Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 5)

2.7 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Vật lí gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Vật lí. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí (Phần 5)

Bài 1: Trong thí nghiệm để phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, dụng cụ nào sau đây đã được dùng để phát hiện tia hồng ngoại?

A. Cặp nhiệt điện.

B. Kính lúp.

C. Phim ảnh.

D. Vôn kế.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có tia hồng ngoại kích thích phim ảnh nên ta có thể dùng phân biệt giữa tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

Bài 2: Một dây đàn hồi AB dài 100 cm, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa, đầu B cố định. Khi âm thoa dao động với tần số 40 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng với 4 bó sóng. Coi đầu gắn với âm thoa là một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng

A. 25 m/s.

B. 10 m/s.

C. 40 m/s.

D. 20 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có: l=kλ2=kv2f với k là số bó sóng

v=2lfk=2.1.404=20m/s

Bài 3: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật A'B' cách thấu kính 60 cm, tiêu cự của thấu kính là f = 30 cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:

A. 60 cm.

B. 40 cm.

C. 50 cm.

D. 80 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có: 1f=1d+1d'130=1d+160d=60cm

Bài 4: Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24 m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là

A. 90 Hz.      

B. 80 Hz.

C. 95 Hz.   

D. 85 Hz.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Số bó sóng là 9 - 1 = 8 bó.

Ta có: l=2k+1λ4=2k+1v4f1,2=2.8+1244.ff=85Hz

Bài 5: Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Tính biên độ.

Lời giải:

Theo đề bài cho, tại điểm vận tốc bằng 0 ứng với vị trí biên âm và biên dương. Như vậy khoảng cách 36 cm = 2 A

Biên độ của dao động A = 36 : 2 = 18 cm.

Bài 6: Một hệ gồm 2 lò xo L1, L2 có độ cứng k1= 60N/m, k= 40N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật m có thể dao động điều hoà theo phương ngang như hình vẽ. Khi ở trạng thái cân bằng lò xo L1 bị nén 2 cm. Lực đàn hồi tác dụng vào m khi vật có li độ 1 cm là:

Tài liệu VietJack

A. 1,0 N .

B. 2,2 N.

C. 0,6 N.

D. 3,4 N.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Hai lò xo này dc mắc song song: Δl=Δl1 = Δl2 và F = F1 +F2

Ta có:k=k1+k2=100N/m

F=kΔl=kx=1N

Bài 7: Một cái loa nhỏ được coi như nguồn điểm, phát công suất âm thanh 0,1 W. Cường độ âm tại điểm cách loa 400 m là:

A. I ≈ 4,98.10-8 W/m2.

B. I ≈ 4,98.10-4 W/m2.

C. I ≈ 4,98.10-2 W/m2.

D. I ≈ 4,98 W/m2.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Cường độ âm tại điểm cách loa 400 m là:

I=P4πr2=0,14π.4002=4,98.104W/m2

Bài 8: Chuyển động nào dưới đây được xem là rơi tự do?

A. Một cánh hoa rơi.

B. Một viên phấn rơi không vận tốc đầu từ mặt bàn.

C. Một hòn sỏi được ném lên theo phương thẳng đứng.

D. Một vận động viên nhảy dù.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Một viên phấn rơi không vận tốc đầu từ mặt bàn được coi là một chuyển động rơi tự do.

Bài 9: Tại M cách mặt đất ở độ cao h, một vật được ném thẳng đứng lên đến vị trí N cao nhất rồi rơi xuống qua P có cùng độ cao với M. Bỏ qua mọi lực cản thì

A. tại N vật đạt tốc độ cực đại.

B. tốc độ của vật tại M bằng tốc độ của vật tại P

C. tốc độ của vật tại M lớn hơn tốc độ của vật tại P.

D. tốc độ của vật tại M nhỏ hơn tốc độ của vật tại P.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Tại M và P vật có cùng độ cao nhưng vật tại 2 vị trí đó đang chuyển động ngược chiều. Tuy nhiên về mặt độ lớn thì như nhau.

Bài 10: Một con lắc đơn gồm hòn bi nhỏ bằng kim loại được tích điện q, dây treo dài l = 2m. Đặt con lắc vào trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì khi vật đứng cân bằng dây treo hợp phương thẳng đứng một góc 0,05 rad. Lấy g = 10 m/s. Nếu đột ngột đổi chiều điện trường thì tốc độ cực đại của vật sau đó là

A. 44,74 cm/s.

B. 22,37 cm/s.

C. 40,72 cm/s.

D. 20,36 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khi đột ngột đổi chiều điện trường thì con lắc sẽ dao động quanh VTCB mới VTCB này đối xứng với VTCB cũ qua phương thẳng đứng. Do vậy vật sẽ dao động với biên độ góc α0=2α=0,1rad.

Tốc độ cực đại của vật: vmax=ωs0=gllα0=102.2.0,1=44,72cm/s .

Bài 11: Một xe khách Mai Linh xuất phát từ Đà Nẵng lúc 7 giờ sáng, chuyển động thẳng đều đến Quảng Ngãi với vận tốc 120 km/h. Biết Đà Nẵng cách Quảng Ngãi là 360 km.

a. Viết phương trình độ dịch chuyển của xe?

b. Tính thời gian xe đến Quảng Ngãi?

Lời giải:

a. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

Chọn gốc tọa độ tại vị trí xe xuất phát.

Chọn gốc thời gian là lúc 7 h sáng.

Phương trình độ dịch chuyển của xe: d = d0 + v.(t – t0)

Ta có: d0 = 0; v = 120 km/h; t0 = 0

⇒ d = 120.t (km).

b. Thời gian xe tới Quảng Ngãi là: t = s : v = 360 : 120 = 3 h

Vậy sau khi chuyển động 3 h xe đến Quảng Ngãi ở thời điểm 10 h sáng.

Bài 12: Khi đo hiệu điện thế xoay chiều ta dùng:

A. Vôn kế xoay chiều.     

B. Vôn kế một chiều.

C. Ampe kế xoay chiều. 

D. Ampe kế một chiều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khi đo hiệu điện thế xoay chiều ta dùng vôn kế xoay chiều.

Bài 13: Nêu dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều ? Các số đo được chỉ giá trị gì

Lời giải:

Dụng cụ đo cường độ dòng điện: Ampe kế

Dụng cụ đo hiệu điện thế xoay chiều: Vôn kế xoay chiều

Các số đo được cho biết cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

Bài 14: Trên vỏ của một tụ điện có ghi (10µF – 220V).  Đặt vào hai bản của tụ một hiệu điện thế U = 200V.

a. Tính điện tích của tụ.

b. Điện tích tối đa mà tụ có thể tích được là bao nhiêu? 

Lời giải:

a. q = CU = 10.10−6 .200 = 2.10−3 C

b. qmax = C.Umax = 10.10−6.220 = 2,2.10−3 C

Bài 15: Một điện trường đều cường độ 4000 V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC.

A. 400 V.

B. 100 V.

C. 300 V.

D. 200 V.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

BC=AB2+AC2=10cm=0,1m

U = E.BC = 4000 × 0,1 = 400 V.

Bài 16: Một cân Robecvan có các quả cân 200g. Mỗi túi gạo 2 kg. Làm thế nào để lấy 1,3 kg từ túi gạo sao cho số lần cân ít nhất?

Lời giải:

- Đặt 3 quả cân loại 200 g lên đĩa cân, rồi lấy gạo trong túi đổ lên đĩa cân còn lại.

- San xẻ gạo từ đĩa cân có gạo sang đĩa cân có quả cân để hai đĩa cân thăng bằng.

- Khi đó phần gạo ở đĩa không có quả cân có khối lượng đúng bằng 1,3 kg. Vì khối lượng ở hai đĩa cân bằng nhau:

m = {2000 +(3.200)}:2 = 1300 g = 1,3 kg.

Bài 17: Chỉ có cân Robecvan, 1 quả cân loại 5 kg và 1 quả cân 3 kg. Làm thế nào lấy đúng 1 kg gạo?

Lời giải:

Bước 1: Dùng cân Rô-béc-van: một bên đặt quả cân 5 kg, bên kia đổ gạo cho thăng bằng ta được 5kg gạo ->để riêng

Làm tương tự ta lấy được 3 kg gạo

Bước 2: một bên cân đặt 3 kg gạo. Dùng 5kg gạo vừa lấy đổ lên bên cân còn lại cho thăng bằng -> dư ra được 2 kg gạo (ta được 3 túi gạo: 2 kg, 3 kg, 3 kg)

Buóc 3: Đặt 2 kg gạo lên một bên cân, lấy 3 kg gạo đổ lên bên cân còn lại cho đến khi thăng bằng -> phần dư còn lại là 1 kg (ta được 4 túi gạo: 1 kg, 2 kg, 2 kg, 3 kg)

Bài 18: Một tụ điện không khí nếu được tích điện lượng 5,2.10-9 C thì điện trường giữa hai bản tụ là 20 000 V/m. Tính diện tích mỗi bản tụ.

Lời giải:

C=QU=Qd.E=ε.Sk.4π.dS=C.k.4π.dε=Q.k.4πE.ε=5,2.109.9.109.4π2000.10,03 m2

Bài 19: Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s. Quãng đường mà xe đi được trong 20 phút là bao nhiêu?

Lời giải:

v = 10 m/s

t = 20 min = 1 200 s

Quãng đường mà xe đi được trong 20 phút:

s = vt = 10.1 200 = 12 000 m = 12 km

Bài 20: Một lò xo khi bị nén 7,5 cm thì dự trữ một thế năng 9 J. Tính hệ số đàn hồi của lò xo?

Lời giải:

Wt=12k.Δl2k=2WtΔl2=2.90,0752=3200 N/m

Bài 21: Một lò xo bị giãn 10 cm, có thế năng đàn hồi 2,5 J. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu?

Lời giải:

Wt=12k.Δl2k=2WtΔl2=2.2,50,12=500 N/m

Bài 22: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 20 m/s thì tăng tốc với gia tốc 0,5 m/s2 trong 30 s. Tính quãng đường đi được trong thời gian này.

Lời giải:

v0 = 20 m/s

a = 0,5 m/s2

t = 30 s

Quãng đường đoàn tàu đi được trong thời gian này là:

s=v0t+12a.t2=20.30+12.0,5.302=825 m

Bài 23: Tại hiệu điện thế 220 V công suất của một bóng đèn bằng 100 W. Khi hiệu điện thế của mạch giảm xuống còn 110 V, lúc đó công suất của bóng đèn bằng:

A. 20 W. 

B. 25 W.

C. 30 W. 

D. 50 W.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi hiệu điện thế 220V thì: R=U2P=2202100=484 Ω

Khi hiệu điện thế giảm xuống còn 110V thì: P=U2R=1102484=25W

Bài 24: Một đoạn mạch gồm có một điện trở R = 200 Ω  được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế ở 2 đầu nguồn là 220 V, thời gian dòng điện chạy qua mạch là 2 phút 15s.

a. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở bằng bao nhiêu?

b. Tính điện lượng đã dịch chuyển qua điện trở.

c. Nhiệt lượng tỏa ra R bằng bao nhiêu?

Lời giải:

a. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:

I = U/R = 220/200 = 11/10 A.

b. Điện lượng dịch chuyển qua điện trở là:

q = It = (11/10).135 = 148,5 C.

c. Nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn là: Q = RI2.t = 200.(11/10)2.135 = 32670 J.

Bài 25: Xác định tính chất và chiều chuyển động của vật chuyển động thẳng đều lúc t = 0.

x= 4t2 – 9 (m); t (s)

x2 = 3 – 8t (m); t (s)

Xác định tính chất và chiều chuyển động của mỗi vật lúc t = 0.

Lời giải:

x1 = 4t2 – 9 (m) là chuyển động thẳng biến đổi đều.

Suy ra: x0 = -9m; v0 = 0; a = 8 m/s2.

Lúc t = 0 vật bắt đầu chuyển động theo chiều dương.

x2 = 3 – 8t (m), là chuyển động thẳng đều.

Suy ra: x0 = 3 m; v = - 8 m/s.

Lúc t = 0 vật chuyển động theo chiều âm của trục toạ độ (do v < 0)

Bài 26: Hãy biểu diễn lực kéo một thùng hàng theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 500N.

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Bài 27: Lực kéo 600 N theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 200 N)

Lời giải:

Có điểm đặt tại A.

Có phương nằm ngang.

Chiều từ trái sang phải.

Có độ lớn F = 1000 N (= 200.5, tỉ xích 1 cm ứng với 200 N).

Tài liệu VietJack

Bài 28: Ví dụ về lực ma sát trượt trong khoa học và đời sống

Lời giải:

Ví dụ về lực ma sát trượt trong khoa học và đời sống:

– Ma sát giữa lưng em bé và mặt cầu trượt khi em bé chơi cầu trượt.

– Ma sát giữa dây đàn với tay hay dụng cụ đánh đàn.

– Khi viết bảng, có ma sát trượt giữa đầu phấn và mặt bảng.

– Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau.

Bài 29: Lấy 5 ví dụ về lực ma sát trượt, 5 ví dụ về lực ma sát nghỉ

Lời giải:

- Ví dụ về lực ma sát trượt :

 + Khi ta mài nhẵn bóng các mặt kim loại

 + Khi vận động viên trượt trên nền băng

 + Khi thắng gấp, bánh xe trượt chậm trên mặt đường

- Ví dụ về lực ma sát nghỉ:

+ Những chiếc xe đang đậu trong bến nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.

+ Ma sát nghỉ giữa bàn chân và mặt đường giúp người đứng vững mà không bị ngã.

+ Người đứng trên thang máy cuốn lên dốc (xuống dốc) di chuyển cùng với thang cuốn nhờ lực ma sát nghỉ.

Bài 30: a) Để tăng áp suất ta phải làm gì ?

b) Hãy chỉ ra cách làm tăng áp suất khi sử dụng dao trong gia đình em ?

Lời giải:

a) Để tăng áp suất:

+ Ta tăng F, giữ nguyên S

+ Giảm S, giữ nguyên F

+ Đồng thời giảm S, tăng F

b) Lưỡi dao càng mỏng thì càng sắc, vì dưới cùng một áp lực nên diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao càng mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn (dễ cắt các vật).

Bài 31: Giải thích nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy

Lời giải:

Mỗi loại biến trở lại có những giá trị điện trở khác nhau. Chúng phụ thuộc vào vị trí của cực chạy trên dải điện trở. Do đó, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị điện trở để kiểm soát điện áp cũng như dòng điện.

Để làm được như vậy, ở giữa hai cực cố định của biến trở sẽ được đặt một dải điện trở. Cực thứ ba di động sẽ di chuyển trên dải điện trở đó.

Trong đó, trở kháng của vật liệu sẽ tỷ lệ thuận với chiều dài của vật liệu đó. Do đó, khi chúng ta thay đổi vị trí của cực thứ 3 trên dải điện trở cũng có nghĩa là thay đổi chiều dài vật liệu từ đó dẫn tới thay đổi giá trị của điện trở.

Bài 32: Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy

Lời giải:

Đúng như tên gọi của nó là làm thay đổi điện trở, nguyên tắc hoạt động chủ yếu của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Trên các thiết bị sẽ có vi mạch điều khiển hay các núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các núm vặn các mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi. 

Bài 33: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K; c2 = 4200  J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

A. 177,3 kJ.

B. 177,3 J.

C. 177300 kJ.

D. 17,73 J.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

+ Đổi đơn vị:

Khối lượng của 0,5l nước = 0,5 kg = m2

Khối lượng của ấm: m1 = 0,3 kg

Ta có:

+ Nhiệt độ nước sôi là: 100oC

+ Nhiệt lượng truyền cho ấm tăng từ 25oC – 100oC là: Q1 = m1c1Δt

+ Nhiệt lượng truyền cho nước sôi từ 25oC – 100oC là: Q2 = m2c2Δt

+ Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm sẽ bằng tổng nhiệt lượng để truyền cho ấm nóng lên và làm cho nước nóng lên:

Q = Q1 + Q2 = m1c1Δt + m2c2Δt

= 0,3.880.(100 − 25) + 0,5.4200.(100 − 25) = 177300 J = 177,3 kJ.

Bài 34: 54 km/h = ? m/s

15 m/s = ? km/h

300 cm= ? m2

798 dm= ? m2

200 cm= ? m3

Lời giải:

54 km/h = 15 m/s

15 m/s = 54 km/h

300 cm= 0,03 m2

798 dm= 7,98 m2

200 cm= 0,0002m3

Bài 35: Đổi đơn vị:

a) 54 km/h = ......... m/s

b) 20 m/s = ........... km/h

c) 36 km/h  = ..... m/s = ......... cm/phút

d) 1200 cm/phút =  ...... m/s = ......km/h

Lời giải:

a) 54 km/h = 15 m/s

b) 20 m/s = 72 km/h

c) 36 km/h = 10 m/s = 60000 cm/phút

d) 1200 cm/phút = 0,2 m/s = 0,72 km/h

Bài 36: Đổi đơn vị vận tốc:

a. 1,5 m/s = ……. km/h.

b. 24 m/phút = ……. km/h.

c. 0,36 km/phút =  …… m/s.

d. 72 km/h = …… m/s.

Lời giải:

a. 1,5 m/s = 5,4 km/h

b. 24 m/phút = 1,44 km/h

c. 0,36 km/phút = 6 m/s

d. 72 km/h = 20 m/s

Bài 37: Đổi đơn vị tốc độ sau:

a. 1 km/h = ...m/s.

b. 1 m/s =...km/h.

c. 36 km/h =...m/s.

d. 72 km/h =...m/s.

e. 54 km/h =...m/s.

Lời giải:

a. 1 km/h = 0,2(7) m/s

b. 1 m/s = 3,6 km/h

c. 36 km/h = 10 m/s

d. 72 km/h = 20 m/s

e. 54 km/h = 15 m/s

Bài 38: Không vận tốc đầu nghĩa là gì? Ví dụ?

Lời giải:

Không vận tốc đầu nghĩa là vào thời điểm ban đầu, đối tượng đang xét không tham gia chuyển động.

Ví dụ: một xe ô tô đứng yên sau đó bắt đầu khởi động và di chuyển thì xe ô tô được hiểu là có không vận tốc ban đầu.

Bài 39: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20 Ω. Điều chỉnh để dòng điện chạy qua 40% số vòng dây của biến trở thì giá trị của biến trở khi đó là:

A. 4 Ω.

B. 6 Ω.

C. 8 Ω.

D. 10 Ω.

Lời giải:

Đáp án đúng là C.

Điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn của biến trở.

Điện trở khi đó có giá trị 20.40%=8Ω

Bài 40: Khi nào vật chuyển động, đứng yên? Cho ví dụ?

Lời giải:

Chuyển động là sự thay đổi vị trí trong không gian, khi vị trí của vật thay đổi so với vận tốc theo thời gian.

Ví dụ: chuyển động của ô tô, người đang đi, ...

Khi vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được gọi là đứng yên.

Ví dụ: người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước.

Bài 41: Chuyển động là gì? đứng yên là gì

Lời giải:

Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học (chuyển động). Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên.

Bài 42: Hercules và Adam đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200 kg theo phương nằm ngang. Hercules đẩy với lực 500 N và Adam đẩy với lực 300 N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200 N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu?

A. 1,0 m/s.

B. 0,5 m/s.

C. 0,87 m/s.

D. 0,75 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Theo định luật II Newton:

FFms=ma500+300200=1200.aa=0,5m/s2

Bài 43: Hằng ngày, có một xe hơi đi từ nhà máy tới đón một kĩ sư tại trạm xe tới nhà máy làm việc. Một hôm, người kĩ sư tới trạm sớm hơn 1h nên anh ta đi bộ về hướng nhà máy. Dọc đường anh ta gặp xe tới đón mình và cả hai tới nhà máy sớm hơn bình thường 10 phút. Coi các chuyển động là thẳng đều. Tính thời gian người kĩ sư đi bộ từ trạm xe tới gặp xe hơi.

Lời giải:

Đồ thị đường đi:

T – thời điểm ở trạm

N – thời điểm người đi bộ

M – thời điểm xe đến đúng

M’ – thời điểm xe đến sai

G – thời điểm gặp nhau

N = T – 60 (phút)

M′ = M – 10 (phút)

Do MT, AT đối xứng ⇒ GT = 5 (phút)

⇒ NT = GT + NG = 55 (phút) chính là thời gian đi bộ.

Tài liệu VietJack

Bài 44: Vì sao các vật như mũi kim, mũi khoan, mũi đột người ta thường làm đầu nhọn?

Lời giải:

Các vậy như kim khâu, mũi khoan,... người ta thường làm đầu nhọn vì :

Áp suất phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và áp lực, diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp suất càng lớn do vậy nên người ta thường làm các vật như kim khâu, mũi khoan,.. có đầu nhọn để không cần tác dụng một lực quá lớn mà các vật vẫn có thể sử dụng dễ dàng.

Đánh giá

0

0 đánh giá