TOP 10 Nói những điều em biết về Tây Nguyên lớp 5 SIÊU HAY

202

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Nói những điều em biết về Tây Nguyên hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Nói những điều em biết về Tây Nguyên

Đề bài: Nói những điều em biết về Tây Nguyên.

Nói những điều em biết về Tây Nguyên - Mẫu 1

Tại khu vực Tây Nguyên hiện nay có 49 dân tộc cùng chung sống, gồm 12 dân tộc bản địa và 37 dân tộc từ nơi khác đến. Trong đó, dân tộc thiểu số có 375.825 người, chiếm tỷ lệ 7,48%; có 8 dân tộc ít người chiếm tỷ lệ 0,01% dân số. Đặc điểm của cộng đồng tộc người ở Tây Nguyên là rất đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán và sự phát triển không đều nhau về kinh tế - xã hội. Tổ chức xã hội duy nhất ở đây là làng. Đó là cơ sở tập hợp những người đồng tộc cùng cư trú, với một lãnh thổ nhất định.

Nói những điều em biết về Tây Nguyên - Mẫu 2

Tây Nguyên hiện nay bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 54,477 km2 (chiếm 16,8% diện tích cả nước), dân số gần 5 triệu người. Toàn vùng hiện có 60 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 3 thành phố, 6 thị xã và 51 huyện; có 75 phường, 48 thị trấn và 592 xã, 7.186 thôn buôn (có 2.525 buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số).

Giải Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Nói những điều em biết về Tây Nguyên - Mẫu 3

Con người Tây Nguyên có những lễ hội vô cùng độc đáo, có thể nói trên khắp cả nước không ở đâu tìm thấy những lễ hội đặc sắc như vậy. Và có hai lễ hội khá quan trọng với họ là lễ hội “Đâm trâu” và lễ “Bỏ mả”. Lễ hội đâm trâu được tổ chức nhằm đưa lễ vật tạ ơn với các vị thần đã bảo vệ dân làng và cầu cho một mùa màng bội thu. Còn lễ “Bỏ mả” là một nghi lễ tiễn đưa những người đã mất, theo quan niệm của họ chỉ khi thực hiện lễ bỏ mả thì người chết mới hoàn toàn rời xa họ và đi đầu thai một kiếp khác còn trước đó thì họ vẫn sẽ hàng ngày mang cơm ra mộ của người chết dọn dẹp trông coi những ngôi mộ đó khi họ có đủ điều kiện làm lễ bỏ mả (phải đem một nửa tài sản của gia đình ra tổ chức lễ chiêu đãi những người trong làng), họ sẽ làm những tượng nhà mồ để giúp họ chăm sóc người thân đã mất bởi vì sau khi tiến hành lễ bỏ mả họ sẽ không còn đến thăm mộ nữa. Những lễ hội ở nơi đây đều mang yếu tố cộng đồng rất cao, họ rất chú ý đến sự đoàn kết của những thành viên trong làng và tổ chức lễ hội chính là cơ hội để gắn kết các thành viên.

Nói những điều em biết về Tây Nguyên - Mẫu 4

Vùng đất Tây Nguyên với nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống như Bana, Ê đê, Gia Rai, K’ho, M’Nông,…mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng nhưng tổng thể vẫn có một sự thống nhất và hòa hợp với nhau. Các dân tộc ở Tây Nguyên phát triển trên cơ sở một nền kinh tế trồng trọt nương rẫy khác với nền văn minh lúa nước của các dân tộc sinh sống ở vùng đồng bằng. Cuộc sống của con người nơi đây gắn liền với những cánh rừng già và họ yêu rừng như ngư dân yêu biển, rừng cũng chính là cội nguồn như một người mẹ luôn che chở và giúp đỡ họ.

Nói những điều em biết về Tây Nguyên - Mẫu 5

Em biết Tây Nguyên là một tỉnh vùng núi phía Nam miền Trung. Tây Nguyên giáp với đường biên giới với Cam-pu-chia. Tây Nguyên có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Tây Nguyên chủ yếu trồng những cây công nghiệp lâu năm như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. Nơi đây có nhiều dân tộc, nhiều tộc người cùng sinh sống với nhau: Kinh, Ba Na, Jrai, Ê-đê, Cơ ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông,…

Nói những điều em biết về Tây Nguyên - Mẫu 6

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).

Tại khu vực Tây Nguyên hiện nay có 49 dân tộc cùng chung sống, gồm 12 dân tộc bản địa và 37 dân tộc từ nơi khác đến. Đặc điểm của cộng đồng tộc người ở Tây Nguyên là rất đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán và sự phát triển không đều nhau về kinh tế - xã hội. Tổ chức xã hội duy nhất ở đây là làng. Đó là cơ sở tập hợp những người đồng tộc cùng cư trú, với một lãnh thổ nhất định.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá