Cô là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Chính những con người ấy đã đem hết tuổi xuân, sức trẻ để cống hiến, bảo vệ tổ quốc.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học - Mẫu 15

A. Mở bài: trong tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa", nhân vật Sơn đã được tác giả khắc họa qua dòng hoài niệm tư tưởng, tình cảm của mình.

B. Thân bài:

  • Trong truyện, Sơn được khắc họa qua phương diện ngôn ngữ, hành động để từ đó làm nổi bật về đặc điểm, tính cách cách
  • Thạch lam ít có những chi tiết miêu tả về ngoại hình của nhân vật.
  • Mở đầu câu chuyện Sơn xuất hiện với những hành động như "Tung chăn tỉnh dậy. Cậu thấy mọi người trong nhà mẹ và chị đã ngồi dậy ngồi quạt gió để pha nước chè uống. Cậu được mẹ mặc cho chiếc áo dạ". Những chiếc chi tiết đó cho thấy rằng Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình.
  • Sơn hiện lên là một cậu bé sống tình cảm, nhân hậu qua các hình ảnh biểu hiện thương người. Khi nghe đến Duyên, khi thấy người cụ già và những đứa trẻ em nghèo ở xóm chợ.
  • Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên, cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc khi Hiên đang đứng co ro với một quán trong gió lạnh chỉ mặc có mành áo rách tả tơi, hở cả lưng
  • Sơn nhớ đến em Duyên lúc trước vẫn cùng chơi với Hiên ở nhà.
  • Một ý nghĩa thoáng qua trong tâm trí Sơn đó là đem chiếc áo lông cũ của Duyên cho Hiên và Sơn đã nhận được sự đồng tình của chị gái
  • Truyện mang ý nghĩa nhân văn nhẹ nhàng mà xuất sắc, tính cách nhân vật Sơn được thể hiện sinh động

C. Kết bài: qua nhân vật Sơn nhà văn gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người

 
 
 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá