TOP 10 Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép

354

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép

Đề bài: Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 1

"Bài thơ Hạt gạo làng ta vẽ lên bức tranh sống động về cuộc sống nông dân, với hình ảnh những cánh đồng trù phú, mùa gặt thơm hào giao thông. Hạt gạo như những hạt vàng, chứa đựng công sức và mồ hôi của người nông dân, tạo nên sự gắn bó mạnh mẽ giữa hậu phương và tiền tuyến."

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 2

“Hạt gạo làng ta” là một bài thơ hay được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết nên. Có lẽ vì bài thơ có câu từ quá hay, quá ý nghĩa mà nhạc sĩ Trần Viết Bính đã phổ nhạc, cho ra đời ca khúc “Hạt gạo làng ta”. Bài hát với giai điệu du dương, giọng điệu hồn nhiên vui tươi. “Hạt gạo làng ta” không dừng lại ở một tác phẩm thơ, một tác phẩm nhạc; nó là nỗi lòng và tình yêu “hạt vàng” của nhân dân Việt Nam bao đời nay.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 3

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một bài thơ rất hay. Hạt gạo làng ta có ngôn từ giản dị, trong sáng mang những nét thơ ngây của trẻ em nên bài thơ đã gợi lên vẻ đẹp và tình yêu quê hương, đất nước cũng như phẩm chất chất phác của người nông dân cùng hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Có thể nói, thông qua bài thơ Hạt gạo làng ta đã gợi cho người đọc những cảm nhận về bức tranh sinh hoạt nông nghiệp tươi vui trong những năm kháng chiến đồng thời cũng phản ảnh được sự khốc liệt của chiến tranh.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 4

Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, hạt gạo mang tính biểu tượng. Hạt gạo chính là công sức vất vả một nắng hai sương của người nông dân trên cánh đồng, hạt gạo là hạt ngọc của quê hương. Bên cạnh đó, hạt gạo còn mang những tình cảm của cả nước gửi đến tiền tuyến cổ vũ cho những người lính đang bảo vệ Tổ quốc.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 5

Trần Đăng Khoa đã thể hiện tình cảm yêu mến của mình qua bài thơ “Hạt gạo làng ta”. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống con người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Từ đó nhắc nhở chúng ta cần biết quý trọng hạt gạo.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 6

Qua bài thơ Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm tình cảm biết ơn đến những người đã làm ra hạt gạo. Những hạt gạo trắng ngần không chỉ chứa đựng mồ hôi nước mắt của người nông dân mà chúng còn là niềm tin, niềm hi vọng của hậu phương gửi ra nơi tiền tuyến. Từ đó mỗi người chúng ta càng phải trân trọng hạt gạo hơn.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép - Mẫu 7

Qua bài thơ “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cho bạn đọc thấy tình cảm của mình đối với hạt gạo. Hạt gạo được làm ra từ mồ hôi nước mắt của những người nông dân vất vả ở đồng ruộng giữa thời tiết khắc nghiệt, hạt gạo gửi gắm niềm tin tất thắng của nhân dân đến các chiến sĩ nơi tiền tuyến. Từ đó nhà thơ nhắc nhở mỗi người cần biết trân trọng hạt gạo.

Đánh giá

0

0 đánh giá