TOP 10 Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét

379

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

CĐoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét

Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về Phong tục gói bánh chưng ngày tết 2024 SIÊU  HAY

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 1

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày tết hàng năm mỗi dịp Tết đến nhà em lại chuẩn bị gói bánh chưng. 27 28 âm lịch mẹ em sẽ ra vườn cắt những chiếc lá dong đẹp nhất, sáng nhất và lành lặn để chuẩn bị gói bánh. Nhiệm vụ của em đó là ngồi rửa là bánh và nhặt những chiếc lá đẹp xếp vào một bên. Mẹ bảo những chiếc lá đẹp đó để bọc bên ngoài bánh chưng cho đẹp. Vào ngày gói bánh mẹ đã sắp gạo nếp từ sáng sớm. Hạt gạo nếp trắng tinh được mẹ lựa chọn kỹ càng, sau đó mẹ thái thịt và đồ đậu xanh chín. Chiều 27 tết nhà em bắt tay vào công việc gói bánh. Công việc gói bánh có rất nhiều giai đoạn và mỗi người trong gia đình em lại phụ trách một giai đoạn khác nhau. Chúng em thì gấp lá, mẹ sẽ ngồi cắt lá cho vừa với khuôn bánh còn bố sẽ phụ trách gói bánh. Bố dạy chúng em cách xếp lá và hướng dẫn cho chúng em cách đổ nhân bánh. Đầu tiên trong một lớp gạo nếp vào trước dàn gạo ra cho đều sau đó đổ một lớp đậu xanh nằm lên trên lớp gạo, rồi đến thịt mỡ rồi đổ ngược lại một lớp đậu xanh và cuối cùng là gạo nếp để phần đậu xanh ôm lấy thịt mỡ. Sau khi để xong nhân bánh, bố lấy một chiếc lá đậy lên trên và khéo léo gói các lớp lá lại định hình cho bánh cân và vuông. Cuối cùng là thao tác buộc lạt được buộc chắc chắn để khi luộc bánh không bị vỡ. Em đã được thực hành và gói được một chiếc bánh nhỏ xinh bố và mẹ đều khen em khéo tay. Em rất vui vì điều đó. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ những chiếc bánh chưng xinh xắn vuông vắn đã ra đời. Sau khi gói bánh bố sẽ xếp bánh vào trong nồi và luộc. Mẹ nói luộc bánh phải mất một khoảng thời gian dài thì bánh mới chín và ngon. Bố em đi tìm một vài viên gạch để bắc lên làm bếp, còn mẹ bắc nồi lên bếp, em phụ trách xếp bánh vào trong nồi. Giai đoạn luộc bánh chưng là giai đoạn em thích nhất. Mọi người sẽ ngồi quây quần bên nồi bánh chưng và kể những câu chuyện cười. Thỉnh thoảng bố đứng dậy kiểm tra xem bánh đã chín chưa. Mỗi khi mở nồi bánh mùi lá dong, mùi gạo nếp tỏa ra thơm ngào ngạt. Sau một khoảng thời gian dài luộc bánh thì đến công đoạn vớt bánh. Nhìn những chiếc bánh lấp ló xong lớp vá nhìn thật đẹp mắt. Được thưởng thức thành quả do chính tay mình tạo ra em cảm thấy rất hạnh phúc. Trong những ngày cuối năm thật bận rộn nhưng với em thật nhiều ý nghĩa. Em đã học được nhiều điều về kỷ niệm gói bánh chưng. Em hi vọng những năm sau cũng được gói bánh chưng bên gia đình.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 2

Tết vừa qua em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê em đã có dịp được trải nghiệm khói bánh chưng. Trước khi gói bà em đã chuẩn bị những thứ nguyên liệu đầy đủ để gói bánh như lá dong, đậu xanh, thịt mỡ, gạo nếp, lạt mềm. Đây là những nguyên liệu không thể thiếu để gói bánh chưng. Sáng 27 tết nhà em cùng ngồi gói bánh chưng. Trước đây em chưa từng được xem gói bánh chưng lần nào nên lần về quê này được trải nghiệm và gói bánh chưng là một trải nghiệm rất thích thú với em. Gói bánh chưng rất khó. Ông vừa gói vừa giải thích cho em nghe. Gạo đã được bà ngâm từ tối hôm trước và sáng nay đậu xanh đã được bà hấp chín. Ông hướng dẫn em gói một chiếc bánh hoàn chỉnh từ bước xếp lá đến bước cho các nguyên liệu . Tuy chiếc bánh của em chưa được đẹp lắm nhưng ngắm nhìn thành quả của mình em cảm thấy rất tự hào. Sau khoảng hơn một tiếng nhà em đã gói xong bánh. Bố em đi chuẩn bị nồi nấu bánh tối hôm đó em được cử để coi bánh chưng. Nhìn những làn khói nghi ngút bốc ra từ nồi bánh mang theo hơi ấm của ngày Tết em thấy thật ấm áp. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ đối với em. Em hi vọng tết năm nào cũng được về quê gói bánh với ông bà.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 3

Gói bánh chưng là hoạt động truyền thống hàng năm mà gia đình em đều thực hiện. Cả gia đình quây quần lại về nhà ông bà ngoại, gói bánh vào những ngày 27, 28 âm lịch. Gói bánh chưng giữa những ngày cận Tết, quây quần cùng mọi người ở nhà làm em thấy háo hức và vui lắm. Mỗi người một việc, ông thì chẻ lạt; bà thì lau lá, cắt lá; bố và mẹ, cậu mợ cùng nhau đổ khuôn gói bánh; em và mấy đứa nhỏ cùng nhau háo hức theo dõi, xếp bánh gọn gàng một chỗ. Mọi người trò chuyện, kể biết bao nhiêu chuyện hàng ngày rồi cùng vui, cùng ca cho quên đi thời gian gói bánh. Phải mất tới cả buổi sáng, mọi người mới có thể gói hết 50 cái bánh chưng. Thật là một con số ấn tượng. Công đoạn còn lại chỉ còn chờ nấu bánh và trông bánh, vớt bánh nữa thôi! Gói bánh chưng thể hiện tiếp nối truyền thống, văn hoá cổ truyền của dân tộc, không quên phong tục, văn hoá của nước mình. Em sẽ tiếp tục noi gương, cùng gìn giữ văn hoá đẹp của dân tộc như gia đình mình.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 4

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.

Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 5

      Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 6

Tết năm nay em đã được tham gia gói bánh chưng cùng gia đình để chuẩn bị cho dịp Tết cổ truyền. Từ sáng sớm, cả nhà đã thức dậy và cùng nhau sơ chế, sắp xếp những nguyên liệu cần thiết. Bố chuẩn bị củi, vỏ trấu, bếp và nồi để luộc bánh. Bà và mẹ sơ chế các nguyên liệu làm bánh. Em được giao nhiệm vụ lau khô lá dong. Sau khi đã hoàn thành các công việc, cả nhà quây quần lại bên gốc cây bưởi để gói bánh. Em nhìn bàn tay thoăn thoắt của bà và mẹ lấy gạo, lấy đậu xanh, chẳng mấy chốc một chiếc bánh chưng xinh xắn đã xuất hiện. Em cũng được tự tay gói một chiếc bánh, nhưng có lẽ em còn phải luyện tập nhiều hơn nữa. Em phụ bố xếp những chiếc bánh chưng vào nồi và ngồi trông bếp. Anh mèo Quýt cũng ngồi vào lòng và cùng em trông bánh. Em đã có một trải nghiệm thật thú vị và quý giá. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất vui và ý nghĩa, nó giúp em hiểu thêm về ngày Tết, giúp cả gia đình gắn bó hơn.

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét - Mẫu 7

Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành một phong tục vô cùng quan trọng trong đời sống văn hoá Việt vào dịp Tết đến xuân về. Không khí rộn ràng, náo nức của ngày xuân đã tràn ngập trên khắp quê em. Ngay từ ngày 26 Tết, bà và mẹ đã đi chợ sắm sửa đầy đủ các nguyên liệu cần thiết như gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, lá dong, dây lạt…Món nào cũng được lựa chọn và sơ chế kĩ càng để chuẩn bị hôm sau gói bánh. Năm nay cả nhà đã có thêm “thợ phụ nhí” là em và bé Mai. Hai chị em hào hứng lắm vì mọi năm chỉ có thể giúp bố mẹ rửa lá, lau lá chứ chưa được tham gia gói bánh bao giờ cả. Khi tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị xong, gia đình em cùng quây quần gói bánh. Với kinh nghiệm dày dặn, bà nội là người chỉ huy đảm đang chỉ dạy chúng em cách gói bánh. Nào là xếp lá thật ngay ngắn, đổ lượng gạo nếp và đỗ xanh vừa phải, đặt vài lát thịt vào chính giữa, cuối cùng là phủ một lớp gạo lên trên để lấp đầy. Em tỉ mỉ làm theo sự hướng dẫn của bà, cuối cùng cũng gói được một chiếc “Bánh chưng “gù” của Bông độc đáo quá!” theo như bố em nói. Sau khi xếp bánh vào nồi, em và bé Mai nhận nhiệm vụ trông nồi bánh. Sau khoảng 10 tiếng, cuối cùng bánh chưng cũng đã chín. Bà em cẩn thận bày 4 chiếc bánh lên bàn thờ dâng cúng tổ tiên. Gia đình em cùng nhau thắp hương, tưởng nhớ về cội nguồn. Không khí trang nghiêm, thành kính làm lòng em xúc động khôn nguôi và thêm yêu văn hoá, yêu con người Việt Nam. Kỉ niệm gói bánh chưng ngày Tết đã để lại cho em nhiều ấn tượng khó quên. Em cảm nhận sâu sắc được ý nghĩa quan trọng của chiếc bánh chưng và tự nhủ sẽ học gói bánh thật tốt để gìn giữ truyền thống quý báu này.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá