Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao: Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba - Mẫu 1
Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” .
Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra, tôi đã được nghe bà đọc cho nghe đi nghe lại lâu ca dao, đến bây giờ, nó như một lời nhắc nhở vẫn hằng âm ỉ trong lòng khiến tôi không thể nào quên. Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình.
Nhắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vfo.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta.
Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên.
Là một người con Việt Nam, không ai có thể quên đi cội nguồn của chính mình cũng như quên đi được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3. Câu tục ngữ như một lời nhắn nhủ về nguồn cội cũng như trách nhiệm của mỗi người con của dân tộc đối với truyền thống và sự phát triển của đất nước sau này.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba - Mẫu 2
Đọc câu ca dao, em hiểu: mỗi người Việt Nam dù bận rộn làm lụng quanh năm suốt tháng nhưng cũng không thể quên được ngày giỗ Tổ vào mùng 10 tháng 03 hàng năm.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba - Mẫu 3
Câu ca dao nhắc nhở mỗi chúng ta dù đi đâu về đâu cũng phải nhớ về cội nguồn, dân tộc. Cụ thể trong hai câu ca dao trên muốn nhắc nhở con cháu Việt Nam đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch phải nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng, người đã có công xây dựng nên đất nước Việt Nam này.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba - Mẫu 4
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba"
Là câu ca dao nhắc nhở mọi người Việt Nam dù đi đâu, về đâu, làm gì cũng không quên được ngày giỗ Tổ, không được quên nguồn cội của mình.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba - Mẫu 5
Câu ca dao trên nói đến một tục truyền tốt đạp của dân tộc ta : Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm là ngày giôc Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Và ngày trẩy hội đền Hùng cũng trở thành ngày hội chung đông vui của cả nước. Từ đó, câu ca dao còn nhắc mọi người hãy nhớ tổ tiên, nguồn cội của mình, biết ơn người dựng nước.
Suy nghĩ về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba - Mẫu 6
Câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba" thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với ngày lễ truyền thống của dân tộc, ngày Giỗ Tổ. Câu ca dao này mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người rằng dù cuộc sống có thay đổi và con người có đi khắp nơi trên thế giới, không quên gìn giữ và tôn vinh nguồn gốc, tổ tiên của mình là điều quan trọng. Câu ca dao cũng thể hiện sự kết nối và tình cảm đồng đội trong cộng đồng. Dù xa cách và phân tán, nhưng khi đến ngày Giỗ Tổ, mọi người cùng nhớ và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên đã đi trước, tạo nên một liên kết tinh thần và tình cảm chung trong gia đình và cộng đồng.
Xem thêm các nội dung khác: