TOP 12 Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5 SIÊU HAY

308

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách

Đề bài: Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

Dàn ý chung đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách

- Bố cục đoạn văn:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên sách, tên tác giả, tên nhân vật và nêu ấn tượng chung về nhân vật.

+ Triển khai: Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,…) và đưa ra dẫn chứng minh họa.

+ Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật,…

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 1

Đề 1. Viết đoạn văn giới thiệu về thầy Nguyễn Ngọc Ký trong cuốn tự truyện “Tôi đi học”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên cuốn sách, tác giả: Cuốn tự truyện “Tôi đi học” do Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký viết.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một người có ý chí nghị lực vượt lên số phận.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Thầy có ngoại hình không lành lặn như bao đứa trẻ khác.

+ Dẫn chứng 1: Do trải qua một cơn cảm, thầy đã bị liệt đi đôi tay.

+ Dẫn chứng 2: Khóc, thất vọng và bất lực khi bị gọi là “thằng què”.

- Đặc điểm 2: Là một người có ý chí và nghị lực vượt lên số phận.

+ Dẫn chứng 1: Thầy cố gắng tập viết bằng đôi chân của mình, dần tiến bộ và đạt được điểm 7, điểm 8, rồi điểm 10.

+ Dẫn chứng 2: Đan lát, cắt dán, xâu kim, vẽ hình,… bằng đôi chân của chính mình, nghĩ đã thấy khó khăn rồi, vậy mà, thầy đã làm được.

- Đặc điểm 3: Thầy đạt rất nhiều giải thưởng về toán học.

+ Dẫn chứng 1: Giải nhất kì thi học sinh giỏi Toán toàn huyện.

+ Dẫn chứng 2: Giải Năm kì thi học sinh giỏi Toán miền Bắc.

+ Dẫn chứng 3: Hai lần vinh dự được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất khâm phục và ngưỡng mộ thầy. Thầy chính là tấm gương sáng về ý chí vượt khó vươn lên trong học tập.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 2

Đề 2. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni trong cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô A-mi-xi

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên sách, tên tác giả: Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô A-mi-xi.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni là nhân vật em yêu mến nhất.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một người hiền lành, ôn hòa, tốt bụng và luôn tận tình với tất cả học sinh trong trường.

+ Dẫn chứng 1: Với những học sinh mắc lỗi thầy chỉ nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích, giảng giải.

+ Dẫn chứng 2: Thầy đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có năng khiếu đặc biệt.

- Đặc điểm 2: Là một người có tấm lòng cao cả.

+ Dẫn chứng 1: Thầy rất muốn nghỉ hưu nhưng lại cảm thấy đau khổ khi phải chia tay học sinh của mình.

+ Dẫn chứng 2: Thầy xé lá đơn xin từ chức đi và tiếp tục ở lại trường.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất kính trọng và cảm phục tấm lòng cao đẹp của thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 3

Đề 3. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Những hạt thóc giống.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Cậu bé Chôm là nhân vật em vô cùng yêu thích.

b. Triển khai:

- Đặc điểm: Là một cậu bé trung thực.

- Dẫn chứng: Chôm rất thật thà và trung thực thú nhận trước vua rằng mình không làm sao cho những hạt giống nảy mầm được.

=> Nhờ đức tính trung thực và lòng dũng cảm mà Chôm đã được truyền ngôi vua.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất quý trọng đức tính này của cậu bé Chôm.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 4

Đề 4. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Thánh Gióng trong cuốn truyện tranh “Thánh Gióng – Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên sách: Cuốn truyện tranh “Thánh Gióng – Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc”.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng yêu thích.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một cậu bé kì lạ.

+ Dẫn chứng 1: Lên ba không biết nói, biết cười.

+ Dẫn chứng 2: Lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no.

+ Dẫn chứng 3: Vươn vai bỗng trở thành tráng sĩ oai phong.

- Đặc điểm 2: Dũng cảm, chiến đấu kiên cường, bất khuất.

+ Dẫn chứng 1: Nhảy lên lưng ngựa sắt, xông thẳng ra trận.

+ Dẫn chứng 2: Roi sắt gãy Gióng không hề nao núng hay nhụt chí mà nhổ tre quật thẳng vào quân giặc.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Nhân vật Thánh Gióng chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 5

Đề 5. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Sọ Dừa trong câu chuyện “Sọ Dừa”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Truyện cổ tích “Sọ Dừa”.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Sọ Dừa là nhân vật nổi bật và quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích nước ta.

b. Triển khai:

- Đặc điểm:

+ Là chàng trai tốt bụng, nhân hậu.

+ Tài trí và thông minh.

+ Siêng năng, chăm chỉ làm việc.

- Dẫn chứng:

+ Anh đã tha thứ những lỗi lầm của các cô chị độc ác trong truyện.

+ Anh dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên.

+ Anh đi làm giúp việc cho nhà phú ông và hoàn thành xuất sắc các công việc được giao.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 6

Đề 6. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật em bé trong câu chuyện “Em bé thông minh”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Cậu bé thông minh.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong câu chuyện.

b. Triển khai:

- Đặc điểm: Là một cậu bé rất mạnh dạn và thông minh.

- Dẫn chứng:

+ Dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.

+ Giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan.

+ Vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em quả là một cậu bé thông minh và tài trí hơn người.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 7

Đề 7. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Ma-ri-a được học trong cuốn sách “Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên sách: Cuốn sách “Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống”.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Em rất thích nhân vật Ma-ri-a trong câu chuyện “Nhà phát minh 6 tuổi”.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Ma-ri-a rất thích quan sát.

+ Dẫn chứng 1: Quan sát gia nhân bưng trà lên. 

+ Dẫn chứng 2: Mỗi khi gia nhân bưng trà lên, cô bé lại để ý sự chuyển động của tách trà trên đĩa.

- Đặc điểm 2: Ma-ri-a là người luôn say mê khám phá.

+ Dẫn chứng 1: Cô bé vào bếp lấy một bộ đồ tra ra và tự làm thí nghiệm.

+ Dẫn chứng 2: Cô bé đã phát hiện ra khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Ma-ri-a quả là một cô bé thông minh và tinh tường.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 8

Đề 8. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện, tác giả: Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Em rất yêu thích nhân vật Kiều Phương.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một thiên tài hội họa.

+ Dẫn chứng 1: Sáu bức tranh do Mèo vẽ khiến người anh ngạc nhiên, những bức tranh này có thể treo trong bất cứ phòng nào.

+ Dẫn chứng 2: Bức tranh đạt giải Nhất tại một trại thi vẽ quốc tế.

- Đặc điểm 2: Hồn nhiên, hiếu động, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.

+ Dẫn chứng 1: Bị anh đặt tên là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.

+ Dẫn chứng 2: Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên.

+ Dẫn chứng 3: Khi đi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất ngưỡng mộ những phẩm chất tốt đẹp của Kiều Phương. 

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 9

Đề 9. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Ông Yết Kiêu trong câu chuyện “Ông Yết Kiêu”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Ông Yết Kiêu.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng về nhân vật đó: Ông Yết Kiêu là nhân vật để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc nhất. 

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Nổi tiếng với biệt tài bơi lội, không ai sánh bằng.

+ Dẫn chứng 1: Ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền.

+ Dẫn chứng 2: Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. 

+ Dẫn chứng 3: Chỉ với một cái dùi sắt và một chiếc búa, Yết Kiêu đã hạ gục được hết chiến thuyền của địch, khiến chúng phải khiếp sợ.

- Đặc điểm 2: Ông rất dũng cảm, gan dạ và thông minh.

+ Dẫn chứng: Khi bị giặc bắt, chúng đe dọa nhưng ông không hề hoảng sợ.

+ Dẫn chứng: Giả vờ quy thuận, nhân lúc chúng không để ý, nhảy xuống nước và bơi đi mất.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật: Em rất ngưỡng mộ tài năng, trí thông minh của ông.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 10

Đề 10. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Kim Đồng trong cuốn sách “Những anh hùng trẻ tuổi – Kim Đồng” của Tô Hoài và Mai Long.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên cuốn sách, tác giả: Cuốn sách “Những anh hùng trẻ tuổi – Kim Đồng” của Tô Hoài và Mai Long.

- Giới thiệu tên nhân vật và ấn tượng chung về nhân vật: Kim Đồng – một người anh hùng nhỏ tuổi, dũng cảm.

b. Triển khai:

- Đặc điểm 1: Là một người chiến sĩ nhỏ tuổi yêu nước, thương nhà, hận giặc.

+ Dẫn chứng 1: Kim Đồng tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ.

+ Dẫn chứng 2: Anh được giao nhiệm vụ làm giao liên, đưa đón những cán bộ chiến sĩ và gửi thư từ.

- Đặc điểm 2: Tuy nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng rất gan dạ và dũng cảm.

+ Dẫn chứng 1: Sẵn sàng đánh lại bọn lính giặc, biết đề phòng bọn xấu xa từng bắt bố mình đi.

+ Dẫn chứng 2: Phát hiện bọn địch đang phục kích ngay bên cạnh nơi họp của Mặt trận Việt Minh, nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ súng về phía mình, anh chạy đến khu vực gần bờ suối Lê-nin thì anh dũng hi sinh.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật:

+ Em rất khâm phục lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước của Kim Đồng.

+ Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập và noi theo.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 11

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật mà em định tả (Nàng tiên Ốc) - có thể giới thiệu qua tác phẩm, tác giả của truyện.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát hình dáng nhân vật:

  • Chọn tả đặc điểm nổi bật nhất:
  • Nàng tiên Ốc: xinh đẹp, vóc dáng sang quý như tiểu thư khuê các, nàng mặc áo xanh như màu vỏ ốc.

b. Tả chi tiết:

  • Khuôn mặt nàng tiên: thon thon hình trái xoan, mắt to, có ánh nhìn dịu dàng. Tóc nàng đen nhánh, cài trâm gọn gàng. Trên khuôn mặt trắng hồng, môi nàng tiên đỏ như son và đôi mày lá liễu cong cong của nàng làm đôi mắt dịu dàng hẳn đi.
  • Dáng đi của nàng tiên; nhanh nhẹn, uyển chuyển.
  • Nàng tiên làm việc rất nhanh và gọn gàng.
  • Nàng tiên Ốc giàu lòng thương người nghèo khổ nên hằng ngày nàng giúp bà lão công việc nhà.
  • Em ao ước được gặp nàng tiên Ốc.

c. Liên hệ thực tế:

  • Ngày nay, các nữ điều dưỡng ở bệnh viện cũng là những nàng tiên giúp người chữa bệnh.
  • Hoa hậu và những hoạt động từ thiện của họ cũng giúp ích cho đời.

3. Kết luận:

Mẫu: Nàng tiên Ốc là người nhân hậu. Cô tiên Ốc trong tâm trí chúng em dường như đã trở thành người thật chứ không phải nhân vật trong truyện.

Dàn ý đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách - Mẫu 12

I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật

Mẫu: Em đã từng đọc rất nhiều những câu truyện cổ tích hấp dẫn nhưng truyện cổ tích mà em thích nhất có lẽ là truyện "Cô bé Lọ Lem". Cứ mỗi lần đọc câu truyện này, trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh của cô bé Lọ Lem hiền dịu và xinh đẹp vô cùng.

II. Thân bài:

1. Ngoại hình nhân vật

  • Dáng người thanh mảnh, bộ quần áo đầy những vết vá và cả những vết tro bếp cũng không làm mất đi nét đẹp của nàng.
  • Khuôn mặt trái xoan cùng làn da trắng hồng mịn màng nổi bật với mái tóc óng ả được buộc gọn gàng sau lưng.
  • Đôi mắt bồ câu đen láy long lanh ẩn dưới hàng mi cong dài trông rất cuốn hút.
  • Sống mũi cao dọc dừa, cùng đôi môi hồng khiến cho gương mặt nàng thanh thoát vô cùng.
  • Đôi lông mày lá liễu điểm thêm lên gương mặt nét sắc sảo, hài hòa.
  • Những vết tro bếp vô tình dính trên gương mặt vì nàng phải làm lụng vất vả cũng không làm mất đi vẻ đẹp thanh tú của nàng.

2. Hoạt động của nhân vật

  • Nàng bước đi rất nhẹ nhàng, thanh thoát, thật giống như một vị tiểu thư khuê các chứ không phải một cô hầu luôn tất bật với việc nhà
  • Nàng luôn tay, luôn chân làm việc, từ giặt giũ, lau dọn, nấu ăn đến chăm sóc cho đàn gà, đàn ngựa
  • Đôi tay nàng bận bịu với chổi, với bếp nhưng nàng luôn cất tiếng hát lạc quan
  • Tiếng hát của nàng hay và trong trẻo đến mức những chú chim cũng bay đến bên ô cửa và cất tiếng hót hòa cùng điệu nhạc
  • Làm lụng vất vả khiến gương mặt, tấm áo và cả đôi bàn tay thon dài lấm lem, vì vậy người ta mới gọi nàng là Lọ Lem
  • Lọ Lem còn rất khéo tay, không chỉ nấu những bữa ăn ngon, mà nàng còn biết khâu vá, nàng tự khâu cho mình những chiếc váy đẹp dù là từ vải đã cũ
  • Trong đêm dạ hội, nàng xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy cùng đôi giày pha lê mà bà tiên đã ban tặng cho nàng
  • Trong điệu nhảy cùng với hoàng tử, nàng khiến mọi người xung quanh phải thán phục bởi sắc đẹp và những bước nhảy thanh thoát uyển chuyển vô cùng
  • Trải qua bao bất trắc, nàng đã trở thành công chúa, thế nhưng dù đã có thể trừng phạt mụ dì ghẻ độc ác và hai người chị kế nhưng nàng lại quyết định tha thứ cho họ

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật

Mẫu: Nàng Lọ Lem không chỉ đẹp mà còn là một người con gái chăm chỉ, tốt bụng, xứng đáng được hưởng niềm hạnh phúc cuối cùng. Những phẩm chất của nàng chính là những điều mà bất cứ ai cũng nên có. Em rất yêu thích nhân vật Lọ Lem, em ước một ngày sẽ được gặp nàng trong cuộc sống thực.

 
 
 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá