Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng
Đề bài: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng.
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng - Mẫu 1
Hiện tượng chen lấn khi xếp hàng là một hiện tượng không tốt, nhưng đáng buồn là hiện tượng này lại đang vô cùng phổ biến hiện nay. Chúng ta cần phản đối cũng như tìm cách khắc phục hiện tượng chen hàng. Thứ nhất, việc chen lấn khi xếp hàng sẽ mang lại sự mất công bằng với người khác khi họ đang nghiêm túc chờ tới lượt của mình thì lại có người chen ngang, “ưu tiên” được phục vụ trước, gây ra sự khó chịu, không vui của tất cả mọi người. Thứ hai, nó cực kỳ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và thời gian chờ đợi của mọi người. Tưởng tượng mà xem, khi có một người chen ngang, tất cả những người phục vụ của gian hàng đó đều phải dừng lại để nhắc nhở, điều chỉnh thứ tự của tất cả mọi người, gây ra chậm trễ trong việc hoàn thành nhiệm vụ của họ. Thứ ba, những người chịu đựng việc chen ngang đó đã phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để chờ đợi tới lượt mình, ảnh hưởng tới thời gian làm những công việc khác của họ. Chen lấn khi xếp hàng là một hiện tượng, một tính cách xấu ở một số người nhưng cộng đồng cần chung tay để hành động này được chấm dứt.
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng - Mẫu 2
Hiện nay, hiện tượng chen lấn khi xếp hàng ngày càng phổ biến. Em hoàn toàn phản đối hiện tượng này. Hiện tượng chen lấn khi xếp hàng là một thái độ không chỉ thiếu văn hóa mà còn phản ánh sự thiếu tôn trọng đối với người khác và làm mất đi sự công bằng trong xã hội. Mỗi khi chúng ta phải đứng xếp hàng để chờ đợi, không hiếm lần nào chúng ta lại chứng kiến cảnh cung đường bị đảo ngược bởi những người chen lấn, làm mất đi sự trật tự và gây ra khó khăn cho những người đứng hàng sau. Hành vi này không chỉ làm mất đi sự thoải mái và hòa nhã trong giao tiếp xã hội mà còn làm tổn thương tinh thần và lòng tự trọng của những người bị ảnh hưởng. Đặc biệt, trong một số trường hợp, việc chen lấn có thể dẫn đến xung đột và gây ra những vấn đề an ninh. Do đó, chúng ta cần phải lên tiếng phản đối và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy tắc và thái độ đạo đức trong xã hội. Chỉ khi mỗi cá nhân đều nhận thức được vai trò của mình và tuân thủ quy tắc xã hội, chúng ta mới có thể xây dựng được một môi trường sống hòa bình, công bằng và phát triển.
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng - Mẫu 3
Em không đồng tình với hiện tượng chen lấn khi xếp hàng. Trong cuộc sống, xếp hàng trở thành văn hóa bởi lẽ mọi người đều vội vã, đều có xu hướng muốn nhanh hoàn thành công việc của mình, không muốn trễ nải. Đi đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những biển như: hay xếp hàng hoặc là hãy là người lịch sự, không chen lấn, xô đẩy. Văn hóa xếp hàng cần được thực hiện để biểu hiện sự nhận thức của con người. Ta không nên vì là người lớn tuổi, người lười mà chen lấn, đòi người khác phải ưu tiên mình. Ai cũng như ai. Chúng ta đều bỏ ra thời gian, công sức như nhau và đều cần được tôn trọng. Văn hóa xếp hàng chỉ là một hành động rất nhỏ thôi nhưng sẽ cho thấy ý thức, nhận thức của bạn. Cách ta sống, ta thay đổi và rèn luyện mình được bộc lộ qua một hành động dù là nhỏ như việc xếp hàng. Xếp hàng cũng là cách bạn nhắc nhở mình phải luôn có sự chuẩn bị chứ không nên đợi chờ hay cứ suýt soát giờ. Trong tâm thế sẵn sàng, công việc của ta sẽ rất thư thả và ta cũng dễ dàng thực hiện các mục tiêu của mình. Đừng chỉ vì phút chốc vội vàng, nóng nảy mà đánh mất đi sự bình tĩnh của bản thân. Xếp hàng cũng là cách bạn rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân mình. Chính vì vậy hiện tượng chen lấn khi xếp hàng là một hiện tượng xấu xí và cần phải loại bỏ.
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng - Mẫu 4
Chen lấn khi xếp hàng đang là một thực trạng xấu xí tại nhiều nơi, em rất phản đối hành động này. Trong một tập thể, mỗi con người cần có ý thức để duy trì sự ổn định của tập thể ấy, và văn hoá xếp hàng là một trong những điều mỗi người cần ghi nhớ. Văn hoá xếp hàng là thước đo về văn hoá ứng xử của mỗi con người. Nó thể hiện sự hoà nhã, tôn trọng, công bằng, giúp cho công việc diễn ra suôn sẻ hơn. Thế nhưng trên thực tế không phải ai cũng có ý thức xếp hàng. Ai cũng muốn hoàn thành việc của mình một cách nhanh chóng nhất nên họ sẽ cố gắng chen lấn lên phía trên. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn, thậm chí xảy ra gây gổ, bạo lực. Khi đó, công việc không những không thuận lợi mà sẽ trở nên rắc rối và kéo dài vì phải xử lí việc chen lấn của một bộ phận người chưa có ý thức. Chen lấn khi xếp hàng còn thể hiện lối sống ích kỉ, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người khác, làm xấu đi hình ảnh của chính mình và cộng đồng. Vì thế chen lấn khi xếp hàng là một hành vi xấu xí và cần loại bỏ. Mỗi người cần có ý thức hơn trong môi trường tập thể, điều đó không chỉ tôn trọng mọi người mà còn tôn trọng chính bản thân mình.
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng - Mẫu 5
Qua các phương tiện báo đài, truyền thông đại chúng, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được văn hóa xếp hàng của người Việt Nam đã từng tệ hại như thế nào vào khoảng chục năm về trước. Những gì mà chúng ta chứng kiến vào thời điểm trước đây đó là một đám đông hỗn loạn, đông đúc, chen lấn xô đẩy, không có tổ chức, chen lấn xô đẩy, tranh cướp lẫn nhau vì một món hời nào đó. Theo em, đây thực sự là một hành động kém văn minh, kém văn hóa của người Việt Nam. Chính vì hành động này mà những năm đó, người Việt Nam thực sự bị tai tiếng rất nhiều trong con mắt của bạn bè quốc tế. Chúng ta bị đánh giá là những con người kém văn minh, không có tổ chức, không có kỉ luật, và không có sự kết nối, đoàn kết trong cộng đồng. Và thực sự, hành động chen lấn xô đẩy khi xếp hàng ở Việt Nam đã từng thực sự rất tệ hại như thế. Lấy ví dụ người Nhật trong thảm họa sóng thần và hạt nhân hồi năm 2010. Mọi người dân chờ để lấy đồ ăn cứu trợ nhưng vẫn xếp hàng ngay ngắn, tạo nên một khung cảnh yên bình như chưa từng có gì xảy ra sau thảm họa kinh hoàng ấy. Mọi người dân Nhật Bản vẫn hoàn toàn chờ đợi cho đến khi đến lượt mình, hoàn toàn không có cảnh chen lấn, xô đẩy, cướp bóc. Vào khoảng mấy năm trở lại đây, một tín hiệu đáng mừng đó là văn hóa xếp hàng đã được xây dựng và hình thành khá tốt trong xã hội Việt Nam. Một nếp sống văn minh cũng đủ để lan tỏa sự tốt đẹp trong cuộc sống. Nay mọi người đều xếp hàng ngay ngắn để mua hàng, hay học sinh sinh viên xếp hàng thẳng lối để đi thang máy ở các trường đại học,... Có được hiện tượng đáng mừng như vậy là nhờ sự tuyên truyền, giáo dục của nhà nước. Tóm lại, văn hóa xếp hàng của người Việt Nam cần được tiếp tục phát triển và duy trì.
Xem thêm các nội dung khác: