TOP 10 bài Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa

38.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa

Đề bài: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.

TOP 10 bài Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa (ảnh 1)

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 1

Cánh đồng hoa

Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn đám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm mây nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?”

- Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 2

Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka luôn mang theo chiếc trống nhỏ. Cậu vỗ trống rất hay. Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng. Những điệu trống cứ thật chắc nịch, cuốn hút những người bạn nhảy múa không ngừng.

Thế nhưng gần đây, trên đồng cỏ, một bãi rác xuất hiện và cứ lớn dần lên, bốc mùi khó chịu. Dù có đứng cách xa hàng cây số, vẫn có người có thể ngửi thấy một mùi khó chịu từ bãi rác này. Phải vậy mà không còn nhiều người dân, nhiều loài động vật, chim bướm bay lại đồng cỏ như trước nữa. Các bạn nhỏ chẳng nô đùa, hò hét như mọi ngày.

– Cứ thế này, đồng cỏ sẽ thành bãi rác mất thôi! – Mư Nhơ thở dài.

Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt:

– Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!

Ja Ka, Ja Prok thì rầu rĩ:

– Biết làm thế nào bây giờ?

Bỗng Mư Hoa hỏi:

– Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?

Mư Nhơ gật đầu:

– Cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây giống hoa cúc trắng,...

Mư Hoa bật dậy:

– Chúng ta sẽ biến nơi đây thành cánh đồng hoa. Mọi người không nỡ lấy cánh đồng đẹp làm chỗ đổ rác đâu.

Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu. Cây đâm chồi, nảy lộc, rồi nhú nở những bông hoa đầu tiên. Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Quả nhiên, không thấy ai đến đây đổ rác nữa. Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.

Với cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng, đón nhiều khách tới tham quan. Các bạn nhỏ và dân làng cười vui. Cánh đồng hoa cũng như đang vui cười hạnh phúc. Được làm những việc tốt ngay tại nơi mình sống, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, các bạn nhỏ hạnh phúc và vui sướng hơn bao giờ hết.

TOP 10 bài Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa (ảnh 2)

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 3

Thanh âm của gió

Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay.

– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 4

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nhỏ bé, có hai người bạn thân tên là Tí và Bống. Mỗi buổi chiều, sau khi tan học, Tí và Bống cùng nhau dắt đàn trâu đi chăn thả trên những cánh đồng cỏ xanh mướt.

Cánh đồng cỏ rộng lớn trải dài, được bao bọc bởi dòng suối nhỏ uốn lượn. Nước suối trong vắt, ánh lên lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện cùng tiếng gió rì rào tạo nên một bản giao hưởng tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Tí và Bống thường ngồi trên bờ suối, ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ và trò chuyện vui vẻ. Bỗng một hôm, Bống nảy ra một ý tưởng thú vị:

"Này Tí, em thử bịt tai lại và nghe xem tiếng gió nói gì nhé!"

Tí tò mò làm theo lời Bống, bịt tai lại rồi mở ra. Ngay lập tức, cậu bé nghe thấy một âm thanh kỳ diệu:

"U... u... u..."

"Em nghe thấy tiếng gió nói "u... u... u..."" - Tí reo lên đầy thích thú.

Bống cũng bịt tai lại và lắng nghe. Nụ cười rạng rỡ nở trên môi khi em bé nghe thấy:

"Vui... vui... vui..."

Tiếng gió như đang trò chuyện cùng Tí và Bống, mang đến cho các em những niềm vui bất ngờ và thú vị.

Cả hai cùng nhau kêu gọi các bạn chăn trâu khác tham gia trò chơi. Mỗi người đều bịt tai lại và tập trung lắng nghe. Mỗi người nghe thấy một âm thanh khác nhau, có thể là tiếng cười, tiếng hát, tiếng gọi tên, hay thậm chí là cả những câu chuyện kỳ diệu.

Tiếng gió như một chiếc cầu nối kỳ diệu, giúp các em bé kết nối với thế giới tự nhiên một cách độc đáo và đầy sáng tạo.

Cùng nhau, Tí, Bống và các bạn chăn trâu đắm chìm trong trò chơi bịt tai nghe tiếng gió cho đến khi mặt trời dần buông xuống. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, báo hiệu một ngày sắp kết thúc.

Tí và Bống lùa đàn trâu về nhà, lòng tràn đầy niềm vui và sự thích thú. Cậu bé hứa với Bống rằng ngày mai sẽ lại cùng nhau chơi trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.

Tối hôm đó, Tí và Bống háo hức kể cho bố mẹ nghe về trò chơi mới của mình. Bố mỉm cười và nói:

"Bố cũng rất thích trò chơi này đấy! Sáng mai, bố sẽ cùng các con đi chăn trâu và nghe tiếng gió nói chuyện."

Sáng hôm sau, cả gia đình Tí cùng nhau dắt đàn trâu ra cánh đồng cỏ. Bố cũng bịt tai lại và lắng nghe. Bố mỉm cười và nói:

"Bố nghe thấy tiếng gió nói rằng hôm nay là một ngày đẹp trời, chúng ta hãy vui chơi và tận hưởng cuộc sống!"

Tí, Bống và bố mỉm cười hạnh phúc. Tiếng gió như lời chào buổi sáng, mang đến cho cả gia đình một ngày mới tràn đầy niềm vui và yêu thương.

Câu chuyện về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió là một minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Tiếng gió có thể mang đến cho con người những niềm vui bất ngờ, những bài học quý giá và giúp con người kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 5

Ngày xửa ngày xưa, ở đầu làng nọ có một đồng cỏ xanh mướt, rộng rãi. Nơi đây là chốn vui chơi yêu thích của bốn người bạn thân: Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ. Ja Ka luôn mang theo chiếc trống nhỏ, cậu bé vỗ trống rất hay và mỗi lần Ja Ka vỗ trống, cả nhóm lại cùng nhau ca hát, nhảy múa tưng bừng, tiếng cười vang vọng khắp đồng cỏ.

Thế nhưng, niềm vui của các bạn nhỏ dần tan biến khi một bãi rác lớn xuất hiện trên đồng cỏ. Bãi rác ngày càng lan rộng, bốc mùi hôi thối khó chịu, khiến không ai muốn đến gần. Các bạn nhỏ buồn bã, không còn nô đùa, hò hét như mọi ngày.

Mư Nhơ thở dài: "Cứ thế này, đồng cỏ sẽ thành bãi rác mất thôi!"

Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt: "Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!"

Ja Ka và Ja Prok cũng rầu rĩ: "Biết làm thế nào bây giờ?"

Bỗng nhiên, Mư Hoa ngước nhìn bầu trời và hỏi: "Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?"

Mư Nhơ gật đầu: "Cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây giống hoa cúc trắng..."

Mư Hoa bỗng bật dậy: "Chúng ta sẽ biến nơi đây thành cánh đồng hoa! Mọi người sẽ không nỡ lòng lấy cánh đồng đẹp để làm chỗ đổ rác đâu!"

Bừng sáng hy vọng, các bạn nhỏ chụm đầu bàn bạc và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết được ý tưởng của các bạn, nhiều cô bác trong làng đã nhiệt tình hưởng ứng. Họ cùng nhau dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây. Ngày ngày, các bạn nhỏ chăm sóc cẩn thận, tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu. Dần dần, những mầm xanh nhú lên, đâm chồi nảy lộc, rồi khoe sắc rực rỡ.

Ba tháng sau, cánh đồng hoa đã nở rộ rực rỡ. Hoa dã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến ai cũng say mê. Nhờ có cánh đồng hoa, không ai còn đến đây đổ rác nữa.

Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng của Ja Ka. Cánh đồng hoa không chỉ là nơi vui chơi của các bạn nhỏ mà còn trở thành điểm tham quan nổi tiếng của làng, thu hút du khách đến từ khắp nơi. Tiếng cười vang vọng khắp nơi, tô điểm thêm cho bức tranh quê hương thanh bình, yên ả.

Cánh đồng hoa là minh chứng cho sức mạnh của ý chí và lòng quyết tâm. Niềm tin và sự chung sức của con người có thể biến đổi mọi thứ, biến nơi hoang tàn thành thiên đường tươi đẹp. Cánh đồng hoa mang đến cho người dân niềm vui, sự đoàn kết và tô điểm thêm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 6

Câu chuyện “Thanh âm của gió” của tác giả Vũ Thành Lê là một câu chuyện dành cho thiếu nhi có nội dung hay, thú vị và hấp dẫn.

Câu chuyện kể về một nhóm gồm bốn bạn nhỏ là Điệp, Văn, Bống và anh trai của Bống. Hằng ngày, các bạn sẽ cùng nhau đi chăn trâu. Thường thì các bạn sẽ đi men theo suối để tìm những đám cỏ tươi non mọc bên dòng nước. Chỉ cần như vậy thôi là bầy trâu đã no căng bụng, chẳng cần phải đi đâu tìm cỏ. Đặc biệt, khi đến giữa lưng núi, nhóm bạn còn có cả một đồng cỏ rộng lớn, thoáng đãng ngay cạnh bờ suối để vui chơi nữa. Nên sau khi cho trâu ăn no cỏ và nằm nghỉ ngơi, các bạn ấy sẽ cùng nhau tổ chức đủ trò chơi trên cánh đồng cỏ đó. Hôm nay, thay vì chơi trò đuổi bắt như trước đó, nhóm bạn đã có một trò chơi thú vị và mới lạ hơn nhiều do em Bống nghĩ ra. Đó là trò chơi “nghe tiếng gió nói”. Bằng cách úp lòng bàn tay vào hai bên tai, rồi mở ra, đóng vào liên tiếp, người chơi sẽ nghe được “lời” gió nói với mình. Thoạt đầu, mọi người còn ngờ vực lắm, nhưng sau khi làm thử, thì ai cũng thích thú vô cùng. Mỗi bạn sẽ nghe được một âm thanh khác nhau, sau đó chia sẻ cho bạn của mình. Tiếng cười, tiếng nói cứ thế vang lên rôm rả và giòn giã suốt cả buổi chiều trên cánh đồng đỏ. Mãi khi gió nói với Văn là “đói… đói….rồi” thì mọi người mới nhận ra trời đã gần tối. Thế là cả nhóm vội vàng đứng dậy, dắt trâu về nhà. Tối đó, trong bữa cơm, Bống hào hứng kể với bố mẹ trò chơi mà chiều nay cả nhóm cùng chơi. Bố của Bống hào hứng lắm. Chiều hôm sau, bố đi làm đồng về sớm, nên đã lội suối lên chỗ cánh đồng cỏ mà Bống và các bạn cùng chơi để thử chơi trò chơi này.

Từ câu chuyện “Thanh âm của gió” em cảm nhận được niềm vui ngây thơ và trong trẻo của các bạn thiếu nhi. Đồng thời em còn có những phút giây thư giãn thật vui vẻ và ý nghĩa cùng với các nhân vật trong câu chuyện.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 7

Mình là Bống - nhân vật nhỏ tuổi nhất trong câu chuyện Thanh âm của gió của tác giả Văn Thành Lê.

Hằng ngày, mình sẽ cùng anh trai đi chăn trâu cùng các bạn trong thôn. Điệp, Văn và Thành là những người bạn thân thiết nhất của anh em chúng mình. Ngày nào chũng mình cũng đi qua suối để tìm những vạt cỏ tươi ngon nhất cho trâu của nhà mình, vì người lớn vẫn thường dặn là cỏ gần nguồn nước thì sẽ tốt hơn. Khi trâu ăn no, thì sẽ đằm mình xuống suối để nghỉ ngơi, còn mình thì cùng các bạn sang chơi ở bãi cỏ bên cạnh. Bãi cỏ ấy rộng lắm, nên lúc nào gió cũng lồng lộng thổi. Thường thì mình và các bạn sẽ chơi trò tìm kho báu - thực ra là những hòn đá dưới suối tròn và đẹp nhất. Nhưng hôm nay thì khác, bởi mình vừa phát hiện ra một trò chơi hay ho hơn. Khi áp tay lên hai tai, mở ra rồi đóng vào liên tục, thì những âm thanh của gió vọng vào tai sẽ trở thành từng tiếng như người đang trò chuyện. Điều hấp dẫn hơn cả, là mỗi lần chơi thì mỗi người lại nghe ra một âm thanh khác nhau. Nhờ vậy mà khi mình giới thiệu cho anh trai và các bạn thì ai cũng thích thú vô cùng. Chúng mình say sưa chơi cùng nhau đến quên cả thời gian. May mà có Văn nhắc nhở về tiếng kêu “đói… đói… đói…” của gió mà cả nhóm sực nhớ giờ về nhà.

Tối hôm đó, mình hào hứng kể cho bố nghe về trò chơi lúc chiều. Bố hào hứng và thích thú lắm. Sau khi nghe mình hướng dẫn cách chơi, liền bảo rằng sẽ thử vào sáng hôm sau. Vậy là một ngày chăn trâu vui vẻ và ý nghĩa của mình đã kết thúc như vậy đó.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 8

Ở làng Mộc Châu, có một cánh đồng cỏ xanh bát ngát. Mỗi buổi chiều, nhóm bạn Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ lại tụ tập ở đó để chơi đùa. Ja Ka thường mang theo chiếc trống nhỏ, tiếng trống vang lên hòa cùng tiếng cười đùa của các bạn làm cả cánh đồng thêm sôi động.

Nhưng gần đây, một bãi rác to lớn xuất hiện giữa cánh đồng, mùi hôi thối khiến các bạn nhỏ không còn hào hứng chơi đùa như trước. Mư Nhơ buồn bã nói: "Nếu cứ tiếp tục như vậy, nơi này sẽ trở thành bãi rác mất thôi." Một buổi chiều, khi các bạn đang ngồi trầm tư bên cánh đồng, Mư Hoa bỗng nhiên đứng dậy, nói với giọng quyết tâm: "Chúng ta sẽ biến nơi đây thành một cánh đồng hoa rực rỡ. Mọi người sẽ không dám vứt rác bừa bãi nữa." Ý tưởng của Mư Hoa được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Họ bắt tay vào dọn dẹp rác, xới đất, gieo hạt, và trồng cây. Ngày qua ngày, cánh đồng dần dần thay đổi. Những bông hoa đầu tiên nở rộ, khoe sắc đủ màu: cúc, hồng, vàng, tím. Không khí trong lành trở lại, tiếng cười vang lên khắp nơi. Ba tháng sau, cánh đồng hoa xinh đẹp đã hoàn thành. Làng Mộc Châu không còn mùi hôi thối của bãi rác, thay vào đó là hương thơm ngào ngạt của hoa. Các bạn nhỏ vui vẻ nhảy múa giữa những bông hoa rực rỡ, cười nói vui vẻ. Cánh đồng hoa không chỉ là niềm tự hào của làng, mà còn thu hút nhiều du khách tới thăm quan.

Nhóm bạn Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ đứng nhìn cánh đồng hoa, lòng tràn đầy hạnh phúc và tự hào. Cánh đồng hoa không chỉ là thành quả của sự nỗ lực, mà còn là biểu tượng của tình bạn và quyết tâm bảo vệ môi trường.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 9

Ở một làng quê xa xôi mà yêu bình, có hai người bạn thân tên là Tí và Bống. Mỗi buổi chiều, sau khi tan học, Tí và Bống cùng nhau dắt đàn trâu đi chăn thả trên những cánh đồng cỏ xanh mướt.

Cánh đồng cỏ rộng lớn trải dài, được bao bọc bởi dòng suối nhỏ uốn lượn. Nước suối trong vắt, ánh lên lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện cùng tiếng gió rì rào tạo nên một bản giao hưởng tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Tí và Bống thường ngồi trên bờ suối, ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ và trò chuyện vui vẻ. Bỗng một hôm, Bống nảy ra một ý tưởng thú vị:

"Này Tí, em thử bịt tai lại và nghe xem tiếng gió nói gì nhé!"

Tí tò mò làm theo lời Bống, bịt tai lại rồi mở ra. Ngay lập tức, cậu bé nghe thấy một âm thanh kỳ diệu:

- "U... u... u..."

- "Em nghe thấy tiếng gió nói "u... u... u..."" - Tí reo lên đầy thích thú.

Bống cũng bịt tai lại và lắng nghe. Nụ cười rạng rỡ nở trên môi khi em bé nghe thấy:

 

- "Vui... vui... vui..."

Tiếng gió như đang trò chuyện cùng Tí và Bống, mang đến cho các em những niềm vui bất ngờ và thú vị.

Cả hai cùng rủ thêm các bạn chăn trâu khác tham gia trò chơi. Mỗi người đều bịt tai lại và tập trung lắng nghe. Mỗi người nghe thấy một âm thanh khác nhau, có thể là tiếng cười, tiếng hát, tiếng gọi tên, hay thậm chí là cả những câu chuyện kỳ diệu.

Tiếng gió như một chiếc cầu nối kỳ diệu, giúp các em bé kết nối với thế giới tự nhiên một cách độc đáo và đầy sáng tạo.

Cùng nhau, Tí, Bống và các bạn chăn trâu đắm chìm trong trò chơi bịt tai nghe tiếng gió cho đến khi mặt trời dần buông xuống. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, báo hiệu một ngày sắp kết thúc.

Tí và Bống lùa đàn trâu về nhà, lòng tràn đầy niềm vui và sự thích thú. Cậu bé hứa với Bống rằng ngày mai sẽ lại cùng nhau chơi trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.

Tối hôm đó, Tí và Bống háo hức kể cho bố mẹ nghe về trò chơi mới của mình. Bố mỉm cười và nói:

"Bố cũng rất thích trò chơi này đấy! Sáng mai, bố sẽ cùng các con đi chăn trâu và nghe tiếng gió nói chuyện."

Sáng hôm sau, cả gia đình Tí cùng nhau dắt đàn trâu ra cánh đồng cỏ. Bố cũng bịt tai lại và lắng nghe. Bố mỉm cười và nói:

"Bố nghe thấy tiếng gió nói rằng hôm nay là một ngày đẹp trời, chúng ta hãy vui chơi và tận hưởng cuộc sống!"

Tí, Bống và bố mỉm cười hạnh phúc. Tiếng gió như lời chào buổi sáng, mang đến cho cả gia đình một ngày mới tràn đầy niềm vui và yêu thương.

Câu chuyện về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió là một minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Tiếng gió có thể mang đến cho con người những niềm vui bất ngờ, những bài học quý giá và giúp con người kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn.

Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa - Mẫu 10

Xin chào các bạn, mình là Bống - bạn nhỏ trong câu chuyện Thanh âm của gió của tác giả Văn Thành Lê đây.

Hằng ngày, công việc chính của mình là cùng anh trai đi chăn trâu. Tuy còn nhỏ, nhưng mình luôn chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ bố mẹ giao, chưa từng lười biếng. Ngoài mình và anh trai, đội chăn trâu của xóm còn có cả các bạn của những gia đình khác nữa. Trong đó, anh em mình thân nhất với Văn, Thành và Điệp. Ngày nào chúng mình cũng hẹn cùng đi chăn trâu với nhau. Theo lời của bố mẹ dặn dò, rằng cỏ ở gần nguồn nước lúc nào cũng tươi tốt và nhiều hơn chỗ khác. Nên chúng mình ngày nào cũng đi qua suối để trâu ăn cỏ men lên đồi, lên núi. Một bên con suối ấy là cả một đồng cỏ rộng lớn mênh mông, lúc nào cũng có gió thổi lồng lộng. Đứng trên cánh đồng, thỉnh thoảng lại có gió vút qua tai, qua tóc của mình như đùa nghịch.

Mỗi buổi chiều, khi đàn trâu đã ăn no cỏ và đằm mình dưới suối, thì mình và các bạn cũng được tự do chơi đùa với nhau. Trước đây, chúng mình thích nhất là trò nhặt những viên đá ở dưới suối và so với nhau xem viên đá của ai tròn hơn, to hơn. Tuy nhiên, hôm nay thì lại khác, bởi mình đã tìm được một trò chơi mới thú vị hơn. Đó là do mình đã tình cờ phát hiện ra, khi bịt tai lại bằng lòng bàn tay, sau đó mở ra rồi lại đóng vào liên tiếp, gió sẽ tạo ra các âm thanh rất lạ và thú vị trong tai. Mình đã chia sẻ với anh trai và các bạn về phát hiện thú vị đó của mình. Khi nghe mình kể, mọi người ai cũng háo hứng lắm, liền thử áp dụng ngay. Mỗi người sẽ nghe được một âm thanh khác nhau của gió, mỗi lần lại thay đổi một chút. Cảm giác như, gió thật sự đang trò chuyện và vui chơi cùng chúng mình. Trò chơi mới này hấp dẫn đến mức, trời dần tối từ lúc nào mà chúng mình chẳng ai hay. Mãi khi Văn la lên rằng gió nói “đói… đói… đói…” thì chúng mình mới giật mình nhận ra. Thế là, cả nhóm vội vã tạm biệt nhau và dẫn trâu về nhà.

Tối đó, bên mâm cơm ấm áp cùng bố mẹ, mình và anh trai thích thú kể về trò chơi chiều nay vừa phát hiện. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên tiếp như thế nào. Một lát sau, bố khẽ gật gù bảo rằng bố đã nhớ cách chơi rồi, chờ sáng mai khi lên núi làm ruộng, bố sẽ chơi thử ngay. Tối hôm đó, trong giấc mơ, mình thấy bản thân được gió nâng lên cao, cùng gió trò chuyện với mây và những chú chim trên tán cây rừng.

Đánh giá

2.5

6 đánh giá

2
1
3
Tài Nguyễn

Tài Nguyễn

2024-09-19 19:28:57
Như cứt
Daooo Lom

Daooo Lom

2024-09-18 21:31:48
Dở
Duong Nguyen

Duong Nguyen

2024-09-18 20:39:03
Như Buồi