TOP 16 Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 SIÊU HAY

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Đề bài: Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo.

Những con hạc giấy trang 126, 127, 128 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 | Kết nối tri  thức

Dàn ý Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

- Những cách có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo:

+ Thêm chi tiết ngoại hình, hoạt động của nhân vật

+ Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện mà không làm ảnh hưởng tới nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.

+ Tưởng tượng mình đang tham gia vào câu chuyện, được “nhìn”, “nghe”, “chạm vào”,.. mọi sự vật trong câu chuyện để sáng tạo chi tiết.

- Bố cục bài văn:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

* Các dạng bài văn kể chuyện sáng tạo

1. Dạng bài văn Kể chuyện sáng tạo: Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện

+ Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.

+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.

+ Kết bài: Kể kết thúc của câu chuyện theo cảm nhận của nhận.

2. Dạng bài văn Kể chuyện sáng tạo: Tưởng tượng một kết thúc khác cho câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

+ Thân bài: Kể lại và sáng tạo kết thúc khác cho câu chuyện.

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

3. Dạng bài văn Kể chuyện sáng tạo: Kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe bằng lời của em.

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

+ Thân bài: Kể sáng tạo câu chuyện bằng lời của em (có thể sáng tạo thêm chi tiết về ngoại hình, hoạt động của nhân vật,…).

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 1

Đề 1: Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em.

Trong các câu chuyện cổ tích mà em đã từng được đọc, thì câu chuyện em thích nhất chính là truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu chuyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh - một chàng trai dũng cảm, tốt bụng và tài năng. Chàng vốn là thái tử ở trên thiên đình, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của hai vợ chồng già tốt bụng. Cha chàng qua đời trước khi chàng được sinh ra. Mấy năm sau, mẹ chàng cũng qua đời. Để lại Thạch Sanh sống cánh tứ cố vô thân, lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng là một lưỡi búa của cha để lại. Năm chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho chàng đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh là người luôn khát khao mái ấm gia đình. Vì vậy, chàng đã bị Lý Thông lừa gạt, đến sống chung và làm lụng giúp đỡ mẹ con nhà hắn. Sau này, chàng còn bị Lý Thông lừa đến miếu thờ nộp mạng cho chằn tinh thay hắn. May mắn nhờ có võ nghệ và phép thần thông, Thạch Sanh đã giết chết và chặt đầu chằn tinh mang về. Lần này, chàng lại bị Lý Thông lừa gạt cướp công giết chằn tinh, còn bản thân thì lại trở về lủi thủi một mình dưới gốc đa.

Sau này, trong một lần tình cờ, chàng nhìn con đại bàng tinh đang bắt một cô gái bay ngang qua. Thế là Thạch Sanh liền bắn bị thương cánh của đại bàng, rồi lần theo vết máu mà đuổi tới hang của đại bàng, nhằm tìm cách cứu cô gái. Tuy biết được hang ổ của đại bàng, nhưng Thạch Sanh vẫn chưa tìm ra cách cứu cô gái vì cái hang quá sâu, một mình chàng thì không đưa cô gái lên được. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông, một lần nữa hắn lại tìm cách lừa chàng. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, và nhà vua đã ra lệnh rằng, nếu ai cứu được công chúa sẽ được cưới nàng và nối ngôi vua. Thạch Sanh không chút nghi ngờ, lập tức dẫn Lý Thông và quân lính đến hang đại bàng. Chàng chủ động nhảy xuống đưa công chúa lên trước. Đến lượt chàng, Lý Thông sai quân lính lấp cửa hang lại. Đến lúc này chàng mới nhận ra bộ mặt độc ác, xảo trá của hắn.

Cửa hang bị lấp lại, Thạch Sanh cố tìm cách ra ngoài bằng một lối đi khác. Trong quá trình đó, chàng gặp mặt và cứu thoát con trai vua Thủy Tề khỏi cũi sắt. Sau đó, chàng được mời xuống thủy cung và được vua thủy tề tạ ơn hậu hĩnh. Thế nhưng với tính cách thật thà, chàng chỉ xin nhận một cây đàn rồi lại trở về túp lều cũ dưới gốc đa.

Trở về nhà, chàng lại tiếp tục cuộc sống như xưa. Ngày ngày, sau khi làm việc mệt mỏi thì chàng lại lấy cây đàn ra để giải khuây. Tiếng đàn của chàng vẳng đến cung công chúa, khiến nàng bật cười vui vẻ. Thì ra từ lúc được cứu ra khỏi hang đại bàng, công chúa lúc nào cũng ủ rũ, buồn bã. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh vào cung để truy hỏi cho rõ ràng. Đến nơi, Thạch Sanh kể rõ sự tình cho mọi người. Đến đây, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông bị đem ra xử phạt, còn Thạch Sanh trở thành phò mã. Thế nhưng với lòng thương người, chàng đã tha cho mẹ con Lý Thông và để họ về quê. Nhưng trên đường về họ bị sét đánh trúng và biến thành bọ hung.

Sau khi đám cưới của Thạch Sanh và công chúa diễn ra thì hoàng tử các nước chư hầu đem quân sang tấn công nước ta vì ganh ghét. Thạch Sanh đã xin nhà vua cho mình được ứng chiến. Đến nơi, chàng dùng tiếng đàn để làm quân địch bủn rủn tay chân, không nghĩ suy gì về việc chiến đấu. Sau đó, chàng dùng niêu cơm thần ăn mãi không hết khiến cho quân lính các nước chịu thua. Vì không ai có thể ăn hết cơm được. Do đó, quân của các nước chư hầu buộc phải rút về. Sau này, Thạch Sanh nối ngôi vua, trở thành một vị hoàng đế.

Câu chuyện vô cùng hay và hấp dẫn em không chỉ vì nó có nhiều chi tiết kì ảo thú vị. mà còn bởi vì trong nó, chứa đựng những ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện, cái chính sẽ luôn thắng cái ác, cái tà. Đây là một tư tưởng vô cùng tốt đẹp, cần được giữ gìn và phát huy.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 2

Đề 2: Đóng vai Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Ta là Thuỷ Tinh, một người đã năm lần bảy lượt đánh nhau với Sơn Tinh để cướp Mị Nương, nhưng chẳng hiểu vì sao mỗi lần ta đánh nhau với Sơn Tinh ta đều thua.

Nguyên nhân là do hôm đó, ta nghe bọn thuỷ binh và các loài vật dưới biển nói rằng:”Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, tính nết hiền hậu, dịu dàng và muốn kén cho con một người chồng xứng đáng để làm rể”. Nghe vậy, không đợi chờ gì nữa, ta liền đến xin cầu hôn nàng. Nhưng không biết ý trời thế nào, Sơn Tinh ở trên núi Tản Viên cũng có mặt ở đó. Anh ta mặc bộ áo giáp, bước đi mạnh mẽ, hùng dũng và cũng có sức mạnh chẳng thua kém gì ta: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Sau đó, ta cũng trổ tài, ta vung tay, miệng cất tiếng oang oang, rồi một luồn gió mạnh nổi lên, mây đen đua nhau kéo đến, mưa trút xuống ào ào. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai và từ chối ai, bèn cho mời các lạc hầu đến bàn bạc. Xong, vua phán:

- Hai ngươi đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào. Thôi thì…ngày mai, ai đem sính lễ đến trước thì sẽ cưới được vợ.

Chúng ta tâu hỏi đồ sính lễ, vua nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

- Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ phải đủ một đôi.

Nghe vua phán như vậy ta cũng hơi lo vì những thứ vua yêu cầu đều là những sản vật quý hiếm ở rừng, Sơn Tinh dễ dàng kiếm được. Còn ta lại ở dưới nước thì làm sao đây, lấy đâu ra những thứ ấy. Nếu vua yêu cầu cá, tôm hay rồng cũng được, như thế thì quá dễ. Phen này khó mà lấy được vợ.

Sáng hôm sau, ta đã cho quân đem lễ vật đến từ sớm nhưng thế quái nào Sơn Tinh lại đến trước ta từ lâu và đưa Mị Nương đi mất. Ta đến sau, không lấy được vợ, ta tức giận vô cùng, đem quân đuổi theo đánh ghen với Sơn Tinh. Vừa đuổi theo, ta vừa hét:”Sơn Tinh trả Mị Nương lại cho ta, trả vợ cho ta". Trận đánh giữa ta và Sơn Tinh diễn ra rất ác liệt. Ta hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, tràn vào nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi, tưởng như cả thành Phong Châu đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ta biết , nàng Mị Nương đang lo lắng cho cha và các thần dân, nhưng ta không thể nào làm khác được, lí do là một điều vô cùng đơn giản vì ta muốn chiếm lại nàng. Nghĩ rằng có thể chiếm được Mị Nương nên ta rất đắc chí và quyết đánh đến cùng. Nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng mà vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ta dâng nước cao lên bao nhiêu, hắn lại làm núi đồi cao bấy nhiêu. Đánh ròng rã mấy tháng trời, thủy binh của ta yếu dần, ta vẫn không thể thắng Sơn Tinh, cuối cùng sức cùng lực kiệt đành phải rút quân về.

Từ đó oán nặng thù sâu, năm nào ta cũng làm mưa để đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng vậy, ta đánh đến mỏi mệt, chán chê nhưng vẫn không thắng được hắn để cướp Mị Nương về. Ta phải lủi thủi ra về tay không khi trong lòng đầy oán hận. Từ đó, nhân dân đã chế nhạo ta vì đã làm hại dân lành.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 3

Đề 3: Kể lại câu chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

Đêm qua, bà kể cho em nghe câu chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.

Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 4

Đề 4: Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em

Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt mang nhiều ý nghĩa giáo dục và cũng là một câu chuyện cổ tích thú vị, đầy hấp dẫn.

Câu chuyện kể về anh nông dân Khoai hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ. Anh Khoai vốn là người làm ở nhà phú ông. Thấy anh chăm chỉ làm lụng lại hiền lành, sợ anh sang nhà khác làm, Phú ông liền gọi anh lại ngọt nhạt bảo cố làm cho ông trong ba năm, rồi ông gả con gái cho anh. Nghe vậy, anh Khoai vui vẻ đồng ý.

Sau ba năm, dưới sự chăm chỉ, giỏi giang của anh Khoai, nhà phú ông đã giàu lên gấp nhiều lần. Anh đến bảo phú ông thực hiện lời hứa gả con gái cho mình thì phú ông lươn lẹo nên muốn lật kèo. Hắn đồng ý gả con gái cho anh nhưng anh phải kiếm được cây tre trăm đốt để làm sính lễ. Chủ tâm, hắn muốn lừa anh, vì trên này làm gì có cây tre trăm đốt. Anh Khoai có tìm cả đời cũng không ra, mà nếu tìm ở nơi rừng thiêng nước độc có khi còn mất mạng.

Anh Khoai thì thật thà, tin lời lão liền xách tay nải đi tìm cây tre trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi không được, anh bất lực đến bật khóc. Bỗng nhiên có ông Bụt hiện lên hỏi Vì sao con khóc, anh kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ông bảo anh đi tìm một trăm đốt tre về đây, khi nào cần thì đọc thần chú “khắc nhập khắc nhập” để gắn chúng lại thành cây tre trăm đốt. Anh Khoai vui vẻ định vác lên vai mang về thì do một trăm đốt dài quá, đi lại vướng víu không đi nổi. Anh bảo Bụt ơi con không mang về được nên Bụt đã dạy anh câu thần chú khắc xuất khắc xuất, một trăm đốt tre rời ra, anh bó lại và mang về dễ dàng.

Cảm ơn ông Bụt, anh Khoai sung sướng mang một trăm đốt tre về nhà phú ông. Nhưng vừa về đến cổng, anh đã thấy đám cưới linh đình của con gái phú ông với con trai một nhà giàu khác. Biết mình bị lừa, tức giận, anh quyết định dạy cho lão phú ông một bài học đáng nhớ. Anh gọi Phú ông lại và bảo đã mang cây tre trăm đốt về rồi đây. Lão không tin, anh đọc thần chú, một trăm đốt tre xuất hiện trước mắt lão. Quá ngạc nhiên, lão đưa tay sờ thử. Đúc lúc đó, anh Khoai đọc thần chú khắc nhập, khắc nhập, khiến tay lão phú ông dính chặt vào thân tre. Nhà giàu kia thấy vậy cũng chạy ra định kéo lão phú ông thì cũng bị anh Khoai đọc thần chú dính cùng lại. Vừa đau, xấu hổ, phú ông đồng ý thực hiện lời hứa gả con gái cho anh Khoai thì anh Khoai mới thả ra. Sau đó, anh được tổ chức đám cưới với con gái phú ông như đã hứa hẹn từ trước.

Qua truyện cổ tích Cây tre trăm đốt, đã dạy các bạn nhỏ về sự trung thực, biết giữ lời hứa và ở hiền sẽ gặp lành, ở ác gặp ác.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 5

Đề 5: Kể lại câu chuyện Cây bút thần theo lời kể của em

Ngày xưa có một em bé rất thông minh, tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.

Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.

Một hôm, em nằm mơ thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:

- Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Mã Lương vui sướng reo lên.

- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!

Mã Lương chưa kịp nói hết lời ông già đã biến mất. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang cầm cây bút thần đó và rất lấy làm lạ.

Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.

Chuyện đến tai tên địa chủ, hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.

Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi. Chẳng bao lâu có tiếng ồn ào ở sau lưng, Mã Lương biết là bọn chúng tới gần, em giương cung bắn vào lên địa chủ và cưỡi ngựa phi thẳng. Sau mấy ngày đêm em dừng lại bên thị trấn nhỏ. Hàng ngày em vẽ tranh để đem bán sống qua ngày nhưng đều cố tình vẽ dở dang. Một hôm khi vẽ một con chim không có mắt, em vô tình đánh rơi giọt mực, mực rơi đúng vào chỗ mắt chim, con chim tung cánh bay. Việc đó làm chấn động đến cả thị trấn, rồi đến tai vua, vua bắt Mã Lương vào cung để vẽ. Mã Lương biết vua là kẻ tham lam nên em không vẽ, vua bảo em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vua bảo em vẽ con phượng thì em vẽ con gà trụi lông, nhà vua tức tối nhốt Mã Lương vào ngục và cướp cây bút thần. Nhà vua vẽ núi vàng song khi xem lại thì không phải là quả núi vàng mà là những tảng đá lớn. Rồi lão lại vẽ tiếp những thỏi vàng. Một viên chưa đủ, hắn còn muốn vẽ một thỏi vàng dài thật là dài, lúc nhìn lại thì không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà đang bò lại phía hắn. May có người đến cứu, nếu không thì nó đã cắn chết nhà vua. Biết nếu không có Mã Lương thì sẽ không làm gì được, vua đành thả Mã Lương ra và hứa sẽ gả công chúa cho. Mã Lương giả vờ đồng ý. Vua trả bút thần cho em vào bảo em vẽ biển, biển mênh mông không có sóng. Nhà vua ngắm nhìn rồi bảo:

- Sao biển này không có cá?

Mã Lương chấm vài chấm, biển hiện lên đầy cá khiến vua rất thích thú. Vua bảo Mã Lương vẽ một con thuyền để đi dạo. Có thuyền rồi, vua và các quần thần cùng hoàng hậu, công chúa, thái tử lên thuyền ra khơi.

Thuyền đi quá chậm. Vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: "Cho gió to lên, cho gió to lên!".

Mã Lương tô thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên. Mã Lương lại tô thêm vài nét sóng nữa, sóng biển nổi lên cuồn cuộn. Biển động, vua cuống quýt kêu lên:

- Đừng cho gió thổi nữa. Đừng cho gió thổi nữa!

Mã Lương không hề đếm xỉa đến những lời nói đó mà cứ thế vẽ những đường cong lớn. Sóng biển xô vào bờ hết đợt này đến đợt khác.

Vua bị ướt hết quần áo một tay ôm lấy cột buồm một tay ra hiệu gào to: "Mã Lương không vẽ nữa". Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to rồi vùi chôn cả thuyền vua vào lớp sóng dữ.

Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương được truyền khắp nước. Không ai biết là Mã Lương đi đâu. Người ta đồn rằng chàng về nơi thôn dã sống yên bình bên những người nông dân lương thiện.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 6

Đề 6: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho truyện Tấm Cám.

Kể từ khi cô Tấm trở về từ quán bán nước, lòng vua tràn đầy hạnh phúc, sống trong niềm mơ mộng không nguôi.

Cũng từ khi vua bỏ mặc, lạnh lùng, Cám cảm thấy nỗi buồn sâu thẳm. Thấy Tấm trở về xinh đẹp, hạnh phúc hơn, lòng đố kỵ của Cám lại trỗi dậy. Như mọi khi, Cám quay về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ Cám nói: “Hãy bình tĩnh, ta sẽ tạo cơ hội để Tấm phải trải qua khổ đau một lần nữa”. Cám nói với mẹ:

Nhưng chị ấy không chết, chị ấy đã được biến thành vàng anh, xoan đào, và quả thị, sau đó trở về thành hoàng hậu.

– Vậy chỉ có một cách, đó là con phải đẹp hơn nó. Và để đẹp hơn, con phải tự mình trải qua cuộc đời mới có thể thành công.

Cám nói:

– Để vượt qua nó, con sẵn lòng hy sinh, dù phải chết mấy lần cũng không tiếc.

Sau lời nói đó, Cám vội chạy ra vườn, trèo lên cây cau và yêu cầu mẹ cắt cây. Người mẹ tham lam nghe theo, cầm dao chặt cây và Cám rơi xuống chết.

Tuy nhiên, do sự độc ác của Cám, nấm mồ nơi Cám chôn cất trở nên đất đá cứng như nung, không có cỏ mọc, do đó không có khả năng biến hóa. Mẹ của Cám hy vọng con sẽ biến thành chim, cây, hoặc một cô gái, nhưng hy vọng ấy mãi mãi không thành hiện thực. Cuối cùng, mẹ Cám cũng phải chết già bên nấm mồ đầy đau khổ.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 7

Đề 7: Em hãy tưởng tượng một kết thúc khác cho câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng.

Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn giông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.

Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.

Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho vợ ông thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.

Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão bình tĩnh nhắn lại lời của cá vàng:" Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi." Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quý giá, mất hết quyền uy, tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng lo lắng, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.

Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ có cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.

Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi lầm cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 8

Đề 8: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho truyện Sọ Dừa.

Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sọ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẳng có tin tức gì.

Thế rồi cô út lại mải mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.

Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:

– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?

Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hãi che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.

Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:

– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.

– Nhưng chúng tôi không có tiền. Một người đàn bà thì thào nói.

Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:

– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.

Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:

– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.

Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.

- Họ khốn khổ vậy sao!

Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:

- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền dự trữ hết dần và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.

Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 9

Đề 9: Đóng vai người hàng xóm của anh chàng có Lợn cưới, áo mới kể lại câu chuyện thú vị này. Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình.

Hàng xóm nhà tôi là một anh chàng kì quặc! Tính anh ta chẳng khác trẻ con là mấy, đặc biệt cái tính hay khoe của.

Hôm ấy, tôi đi vớt bèo dưới ao làng. Trời vừa sáng, tôi cắp thúng ra ao, vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp. Vớt bèo dưới ao, thỉnh thoảng ngẩng lên, tôi vẫn thấy anh ta đứng đó ngó nghiêng. "Đến chỗ anh ta rồi - Tôi thầm nghĩ - Có lẽ sáng này không ai đi đâu ra khỏi làng". Mãi đến chiều mới thấy một người hớt hải chạy đến. Anh ta hỏi anh hàng xóm của tôi:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

Tôi suýt bật cười! Trời ơi, lại thêm một anh khoe của nữa! May sao tôi nén được để chờ nghe câu trả lời của người hàng xóm. Anh hàng xóm của tôi trả lời rành rọt lừng tiếng một:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Đến đây, tôi bật cười thành tiếng. Hai anh chàng hợm của quay ra nhìn tôi đỏ mặt.

Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bời thế, sống ở đâu phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người. Từ câu chuyện về những anh chàng hay khoe của, tôi luôn tự nhủ mình như thế.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 10

Đề 10: Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoa đẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó.

Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết được chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt.

Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc trên rừng lúc xuống biển.

Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời ta trở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường.

Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi có gia đình chàng đang mong đợi. Thế rồi một hôm Lạc Long Quân quyết định trở về gia đình của mình, để lại ta vò võ một mình với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta:

- Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con?

Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hàng ngày mẹ con ta dắt nhau ra bờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhưng càng trông chờ càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở:

- Chàng định bỏ thiếp và các con mà đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong đợi chàng?

Nghe ta hỏi như vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.

Nghe chồng nói vậy ta giật mình phản đối:

- Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi người một ngả. Thiếp không muốn xa các con, xa chàng.

Lạc Long Quân lại nói:

- Chúng ta đã từng sống hạnh phúc yêu thương, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng cách chẳng thể nào chia lìa được chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp đỡ là được rồi.

Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay, nhìn chàng và năm mươi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây.

Người con trai cả của ta được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc: Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao,… với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú.

Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhưng ta và Lạc Long Quân vẫn không quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhưng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua.

Các cháu biết không, chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng, bởi vậy các cháu cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các cháu nhé!

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 11

Đề 11: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho truyện cổ tích nào đó.

Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.

Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi người trong làng đều biết ơn em.

Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước kẻ xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thần. Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ. Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần trở thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.

Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gió thổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa. Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chở vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.

Câu chuyện Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không ai biết. Nhân dân cả nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương. Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng  bút thần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa. Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vì đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...

Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không khí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 12

Đề 12: Trong vai mụ vợ, hãy kể lại chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng.

Cứ nghĩ lại hồi ấy, tôi lại thấy hối hận biết bao nhiêu. Giá như lúc đó, tôi không quá tham lam, không có ảo tưởng điên rồ để bây giờ lại trở về con số không, làm mất lòng tin của chồng mình thì tốt biết bao! Và chắc hẳn bây giờ các cháu đã biết tôi là ai, tôi chính là mụ vợ thật đáng ghét trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Hồi ấy, vợ chồng sống rất an bình. Tôi ở nhà may vá lưới và làm những công việc nhà, tôi còn nuôi được một con lợn mập mạp. Ông lão nhà tôi thì đi đánh cá, hôm có, hôm không. Tuy hai vợ chồng tôi già lại sống cảnh nghèo túng trong một túp lều lụp xụp trên bờ biển nhưng cuộc sống của chúng tôi vẫn đầm ấm. Cho đến một ngày…

Tội đang loay hoay trước cái máng lợn vừa bị mẻ một miếng lớn thì ông lão đi đánh cá về. Ông ấy vui vẻ kể cho tôi nghe về chuyện con cá vàng biết nói, nó hứa đáp ứng mọi yêu cầu nhưng ông lão không cần gì cả. Lúc đầu, tôi không tin, nghĩ ông ấy đùa, nhưng thấy thế, tôi tin là thật. Một cơn giận bùng lên, trong đầu tôi có ý nghĩ: "Nếu có con cá vàng ấy nói thật thì sao lão ngốc nghếch đến mức không xin gì cả? Tôi vội nói với lão chồng:

- Ông thật quá ngu ngốc! Ông nhìn xem nhà cửa chúng ta thế nào, cả cái máng cho lợn ăn cũng tả tơi. Ông hãy ra biển xin ngay con cá vàng một cái máng lợn ăn mới đi!

Thế là chồng tôi đi ra biển. Tôi không biết ông ấy có xin con cá được không nhưng vẫn háo hức muốn nhìn thấy phép màu của con cá lạ. Tôi đợi một phút, hai phút rồi năm phút chẳng thấy gì. Bỗng, một luồng sáng bao quanh cái máng lợn.

Rồi khi ánh sáng biết mất... Trời! Trước mắt tôi, cái máng lợn mới loanh chẳng sứt mẻ gì cả hiện ra. Chồng tôi chạy về đến túp lêu và vô cùng thích thú khi thấy cái máng mới. Tôi nhìn quanh và tự hỏi: "Có con cá có phép thuật như vậy tại sao mình phải sống trong một túp lều lồi tàn rách nát này cơ chứ?". Tôi nói với chồng:

- Thì đã có máng lợn mới rồi. Nhưng ông có thấy chúng ta đang sống trong một cái lều rách nát không? Hãy đi mau ra biển và xin con cá một ngôi nhà mới. Nhanh lên!

Thế là chồng tôi lại chạy ra biển. Tôi trông theo cái bóng khuất dần của chồng và mong chờ. Quả nhiên, chỉ một lát sau, tôi bàng hoàng khi thấy mình không còn ngồi trong túp lều tối tăm nữa mà là một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và sáng sủa. Tôi sung sướng ngắm mái nhà sơn đỏ với ống khói nhô cao. Tôi quả thật chưa bao giờ dám nghĩ mình có được ngôi nhà đẹp vậy.

Nhưng niềm vui chẳng kéo dài. Chỉ vài ngày là tôi cáu kỉnh vì ý nghĩ: "Thế khi đã có nhà mới rồi, mình vẫn phải làm những công việc nhà ư? Không! Không thể như thế! Tôi muốn có người hầu kẻ hạ”. Thế là tôi đanh mặt lại và nghiêm giọng nói với ông lão:

- Tại sao tôi lại lấy ông cơ chứ? Ông chỉ là một gã đàn ông ngu ngốc. Tôi không muốn làm một mụ nông dân quèn nữa, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Ông hãy đi mau ra biển và xin con cá. Nhanh lên!

Chồng tôi kêu lên:

- Bà có điên không vậy? Đã có nhà mới rồi thế mà còn muốn là nhất phẩm phu nhân ư?

Lúc đầu, ông ta lên giọng thế, nhưng tôi chỉ dọa nạt một hồi là ông phải đi. Trong chốc lát, tôi choáng váng khi thấy mình đang ở trong một tòa nhà tráng lệ. Trên người tôi, một bộ váy áo mềm mại, lấp lánh, nhìn quanh những cô gái đang quỳ dưới chân tôi. Một cô gần tôi nhất nói: "Thưa nhất phẩm phu nhân! Phu nhân còn cần gì nữa không ạ?" Thì ra điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Thế là từ bây giờ tôi có thể chơi bời thoải mái rồi!

Tôi đứng lên thềm cao, sai phái gia nhân việc này việc nọ. Tôi thấy mình thật cao quý. Bỗng tôi nhìn thấy chồng tôi, cái vẻ mặt nhếch nhác, quần áo tồi tàn đến phát ghét. Tôi đuổi ông ta xuống chăm sóc cho ngựa.

Vui vẻ được mấy hôm, rồi tôi lại nghĩ: "Dù làm nhất phẩm phu nhân đi nữa thì vẫn phải cúi mình trước những ông hoàng bà chúa! Mình phải làm nữ hoàng cho cả thiên hạ quỳ xuống dưới chân!". Thế là tôi cho gọi ông chồng đến và bắt ông ta phải đi xin con cá vàng cho tôi làm nữ hoàng. Ông lão giãy lên nói:

- Thôi tôi xin mụ. Mụ ăn chẳng biết đường ăn nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ư?

Tức điên người, tôi tát cho ông ta một cái trời giáng, đây là lần đầu tiên tôi đánh ông chồng. Tôi gào to:

- Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Có đi không hay là ta sai người lôi đi?

Nhìn ông lão lủi thủi đi, tôi hả hê lắm. Thế là chỉ trong giây phút tôi đã trở thành nữ hoàng, điều mà tôi nằm mơ cũng không được. Đầu đội vương miện, tôi nhấm nháp những món ăn của phương xa mà thị nữ dâng lên. Ông lão đã trở về, nhìn tôi cười:

- Tâu nữ hoàng, bây giờ nữ hoàng đã vừa lòng rồi chứ ạ?

Tôi không thèm trả lời, ra lệnh đuổi lão đi.

Nhưng chỉ vài hôm, tôi chán làm nữ hoàng, liền sai người đi tìm ông chồng, bắt ông ta đòi con cá vàng cho tôi làm vua của biển cả. Ông ấy không dám nói một lời, lủi thủi đi. Tôi mơ màng nghĩ đến cảnh mình làm Long Vương ngự trên mặt biển, con cá vàng hầu hạ bên người tôi và làm theo mọi ý muốn của tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, lâu đài biến mất, kẻ hầu người hạ, vàng hạc cũng tan, tất cả trở về như cũ, tôi là một bà lão nghèo nàn, mặc cái váy vá ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều lụp xụp.

Dù bây giờ, ông chồng tôi đã tha thứ cho tôi nhưng không hao giờ tôi lại tha thứ cho mình. Đây chính là một hài học thật xứng đáng đối với tôi. Mong rằng đừng ai phạm sai lầm như tôi. Xin chào tạm biệt các bạn.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 13

Đề 13: Hãy kể lại truyện Bánh chưng, bánh giầy bằng trí tưởng tượng của em.

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ...

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá... Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:

- Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

- Dạ, trời ạ!

- Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

- Dạ, đất ạ!

- Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.

Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,.... Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều...

Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

- Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

- Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

- Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

- Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

- Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Nhà vua nói tiếp:

- Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy...

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 14

Đề 14: Nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chủ đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!

Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!

Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:

- Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Ông sờ ngà tiếp lời:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Ông thầy sờ tai không chịu nhường:

- Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.

- Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!

Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:

- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lủn tủn như cái chổi sể cùn!

"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.

Tối hôm ấy, dân làng đến xem xiếc rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên vỗ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!

Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế!

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 15

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng có tiếp xúc với những con vật nuôi ở nhà phải không các bạn? Con Chó giữ nhà, con Mèo bắt chuột, Họa Mi ca hát ... Những con vật ấy thật đáng yêu làm sao? Nhưng có bao giờ bạn nào chú ý đến con vật nhỏ bé xấu xí tưởng như là vô tích sự mà lại có lần nó được phong là "anh hùng" không?

Không nói ra chắc không ai nghĩ đến, nhưng khi tôi đọc câu hát này các bạn sẽ thấy quen và ai cũng biết:

Con Cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh Cóc thì trời đánh cho.

Tại sao "con Cóc là cậu ông Trời"? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện này nhé!

Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.

Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.

- Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và để tự cứu mình.

Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.

Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi... Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.

Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhận thương lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.

- Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng rủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.

Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rỡ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược. Cỏ cây hoa lá bừng sống dậy. Cả muôn vật lẫn con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế". Và từ đó nhân gian mới truyền câu ca:

Con Cóc là cậu ông Trời

Nếu ai đánh Cóc thì Trời đánh cho!

Vậy đó, công trạng của Cóc to lớn thế đấy! Các bạn chớ coi khinh, xem thường Cóc nhé! Đừng chú ý vào hình thể xấu xí của nó mà hãy nhớ đến chiến công xưa - và kìa! Trời vừa đổ mưa ngoài kia. Phải chăng chú Cóc vừa nghiến răng gọi Trời?

Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Mẫu 16

Cánh đồng hoa

Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn dám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm máy nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?".

–Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.

Thanh âm của gió

Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tội vào giấc ngủ lúc nào không hay.

- Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đang bơi lội tung tăng trong làn nước xanh mát, bằng nhiên tôi bị cuốn phăng di. Tôi hốt hoảng nhận ra mình dã mắc vào một tấm lưới và bị nhấc bổng lên khỏi mặt nước. Trước mắt tôi là một ông lão có nét mặt khắc khổ. Ông nhìn tôi với vẻ thất vọng, có lẽ vì trong lưới chỉ có mỗi mình tôi.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá