Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Đề bài: Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.
Dàn ý chung đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Bố cục đoạn văn:
+ Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
+ Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điểm yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,…) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
+ Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 1
Đề 1. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Tia nắng bé nhỏ”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Tia nắng bé nhỏ.
- Ấn tượng chung: Để lại ấn tượng khó quên trong trí nhớ của em.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Nói về tình cảm gia đình vô cùng ấm áp của hai bà cháu.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Về nhân vật: Na là nhân vật em yêu thích nhất trong câu chuyện.
+ Về thông điệp: Phải luôn yêu thương gia đình mình, luôn ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Em rất cảm động trước tình cảm bé Na dành cho người bà yêu quý của mình.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Dù câu chuyện em đã nghe từ lâu nhưng nó đã để lại dấu ấn khó quên trong tâm trí em.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 2
Đề 2. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Khổ luyện thành tài”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Khổ luyện thành tài.
- Ấn tượng chung: Truyện thể hiện một thông điệp sâu sắc về giá trị của sự kiên trì và khổ luyện trong quá trình rèn luyện tài năng.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện là quá trình khổ luyện, rèn giũa của Lê-ô-nác-đô, nhờ điều này ông đã trở thành một người họa sĩ nổi tiếng.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Về sự việc: Thầy Vê-rô-ki-ô để Lê-ô-nác-đơ đa Vin-xi vẽ đi vẽ lại quả trứng suốt mười mấy ngày đầu.
+ Về ý nghĩa: Rèn luyện con người sự kiên nhẫn, cẩn thận với nghề nghiệp của mình.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Truyện khiến em cảm nhận sâu sắc rằng sự kiên trì và khổ luyện chính là chìa khóa đi đến thành công.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Đối với em, đây là câu chuyện về sự kiên trì, khổ luyện hay nhất mà em từng đọc.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 3
Đề 3. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Nghệ sĩ trống”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Nghệ sĩ trống.
- Ấn tượng chung: Là một câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người đọc về việc dám ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về cô bé Mi-lô có đam mê chơi trống nhưng bị mọi người trên đảo ngăn cản.
- Điểm em yêu thích ở câu chuyện: Ý chí quyết tâm của nhân vật Mi-lô.
+ Với ý chí quyết tâm, Mi-lô đã vượt qua nghịch cảnh, định kiến để theo đuổi ước mơ của mình.
+ Cô bé đã trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Khâm phục tài năng và nghị lực của Mi-lô.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Em rất yêu thích câu chuyện này.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 4
Đề 4. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Bộ sưu tập độc đáo”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Bộ sưu tập độc đáo.
- Ấn tượng chung: Câu chuyện cho em thấy giá trị tinh thần sâu sắc, gắn kết tình bạn, tình đoàn kết của lớp.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về cuộc triển lãm của các bạn trong lớp.
- Điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Ấn tượng với nhân vật Loan.
+ Cô bé đã có một ý tưởng rất sáng tạo đó là thu thập giọng nói của các bạn để lưu lại những kỉ niệm đẹp của từng người trong lớp.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Cảm động trước những hình ảnh đẹp về tình bạn.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Là một câu chuyện hay và ý nghĩa nhất về tình bạn mà em đã từng đọc.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 5
Đề 5. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Rùa và Thỏ”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Rùa và Thỏ.
- Ấn tượng chung: Là câu chuyện em yêu thích nhất.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ, khiến em vô cùng thích thú.
- Điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Về nhân vật:
· Thỏ cậy mình chạy nhanh nên đã kiêu ngạo, chủ quan vừa chạy vừa rong chơi đuổi hoa bắt bướm.
· Rùa biết mình chậm chạp nên đã cố gắng từng bước để về đến đích.
=> Rùa chiến thắng trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người khiến em nhớ mãi.
+ Về ý nghĩa: Ca ngợi những con người có ý chí kiên trì, lên án những người hay kiêu ngạo và xem thường người khác.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Xúc động trước những nỗ lực, cố gắng để đạt được mục tiêu của Rùa.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Là câu chuyện thật thú vị dù em đã nghe nhiều lần nhưng vẫn muốn tìm đọc lại.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 6
Đề 6. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Điều ước của vua Mi-Đát”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Điều ước của vua Mi-Đát.
- Ấn tượng chung: Là một câu chuyện cổ mà em rất yêu thích.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về vị vua Mi-Đát, ông là một vị vua giàu có nhất trên thế giới, cai trị vương quốc mà bất kì ai cũng thèm khát có một lần trong đời.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật: Vị vua này tuy có tấm lòng nhân từ nhưng lại có ước mơ trở nên giàu có, ông muốn mọi thứ chạm vào đều biến thành vàng.
=> Niềm vui ban đầu nhanh chóng trở thành bi kịch.
+ Ý nghĩa, thông điệp của câu chuyện: Sự tham lam, ích kỉ sẽ chỉ đem đến những khổ đau và bất hạnh mà thôi.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Cảm thấy xót xa cho số phận của vua Mi-đát khi ông nhận ra sự thật.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em:
+ Để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
+ Trân trọng những thông điệp, ý nghĩa mà nó mang lại.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 7
Đề 7. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Hoa cúc áo” của nhà văn Trần Đức Tiến
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện, tác giả: Câu chuyện “Hoa cúc áo” của nhà văn Trần Đức Tiến.
- Ấn tượng chung: Câu chuyện khiến em cảm nhận được vẻ đẹp giản dị và sự tươi mới của cuộc sống.
c. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về sự thay đổi của cư dân xóm Bờ Giậu khi cô hoa cúc áo đến định cư.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật:
· Cô hoa cúc áo: Đã đánh thức cả xóm làng đang chìm trong tĩnh lặng.
· Dế còm: Là một nhà thơ say mê sáng tạo.
· Tình bạn giữa các nhân vật cụ giáo cóc, bác giun đất cũng khiến em cảm thấy ấm áp.
+ Ý nghĩa: Vẻ đẹp của thiên nhiên thật kì diệu, nó khiến con người cảm nhận được niềm vui từ những điều giản dị xung quanh ta.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện:
+ Cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp giản dị và sự tươi mới mà câu chuyện mang lại.
+ Trân trọng những khoảnh khắc bình dị trong cuộc sống.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Đây quả thật là một câu chuyện hay, mỗi lần đọc truyện em thấy mình yêu đời biết bao!
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 8
Đề 8. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Cánh đồng hoa”
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Cánh đồng hoa.
- Ấn tượng chung: Mang đến cho em những cảm xúc thật sâu sắc.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về quá trình các bạn nhỏ Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ cải tạo cánh đồng cỏ thành một cánh đồng hoa xinh đẹp.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nội dung câu chuyện hay và ý nghĩa:
· Cảm động trước hình ảnh Mư Hoa rơi nước mắt khi chứng kiến đồng cỏ bỗng xuất hiện một bãi rác lớn, bốc mùi.
· Một ý tưởng tuyệt vời đã ra đời đó là biến cánh đồng cỏ thành một cánh đồng hoa rực rỡ.
=> Những bông hoa đua nhau khoe sắc và không thấy ai đến đây đổ rác nữa.
+ Ý nghĩa: Là một bài học quý giá về tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Xúc động trước sự đoàn kết vào lòng quyết tâm của các bạn nhỏ, khi đã biến nỗi buồn thành niềm vui, mang lại sắc màu rực rỡ cho cuộc sống của cả làng.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Hình ảnh nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muộn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng vẫn in đậm trong tâm trí em.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 9
Đề 9. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện, tác giả: Câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin.
- Ấn tượng chung: Là một câu chuyện hay ca ngợi lòng biết ơn đối với những người có tấm lòng nhân hậu.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện:
+ Xoay quanh nhân vật ông lão đánh cá.
+ Ông lão đã bắt được con cá vàng, nhưng nhận được lời cầu xin tha mạng từ nó.
=> Ông lão thả nó đi.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật:
· Ông lão đánh cá: Một người hiền lành, nhân hậu. Ông cứu cá vàng mà không cần đến sự trả ơn.
· Mụ vợ: Một người tham lam, bội bạc, luôn đặt vật chất lên trên cả tình cảm vợ chồng.
=> Kết quả: Hai vợ chồng ông lão trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây. Đây chính là sự trừng trị đối với những kẻ tham lam.
+ Bài học từ câu chuyện: Cần biết ơn những người đã giúp đỡ mình khi hoạn nạn, khó khăn. Không nên tham lam, bội bạc, đừng vì vật chất và danh vọng mà đánh mất tình người.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện:
+ Là bài học sâu sắc về lòng tham.
+ Nó khiến em cảm thấy trăn trở và cũng tự nhắc nhở bản thân về việc tìm kiếm hạnh phúc trong những điều giản dị.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Đây là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 10
Đề 10. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện “Ông Bụt đã đến” của Võ Thu Hương
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện, tên tác giả: Câu chuyện “Ông bụt đã đến” của Võ Thu Hương.
- Ấn tượng chung: Về tấm lòng nhân hậu, vị tha và cao thượng.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện:
+ Mai vô tình làm gãy một cành hoa lan yêu quý của ông nhạc sĩ.
+ Mai cảm thấy có lỗi và lo lắng.
+ Cầu xin Ông Bụt giúp đỡ để cành hoa có thể liền lại.
=> Một nhành hoa tím biếc bung nở tuyệt đẹp vào sáng hôm sau.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật: Ông nhạc sĩ có tính cách ấm áp, vị tha và cao thượng.
+ Thông điệp: Về tình yêu thương, sự tha thứ, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác để mọi khoảnh khắc trong cuộc sống đều trở nên tươi đẹp hơn.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Xúc động trước việc làm cao đẹp của ông nhạc sĩ.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em:
+ Rất yêu thích câu chuyện.
+ Cảm nhận được sự bình yên, ấm áp và niềm vui từ những điều giản dị.
Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Mẫu 11
a. Mở đầu:
- Câu chuyện Tấm Cám, là một câu truyện dân gian Việt Nam truyền lại tới tận bây giờ.
- Truyện kể về nàng Tấm và Cám cùng chung sống, người chị luôn tìm cách hãm hại người em. Nhưng với lòng tốt và nhân hậu, Tấm đã có được cuộc sống riêng sung sướng.
b. Triển khai:
- Tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về nhân vật Tấm và Cám cùng chung sống. Tấm và Cám người hiền lành, người ganh đua ghen tị. Cho đến khi vua có tin tuyển nàng hậu, Tấm cũng bị gạt ra rìa. Cho tới khi Tấm tìm cách đi tới chỗ vua, được sủng ái làm hoàng hậu, mẹ con Cám chính thức ra tay tàn ác: khi giết chim, khi đốt khung cửi, khi chặt cây. Tấm liền biến thành một quả thị rơi vào bị của một bà lão hàng nước. Vua có lần tới thăm, phát hiện và đón Tấm trở về. Hai mẹ con Cám sau này bị trừng trị.
- Những điều em thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật trong câu chuyện đáng thương, đáng khâm phục vì tài năng và sự quyết tâm vươn tới chân lí: mẹ con Cám ác độc sẽ không thể huỷ hoại và diệt trừ được tâm hồn đẹp đẽ, cao cả và chân chất của Tấm - Tấm sẽ tìm được hạnh phúc không thể tuột mất.
+ Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực: cuộc sống lương thiện sẽ được đền đáp xứng đáng, luôn có người nhìn ra mặt tốt ở bản thân mình. Tránh cách sống lợi dụng, tham lam, sân si và hơn thua.
- Tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện:
+ Em yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật Tấm.
+ Em xúc động và thấm thía trước bài học về cuộc sống, cách sống lương thiện, tốt bụng là cần thiết, quan trọng với nhân cách mỗi người. Em cần phấn đấu một cuộc sống tử tế từ những hành động nhỏ: yêu thương gia đình, quan tâm bạn bè, kính trọng thầy cô, người lớn…
c. Kết thúc:
- Khẳng định giá trị của câu chuyện nói về tình yêu gia đình, anh chị em. Dù là câu truyện dân gian nhưng để lại trong em nhiều ấn tượng, dân gian ta có những bài học thật thấm thía.