Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam
Đề bài: Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam.
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam - Mẫu 1
Sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam: Sách Giai thoại Phan Bội Châu, sách Bác Hồ tấm gương mẫu mực về sự giản dị, Phan Đình Phùng một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời.
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam - Mẫu 2
– Cuốn sách Giai thoại Phan Bội Châu: Cuốn sách giới thiệu về con người, xuất thân và sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu ở trong nước lẫn ở nước ngoài, tới khi bị đế quốc Pháp quản thúc tại Huế và ông qua đời. Cuốn sách khẳng định Phan Bội Châu đã đi vào giai thoại với những nét riêng của ông. Ở ông là lòng yêu nước, lòng trung thành với lí tưởng chiến đấu giải phóng quê hương là duy nhất, ở bất cứ giai đoạn nào, bất cứ môi trường nào. Dù là giai thoại nhưng đều xuất phát từ sự thật con người ông.
– Cuốn sách Bác Hồ tấm gương mẫu mực về sự giản dị: Cuốn sách gồm 28 bài viết được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, song tất cả đều khắc hoạ đậm nét hình ảnh một con người có cuộc sống hết sức bình dị, thanh cao – Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là tấm gương mẫu mực về sự giản dị và khiêm tốn, luôn gần gũi với nông dân. Cuộc đời Bác gắn liền với những nơi ở thật bình dị, những ngày ở Tân Trào cũng như ở chiến khu Việt Bắc, Bác vẫn giản dị, tiết kiệm, siêng năng,… Bác quý từng hạt gạo, hạt cơm vì đó là công sức lao động của nhân dân. Bác chỉ có một vài bộ quần áo thay đổi, tuy đã cũ nhưng vẫn mặc đi mặc lại hàng ngày. Từ đồ dùng, cặp sách cho đến nơi Bác ở cũng chỉ vỏn vẹn mấy món đồ. Tuy là Chủ tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị, không kiêu căng mà rất gần gũi, thân thiện với mọi tầng lớp nhân dân. Sự thân thiện của Bác làm cho mọi người thấy tự nhiên và thoải mái, Bác như người cha, người chú, người anh của nhân dân ta.
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam - Mẫu 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất
Đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi nguồn cho niềm tin vào sự tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân. Cuộc đời Người, tên Người đã trở thành biểu tượng toàn vẹn của một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì nước, vì dân. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho mục đích cao cả nhất: Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Với bạn bè quốc tế, Người là biểu tượng của khát vọng hoà bình, đấu tranh chống áp bức, bất công. Trái tim và khối óc của Người luôn đồng lòng với nhân dân thế giới. Với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hòa giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung. Đó là sự đề cao việc rèn giũa, tôi luyện những đức tính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, từ những điều giản dị nhất cho tới những tri thức văn hóa tinh tế.
Vì đó, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh người ta thấy “toát ra một nền văn hoá của tương lai, toát ra sự kết tinh những giá trị văn hoá cao đẹp của cả phương Đông và phương Tây”.
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Xem thêm các nội dung khác: