Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên - Mẫu 1
Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam - giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên - Mẫu 2
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Vẻ đẹp của Việt Nam qua bài thơ thật sự làm cho em xúc động, mê mẩn bởi vẻ đẹp của Việt Nam, đất trời Việt Nam dâng lên ngập lòng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã rất yêu quê hương Việt Nam, rất mặn mà với cuộc sống cấy cày, đồng ruộng, những ngọn núi ngọn đồi trải khắp Việt Nam. Không cảnh gì đẹp bằng những cánh đồng lúa rộng mênh mông xa tít tới đường chân trời, hương lúa thơm đưa khắp một miền quê; những cánh cò bay vỗ cánh chao liệng trên những cánh đồng, những khoảng trời trong xanh; quanh những ngọn núi Trường Sơn, mây mờ giăng phủ lấy cả lúc bình minh sương sớm, cả lúc hoàng hôn chiều tà. Cảnh đẹp Việt Nam ta đẹp và bình yên đến vậy, yêu và thương biết bao quê hương Việt Nam ta!
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên - Mẫu 3
Tôi rất thích bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa. Tác phẩm bao gồm lời hát của bà và lời hát của cháu. Mở đầu lời của bà là câu “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” như lời nhắc nhở rằng con người cần biết tôn trọng tự nhiên, không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Câu thơ tiếp “Tao không hái ngày/Thì tao hái đêm” nhắc đến một quan niệm trong dân gian. Khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Quan niệm trên tuy chưa có căn cứ về tính xác thực nhưng tôi đã cảm nhận được sự trân trọng, nâng niu của con người trong cách đối xử với cây cối. Tiếp đến là những câu hát của cháu, với cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”. Lời thơ gợi ra tình cảm yêu mến, gắn bó và coi trọng như một người bạn. Đánh thức trầu là bài thơ tuy đơn giản nhưng sâu sắc, ý nghĩa.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Xem thêm các nội dung khác:
bích thủy hồ thị
2024-12-08 17:22:56