TOP 10 Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết lớp 5 SIÊU HAY

169

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết

Đề bài: Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 1

Trải qua hơn 4000 năm thăng trầm của lịch sử, mỗi người dân Việt Nam đều luôn mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc đến với những thế hệ ông cha. Tìm hiểu lịch sử để yêu thêm đất nước mình, để hiểu hơn những cống hiến to lớn của thế hệ trước. Ngoài sách vở, báo chí, bạn có thể ghé thăm những di tích lịch sử để tìm hiểu thêm về Việt Nam - đất nước - con người. Trong bài viết này, hãy cùng YODY điểm danh TOP 12 di tích lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh nhé!

1. Dinh Độc Lập

Nếu bạn có dịp ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh, đừng quên ghé thăm di tích lịch sử Dinh Độc Lập nhé! Công trình do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là La Grandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây từng là nơi làm việc của Tổng thống miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Đặc biệt, nơi đây chứa nhiều hiện vật và tư liệu quý báu về lịch sử của Việt Nam.

Dinh Độc Lập lưu giữ rất nhiều sự kiện, kỷ niệm và di vật từ thời kỳ chiến đấu của Việt Nam chống Pháp, Nhật Bản và các thế lực thực dân. Để hiểu rõ hơn về cuộc chiến đấu, sự hy sinh và lòng dũng cảm của ông cha ta, bạn nên đến và chiêm ngưỡng những di vật này bằng đôi mắt của chính mình.

Dinh Độc Lập không chỉ là một bảo tàng lịch sử, mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được tinh thần đoàn kết của người Việt, và lịch sử của một đất nước đang nỗ lực và phát triển.

2. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam là di tích lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh được nhiều người tham quan. Đây là nơi bạn có thể hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam qua các tư liệu, hình ảnh và hiện vật. Đồng thời đến đây cũng là một trải nghiệm học hỏi thú vị về quá khứ đầy bi thương và hào hùng của đất nước.

3. Bảo tàng Lịch sử Thành phố TP. Hồ Chí Minh

Một trong những điểm đến thú vị khác khi đến với Sài Gòn chính là Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Lịch sử Thành phố TP. Hồ Chí Minh là một kho tàng của những câu chuyện về thành phố này từ thời kỳ cổ đại cho đến hiện đại. Bạn có thể thấy sự phát triển của thành phố qua từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với nhiều triều đại phong kiến và nhiều giá trị về văn hoá dân tộc.

Đặc biệt, với việc được xây dựng theo một phong cách rất Tây, khách tham quan sẽ bị cuốn hút bởi sự sang trọng, quyền quý. Mỗi góc đều sẽ góp phần tạo nên những bức ảnh “đỉnh của chóp” cho những tín đồ đam mê chụp hình.

Bến Nhà Rồng là nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, tên thật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Đây là một trong những biểu tượng quan trọng của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Theo các con số thống kê, có hơn 90% bạn trẻ sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng ghé thăm Bến Nhà Rồng ít nhất một lần trong cuộc đời của họ. Điều này cho thấy sức hút không thể chối cãi của di tích lịch sử này đối với người dân địa phương và du khách từ khắp nơi. Bến Nhà Rồng không chỉ là một địa điểm du lịch, mà còn là một phần quan trọng của lịch sử TP. Hồ Chí Minh và của toàn dân Việt Nam.

Khi đến Bến Nhà Rồng, bạn sẽ có cơ hội khám phá và tìm hiểu thêm về đặc trưng kiến trúc Việt Nam từ thời xưa. Một điều khiến ấn tượng mạnh với du khách là phong cách thiết kế truyền thống và những tượng rồng sống động. Những tác phẩm nghệ thuật này thể hiện sự tinh tế và sáng tạo của người dân Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển kiến trúc truyền thống.

Đặc biệt, tại Bến Nhà Rồng, bạn sẽ thấy rất nhiều mô hình phóng tác, tranh khắc độc đáo, khắc họa lại cảnh đời sống thời cơ cực của người dân Việt Nam một cách rất rõ nét. Những hiện vật này cùng với các biểu đồ và hình ảnh lịch sử sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cuộc sống và cuộc chiến đấu của người Việt Nam trong quá khứ.

6. Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là hệ thống địa đạo dưới lòng đất độc đáo và để lại dấu ấn đặc biệt đối với từng khu khách đến thăm. Đây là một trong số những di tích lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh mà bạn nên ghé thăm để khám phá mạng lưới địa đạo này và hiểu thêm về cuộc sống của người lính trong thời chiến.

Đến Địa đạo Củ Chi bạn sẽ được chứng kiến những đường hầm được thiết kế, bố trí vô cùng tinh vi của những người chiến sĩ góp phần tạo nên thành công trong thời kỳ kháng chiến chống giặc.

7. Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một kiệt tác kiến trúc với lịch sử hơn 140 năm. Được xây dựng bởi người Pháp, nhà thờ này có giá trị lịch sử và tôn giáo lớn đối với thành phố Hồ Chí Minh.

Được xây dựng theo kiến trúc Châu Âu, đây là công trình vô cùng công phu và đồ sộ. Bạn có thể ghé đây thăm quan và lưu giữ kỷ niệm qua những bức hình.

8. Vườn Cau Đỏ tại Quận 12

Vườn Cau Đỏ tại Quận 12 là một di tích lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây. Trước đây, địa danh này chính là bảo tàng thành phố, được xây dựng với mục đích tôn vinh sự cống hiến của bà con, nhân dân tại An Phú Đông - Thạnh Lọc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Khi bạn đến Vườn Cau Đỏ, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian đậm chất lịch sử. Di tích lịch sử tại đây là một cơ hội để bạn tìm hiểu về cuộc chiến tranh kháng chiến, những nỗ lực và hy sinh của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì tự do và độc lập.

9. Di tích Hầm bí mật chứa vũ khí thời kháng chiến chống Mỹ Quận 10

Di tích Hầm bí mật chứa vũ khí thời kháng chiến chống Mỹ Quận 10 là một phần quan trọng của lịch sử chiến tranh của Việt Nam. Đây từng là nơi sản xuất và lưu trữ vũ khí quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây là một địa điểm thú vị nếu bạn muốn biết thêm về thời chiến Việt Nam chống Mỹ của quân và dân ta.

10. Khu di tích Ngã Ba Giồng, Huyện Hóc Môn

Di tích Ngã Ba Giồng là di tích lịch sử cách mạng thuộc Ấp 5,  xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Đây là địa danh gợi lên quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Hãy đến Khu di tích Ngã Ba Giồng, Hóc Môn để cảm thấy thêm yêu hơn cuộc sống nhé!

11. Khu di tích lịch sử Láng Le Bàu Cò, Bình Chánh

Láng Le Bàu Cò là một khu di tích lịch sử tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Cho đến ngày nay, đây vẫn là một trong số ít bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh lưu giữ lại những dấu vết quý báu về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, Láng Le Bàu Cò không chỉ đơn giản là một bảo tàng, mà còn là một nơi tôn vinh, tri ân những người đã hy sinh vì độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.

Khi bạn có dịp đến thăm khu di tích lịch sử Láng Le Bàu Cò, bạn sẽ được tham gia vào lễ thắp hương và kính viếng những vị anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh. Đây là cơ hội để bạn tưởng nhớ và tôn vinh những người lính và dân tộc đã đánh đổi bằng máu và tinh thần để bảo vệ quê hương.

12. Chùa Phụng Sơn

Chùa Phụng Sơn nằm tại Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, là một trong những di tích lịch sử quý báu của thành phố này. Chùa này lưu giữ rất nhiều tài liệu quý về Phật giáo và là điểm đến thu hút rất nhiều du khách tham quan.

Chùa Phụng Sơn là một ngôi chùa rất linh thiêng. Nếu bạn là người tin vào yếu tố tâm linh, đây là một nơi tuyệt vời để bạn thử đến. Không chỉ để tham quan, bạn còn có thể tìm thấy sự bình yên và tĩnh lặng tại đây. Không gian trong chùa đầy nét trang nghiêm và thiêng liêng, giúp bạn tìm lại sự cân bằng và yên bình trong tâm hồn.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 2

Việt Nam được biết đến là một dải đất hình chữ S nhỏ bé nhưng có tinh thần yêu nước và gìn giữ đất nước anh hùng. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, các di tích lịch sử còn lại như một chứng tích của thời gian và được đưa vào thi ca, sử sách. Nếu bạn đang tò mò về top những di tích lịch sử Việt Nam đẹp và nổi tiếng nhất nước ta thì hãy để Coolmate bật mí ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đền Hùng - Phú Thọ

“Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. Dù có bôn ba đi khắp nơi thì cũng sẽ ngược dòng về Đền Hùng - Phú Thọ để dâng hương lên các vị vua Hùng. Đền Hùng là một quần thể đền, chùa thờ nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ là một di tích lịch sử Việt Nam lâu đời.

Theo lịch sử ghi lại, quần thể Đền Hùng được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó tới thời Hậu Lê thì được xây dựng hoàn chỉnh chỉnh trên quy mô lớn hơn. Về với Đền Hùng vào ngày 10/3 Âm lịch như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc khi nhớ về cội nguồn, quê hương bản địa.

2. Hồ Gươm - Hà Nội

Hồ Gươm nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội chính là biểu tượng đặc trưng của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Hồ Gươm có tên gọi khác là Hồ lục thủy Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy vào thế kỷ 15. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội với diện tích lên tới 12ha.

Xung quanh hồ là phố đi bộ, nơi mọi người thường tập thể dục vào buổi sáng sớm. Những ngày cuối tuần, Hồ Gươm đón hàng ngàn du khách tới vui chơi, tham quan. Gần Hồ Gươm có Phố Cổ, bia Tạ Hiện, Nhà thờ Lớn Hà Nội,... để du khách ghé thăm.

3. Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình

Về với Ninh Bình, bạn nhất định phải ghé thăm cố đô Hoa Lư - quần thể di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng khắp năm châu có vị trí “đắc địa”. Địa danh này gắn liền với nhiều đời vua như Đinh, Tiền Lê, Lý,từ vua Đinh Tiên Hoàng tới vua Lý Thái Tông trước khi dời đô về Thăng Long.

Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước ta trong buổi đầu sơ khai, nằm trên thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” dễ dàng nhìn ra bốn phía. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Cố Đô vẫn sừng sững mặc cho bao đổi thay của đất nước Việt Nam.

4. Thành Cổ Loa - Đông Anh

Nếu nhắc đến các di tích lịch sử Việt Nam đẹp và độc đáo thì không thể không kể tới Thành Cổ Loa. Sở dĩ có cái tên này bởi Thành Cổ Loa sở hữu nhiều kiến trúc độc đáo hình vòng ốc. Nơi đây cũng gắn liền với sự tích Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giếng Ngọc,... Thời Âu Lạc, An Dương Vương lựa chọn Đông Anh là kinh đô và xây thành Cổ Loa.

Hàng năm, cứ vào ngày 6 tháng Giêng, du khách lại về với thành Cổ Loa để tham dự lễ hội Cổ Loa với nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội đặc sắc. Lễ hội kéo dài tới ngày 16 Âm Lịch thì kết thúc. Hãy ghé thăm Thành Cổ Loa để tham quan và tìm hiểu lịch sử dài hàng ngàn năm của dân tộc ta bạn nhé.

5. Điện Biên Phủ - Điện Biên

Điện Biên Phủ cũng là một di tích lịch sử Việt Nam bạn không thể bỏ lỡ. Quần thể là chứng tích hào hùng của dân tộc ta trong việc gìn giữ và bảo vệ dân tộc khỏi thực dân Pháp Đây cũng là nơi nằm xuống của rất nhiều anh hùng dân tộc trong 56 ngày đêm chấn động địa cầu ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trận đánh đi vào lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, Điện Biên Phủ vẫn còn đó như một lời căn dặn của những người đi trước về tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết không nơi nào có được.

6. Đền Đồng Nhân - Hà Nội

Đền Đồng Nhân gắn liền với cái tên của 2 vị nữ anh hùng hào kiệt quê ở Mê Linh Trưng Trắc - Trưng Nhị. Trước cảnh đất nước bị nhà Đông Hán đô hộ, hai chị em đã đứng dậy dựng cờ khởi nghĩa lập ra chính quyền riêng do người Việt đứng đầu. Hai vị nữ tướng cũng là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc có vị nữ quân cần quyền (Lý Chiêu Hoàng là vị nữ quân thứ 2).

Dưới ngọn cờ khởi nghĩa, Trưng Trắc - Trưng Nhị đã nhiều lần đuổi đánh Tô Định và lập ra chính quyền mới đóng đô tại Đông Anh. Tuy nhiên sau đó, quân ta bị đàn áp mạnh mẽ và hai bà đã trầm mình tự tử trên sông Hà Giang. Tương truyền rằng, hai bà hóa thành 2 tảng đá phát sáng rực rỡ trên sông, người dân thấy vậy, liền rước về thờ phụng.

7. Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội nằm trong 23 di tích quốc gia Việt Nam với nhiều công trình kiến trúc như: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành, khu Thái Học,... Đây cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đã đào tạo hàng ngàn nhân tài.

Trải qua hơn 700 năm lịch sử, dù Quốc Tử Giám đã nhiều lần được trùng tu nhưng đây vẫn là nơi để các sĩ tử tới dâng hương, xin chữ cho năm mới học hành đỗ đạt, công thành danh tọa. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội thì bạn đừng quên di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng này nhé.

8. Quần thể di tích Cố đô Huế - Huế

Di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng có một không hai chắc chắn phải kể tới Quần thể di tích Cố Đô Huế. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20, quần thể di tích Cố Đô có quy mô rất lớn và là công trình xây dưới đời nhà Nguyễn. Năm 1993, Cố Đô Huế được công nhận là Di sản Văn Hóa thế giới.

Có khá nhiều lễ hội diễn ra tại Cố đô Huế để du khách tìm hiểu văn hóa, lịch sử đặc biệt qua hàng năm như: Lễ hội Thanh Trà (2 năm 1 lần vào cuối tháng 8 đầu tháng 9) Lễ hội Điện Hòn Chén (2/3 - 3/3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm); Festival Huế (năm chẵn)....

9. Thành nhà Hồ - Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ còn có tên gọi khác là Thành An Môn, thành Tây Đô, thành Tây Kinh, Tây Giai được xây dựng dưới thời vua Hồ Quý Ly nước Đại Ngu. Thành có kết cấu vô cùng chắc chắn từ những khối đá xếp khéo léo mà không hề cần tới vật liệu kết dính.

Dù đã trải qua 6 thế kỷ nhưng kết cấu tòa thành này vẫn còn nguyên vẹn và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011. Đây cũng là di tích lịch sử Việt Nam được thủ tướng xếp hạng 62 di tích quốc gia cần được bảo tồn.

10. Đền Ngọc Sơn - Hà Nội

Nếu ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm, bạn nhất định phải tới đền Ngọc Sơn dâng hương. Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc ngay giữa Hồ Gươm là di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt. Đền chỉ mở vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm nên nếu bạn muốn tới dâng hương thì hãy căn thời gian và tới đúng thời điểm nhé.

Cầu Thê Húc màu son tựa như bàn tay tiên nữ vẫy chào mọi người tới với đền Ngọc Sơn. Đây cũng là nơi chụp ảnh check in của khá nhiều du khách mỗi dịp có cơ hội ghé thăm Hà Nội.

11. Dinh Độc Lập - TPHCM

Hà Nội có Lăng Chủ tịch, Hồ Hoàn Kiếm,... thì thành phố Hồ Chí Minh có Dinh Độc lập được xếp vào danh sách những di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng. Dinh Độc Lập có tên gọi khác là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất là nơi Tổng thống Việt Nam cộng hòa từng sống và làm việc.

Bạn là người đam mê lịch sử thì chắc chắn sẽ nhớ tới hình ảnh chiếc xe tăng phá tan cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 đánh dấu sự kiện Bắc - Nam về chung một nhà. Ngày nay, Dinh Độc Lập vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá là nơi tham quan, trưng bày của nhiều sự kiện lớn ở TPHCM.

12. Thiền viện Trúc lâm Yên Tử - Quảng Ninh

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay còn gọi là chùa Lân, Long Động Tự là ngôi chùa trên đỉnh Yên Tử - khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm. Năm 1293 vua Trần Nhân Tông đã xây dựng và tôn tạo chùa trở thành Viện Kỳ Lân. Ông cùng với Pháp Loa và Huyền Quang thường xuyên tới chùa giảng giải kinh phật, thuyết pháp cho đại chúng.

Thiền viện Trúc Lâm là ngôi chùa quan trọng và được xem là đất Phật ở Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị phá hủy trên diện rộng, mãi tới năm 2002 nhân kỷ niệm ngày sinh của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền Viện được tu bổ và khánh thành trên diện tích 5 mẫu. Du khách tới tham quan chùa có thể leo bậc thang hoặc đi cáp treo lên tới đỉnh dâng hương bái Phật.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 3

Một trong những di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của Việt Nam mà em biết là Chùa Hương, còn được gọi là Thiên Trù, nằm ở thị trấn Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc tỉnh Hà Nội).

Tên đầy đủ của chùa là Chùa Trong Thiên, nhưng được gọi phổ biến là Chùa Hương vì nằm trong khu vực dãy núi Hương Tích. Chùa Hương nằm ở đỉnh núi Thiên Trù, thuộc dãy núi Non Nước, nơi có những cảnh đẹp hùng vĩ với nhiều ngọn núi, hồ nước và thác nước.

Chùa Hương không chỉ là một di tích lịch sử và văn hóa mà còn là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn bởi không khí tĩnh lặng, thanh bình, và tâm linh.

Con người tại Chùa Hương cũng là điểm nhấn của địa điểm này. Các nhà tu hành, những người đến thăm chùa, và những người làm công tác tôn giáo tại đây tạo nên một không gian linh thiêng và yên bình.

Chùa Hương không chỉ là một địa điểm du lịch mà còn là một trung tâm tâm linh quan trọng của Việt Nam, nơi mà người dân và du khách đến để tìm kiếm sự an bình và tinh thần yên lành.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 4

Em đã đi thăm nhiều nơi, đến nhiều đình chùa trong thành phố, nhưng có lẽ đẹp hơn cả, đáng tự hào hơn vẫn là ngôi  đình Kiền Bái làng em.

Đình Kiền làng em đẹp lắm! Đình nằm ngay giữa làng, bên con đường quốc lộ, đối diện với ngôi trường tiểu học thân yêu của em. Nghe các cụ kể lại đình xây từ lắm rồi. Trải qua bao mưa nắng, ngôi đình trở nên cổ kính. Mái ngói rêu phong, cong cong như một cánh diều sắp bay lên trời cao. Vách đình được làm làm bằng gỗ lim có chạm khắc những hình thù tinh xảo. Đình quay hướng nam về mùa hè thật mát. Cột đình to lắm, hai đứa ôm cũng không vừa. Trước đình sân gạch cổ đỏ au. Trên sân là hai chiếu đá to và rộng để vào hội dân làng rước hai vị thành hoàng ra tắm.  Hai con ngựa đá uy nghi ngay phía cổng.

Bước vào trong đình, em thấy mát lạnh. Đình có ba gian và một hậu cung. Hai gian bên lát sàn gỗ thật đẹp. Gian giữa thật uy nghi. Những hoành phi , câu đối được sơn son thiếp vàng. Những hình thù điêu khắc thật ngộ nghĩnh làm em cứ tự hỏi sao người dân làng em ngày xưa tài thế. Đây là những con rồng đang vờn mây. Kia là cảnh người cưỡi lợn. Những hoa sen, hoa cúc được khắc tinh xảo. Phía trong hậu cung là nơi thờ hai vị thành hoàng. Hương trầm bay nghi ngút. Vị mặt đỏ , vị mặt trắng ngồi uy nghi trên ngai vàng.

Mỗi năm , đình mở hội vào cuối tháng chạp. Trong ba ngày hội, cả làng em háo hức chờ xem. Nào cảnh múa lân, nào cảnh rước nước, nào cảnh tế vua...tất cả đều nhộn nhịp  cuốn hút chúng em. Hôm đó , đình đông nghịt người.

Đình làng em là thế đó! Em rất tự hào về ngôi đình làng. Em mong mọi người dân làng em cùng nhauchung tay giữ gìn đìnhcho đẹp hơn. Dù mai này, em có đi xa, em vẫn nhớ về quê hương, nhớ ngôi đình làng.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 5

Huế có tất cả 99 ngôi chùa; nhiều chùa được nhắc đến trong dân ca; tô điểm cho Huế "đẹp và thơ":

"Đông Ba, Gia Hội hai cầu,

Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông".

Nhưng đẹp nhất, cổ kính nhất, kì vĩ nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa được xây dựng trên Thiên Mụ Sơn (núi Bà Trời) từ đầu thế kỉ XVII, sau đó được trùng tu nhiều lần. Đứng trên cầu Tràng Tiền, du khách nhìn thấy tháp Phước Duyên hình bát giác, bảy tầng, cao 22 mét vút lên giữa trời xanh. Chuông chùa Thiên Mụ được đúc vào năm 1710 nặng trên 3 tấn; tiếng chuông ngân buông vào lúc sáng sớm, lúc hoàng hôn làm cho bài thơ tình xứ Huế thêm diễm lệ.

Nhớ đến thăm vườn chùa, nhiều loài hoa đẹp và quý bao bọc lấy những bia đá cẩm thạch dựng trên lưng rùa đồ sộ, được chạm trổ tinh vi. Và còn có hàng trăm, hàng nghìn pho tượng bằng đồng, bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng bày đặt trong các điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm,...

Chùa Thiên Mụ đã soi bóng xuống Hương Giang hơn 400 năm. Nhưng chùa xưa ngày một thêm huy hoàng, tráng lệ.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 6

Di tích lịch sử em chọn giới thiệu có tên là di tích lịch sử Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm, nằm ở giữa Hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Di tích này được xây dựng vào thời khi Pháp chiếm thành Hà Nội, Nguyễn Ngọc Kim là một tên tay sai của thực dân Pháp mê tín, cho xây dựng Tháp Rùa năm 1886. Tháp nằm toạ lạc giữa hồ, có lối kiến trúc kết hợp Đông Tây hoàn hảo. Hai tầng dưới trổ các cửa kiểu cửa vòm của nhà thờ phương Tây, tầng trên cùng làm mái kiểu truyền thống với đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Từ năm 1888, Tháp Rùa bị phá huỷ và xây dựng lại, chính thức khánh thành vào năm 1892. Công trình này gắn với sự kiện lịch sử tích truyền lại rằng vua Lê Lợi mượn gươm thần của Đức Long quân, dẹp loạn thành công, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 7

Quê gốc của em là ở thủ đô Hà Nội, thế nhưng vì cha mẹ đã vào miền Nam sinh sống nhiều năm thế nên em cũng không có nhiều dịp về thăm quê. Cho đến kỳ nghỉ hè vừa rồi, nhân dịp cưới chú, thế nên em đã theo bố về quê chơi. Hà Nội là mảnh đất đã trải qua bốn ngàn năm văn hiến thế nên có rất nhiều các di tích lịch sử, ghi dấu ấn của ông cha một thời. Trong đó em có hứng thú nhất chính là Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi. 

Em và bố ra thăm Hồ Gươm vào một buổi chiều thu mát mẻ, không khí của Hà Nội rất thoải mái, người ta có thể cảm nhận được cái se se lạnh của gió heo may, thấy thoang thoảng mùi hoa sữa đâu đây và thấy cả những chiếc xe đạp đơn sơ chở đầy cúc họa mi trắng. Chỉ nhưng điều đó thôi đã làm cho em yêu Hà Nội hơn rất nhiều. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, nhìn từ trên cao nó tựa như một tấm gương khổng lồ phản chiếu những hàng tre, hàng trúc, những rặng liễu, những hàng cây cổ thụ chẳng biết có từ bao giờ bên ven hồ. Nước hồ Gươm rất trong và sáng, in bóng nền trời xanh thẳm với những đám mây trắng bay lửng như những cục bông gòn xinh xắn. Mặt hồ phẳng lặng, thi thoảng lại thấy có tiếng cá đớp nước, tạo thành những vết loang tròn tỏa ra khắp mặt nước. Những chiếc lá vàng lặng lẽ rơi xuống mặt hồ dập dềnh trên sóng nước, khiến người ta có một cảm giác an yên lạ thường. Nhìn ra xa xa trước mặt chính là Tháp Rùa, ngự giữa trên một gò đất giữa lòng hồ phẳng lặng với lối kiến trúc Pháp gồm 4 tầng. Mang vẻ trầm lắng, cô tịch với những mảng rêu phong xanh nhạt, làm nổi bật lên cuộc đời vốn nhiều sương gió, chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử. Nhìn sang hướng Bắc của hồ là đền Ngọc Sơn với cầu Thê Húc sơn đỏ, rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhìn sang hướng Đông Bắc là Tháp Bút gồm 5 tầng đứng sừng sững chỉ ngọn bút lên trời cao, bên cạnh là Đài Nghiên, cùng kết hợp thể hiện vẻ đẹp văn hóa và tinh thần hiếu học của nhân dân ta bao đời nay. Trong lúc dạo chơi em còn may mắn được gặp gỡ một cụ già, đã sinh sống tại Hà Nội này cả đời người, cụ kể rằng Hồ Gươm này đã từng là nơi duyệt quân, luyện binh của quân đội nhà Nguyễn, còn có tên gọi khác là hồ Thủy Quân, với hai phần Tả Vọng và Hữu Vọng, điều ấy làm em thấy rất thú vị. Từ  biệt cụ em lại cùng bố đi dạo bên ven hồ, ở đây chúng em gặp rất nhiều người đi dạo mát, có những đôi lứa yêu nhau, có những gia đình hạnh phúc, có những cụ già đi tập thể dục, tạo nên một quang cảnh nhộn nhịp và đông vui vô cùng. 

Kết thúc chuyến thăm Hồ Gươm đã để lại cho em những kỷ niệm sâu sắc về một di tích lịch sử mang dấu ấn ngàn năm, chứng kiến tất thảy mọi đổi thay của Hà Nội suốt 4000 năm văn hiến. Nếu có dịp về thăm Hà Nội, đừng quên một lần ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm, để một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, âm thầm, đầy hoài niệm, ngự giữa lòng thủ đô này.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 8

Di tích lịch sử em ấn tượng nhất đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã đi qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng nó luôn gìn giữ được vẻ đẹp cổ kính của người Hà Nội. Bên cạnh đó, nơi đây còn là nơi gìn giữ giá trị nhân văn cao cả qua hàng ngàn năm. Nơi đây cũng là cái nôi của khá nhiều nhân tài mới phát hiện dưới triều vua Trịnh, Mạc, Nguyễn … Không biết từ bao giờ lại xuất hiện một thói quen của người Việt là mỗi lần dự thi lại đi đến văn miếu nhằm cầu sự bình an và tịnh tâm để mong có được kết quả cao tại những kỳ thi. Nếu có thời gian ngang qua Hà Nội, hãy thử một lần ghé qua Văn Miếu Quốc Tử Giám - nhân chứng lịch sử cho nền giáo dục nho học.

Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết - Mẫu 9

      Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.

      Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử, Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học, sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.

      Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian: Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.

      Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.

      Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.

      Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.

      Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.

      Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách trong và ngoài nước.

      Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những "trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.

 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá