Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc

1 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Vật lí gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Vật lí. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí (Phần 9)

Bài 11: Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.

Lời giải:

Gọi P1 là trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan.

\[{V_1}\] là thể tích của phần nước bị cục nước đá chiếm chỗ.

\[{d_n}\] là trọng lượng riêng của nước

\[{F_a}\] là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên cục nước đá khi chưa tan.

Cục đá nổi trong nước nên \[{P_{da}} = {F_A} = {V_1}{d_n}\] \[ \Rightarrow {V_1} = \frac{{{P_{da}}}}{{{d_n}}}\,\,\,\left( 1 \right)\]

Gọi \[{V_2}\;\]là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành, \[{P_2}\] là trọng lượng của lượng nước do đá tan ra, ta có: \[{V_2} = \frac{{{P_2}}}{{{d_n}}}\]

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên: \[{P_2} = {P_{da}}\] và \[{V_2} = \frac{{{P_2}}}{{{d_n}}}\]

Từ (1) và (2) \[ \Rightarrow {V_1} = {V_2}\]. Thể tích của phần nước đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết. Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.

Đánh giá

0

0 đánh giá